MB 1
Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm mang tên gọi truyền kỳ hoặc có tính chất truyền kỳ, nhưng chỉ có một “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ được tôn vinh là “thiên cổ kỳ bút”. “Chuyện người con gái Nam Xương” được rút từ tập những câu chuyện kỳ lạ đó. Nhân vật chính là Vũ Nương đã gây ra trong lòng người đọc sự đau buồn sâu sắc.
MB 2
Nguyễn Dữ, một nhà văn vĩ đại của Việt Nam thế kỷ 16, là học trò nổi tiếng của Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn viết văn xuôi bằng chữ Hán, gồm 20 truyện ghi chép những câu chuyện hoang đường truyền kỳ trong dân gian; mỗi truyện thường kết thúc bằng lời bình của tác giả. Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ là thông điệp xã hội được tác giả phê phán nhìn nhận.
MB 3
Nguyễn Dữ, một học trò nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã trở thành một nhà văn lớn của thời đại. Sau khi ra làm quan và trải qua nhiều khó khăn, ông viết “Truyền kỳ mạn lục', tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn học cổ Việt Nam ghi lại những câu chuyện kỳ bí. Phần lớn ca ngợi phẩm chất cao quý của phụ nữ Việt Nam, và “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số đó.
MB 4
Chủ đề về người phụ nữ luôn là một chủ đề phổ biến trong thơ ca, đặc biệt là trong các tác phẩm từ thời trung đại. Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm là những tên tuổi tiêu biểu đối với chủ đề này. Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ cũng là một trong những gương mặt nổi bật với những dòng văn viết về người phụ nữ mang giá trị nhân văn. Ông được coi là nhà văn xuất sắc nhất của thế kỷ XVI, sống trong thời kỳ phong kiến suy vong với những cuộc chiến tranh liên miên gây đau khổ cho nhân dân. Không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã tinh tế thể hiện tình cảm ấy qua tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó Chuyện người con gái Nam Xương là một điển hình.
MB 5
Nguyễn Dữ là một nhà văn lỗi lạc của Việt Nam thế kỷ XVI, là học trò nổi tiếng của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn xuôi viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Đằng sau mỗi câu chuyện kỳ diệu, Truyền kỳ mạn lục chứa đựng nội dung phê phán hiện thực xã hội đương thời từ góc nhìn nhân đạo của tác giả.