1. Viêm lưỡi là bệnh gì và có những loại nào?
Lưỡi đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhai, nuốt và phát âm. Khi lưỡi bị viêm hoặc có vấn đề gì đó không bình thường, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý.
Tình trạng viêm lưỡi ở người lớn thường được nhận biết qua việc niêm mạc lưỡi sưng to, thay đổi màu sắc và bề mặt trơn nhẵn hơn bình thường. Ngoài ra, còn có những dấu hiệu như mất cảm giác với thức ăn, đau rát và sự biến mất của các u nhú trên lưỡi.
Nếu lưỡi gặp vấn đề nào đó thì sẽ tác động đến sinh hoạt hàng ngày
Viêm lưỡi ở người lớn được phân thành nhiều dạng khác nhau:
-
Viêm lưỡi mạn tính: xảy ra khi viêm lưỡi tái diễn nhiều lần. Loại này thường do các vấn đề từ các tình trạng bệnh lý khác gây ra;
-
Viêm lưỡi cấp tính: là khi viêm lưỡi đột ngột xuất hiện đi kèm với những biểu hiện nghiêm trọng, thường phát triển cùng một phản ứng dị ứng;
-
Viêm lưỡi teo (hay viêm lưỡi Hunter): gây ra mất nhiều mô nhỏ trên lưỡi, thay đổi cấu trúc và màu sắc cơ bản của lưỡi. Đặc biệt, viêm lưỡi Hunter còn khiến niêm mạc lưỡi trở nên bóng loáng.
2. Liệt kê một số nguyên nhân gây viêm lưỡi
Dưới đây là các nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm lưỡi:
-
Tác nhân dị ứng: những người bị dị ứng với thức ăn, thuốc hoặc các chất kích thích có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm các mô lưỡi. Các chất kích thích ở đây có thể là kem đánh răng hoặc thuốc được sử dụng trong điều trị cao huyết áp;
-
Nhiễm virus: cơ thể bị tấn công bởi virus làm yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến nhú và mô cơ lưỡi, ví dụ như virus Herpes simplex gây ra các vùng phồng quanh miệng, gây đau và sưng viêm ở lưỡi;
Bệnh viêm lưỡi ở người lớn có thể do virus gây ra
-
Thiếu sắt: sắt là thành phần quan trọng giúp cơ thể tạo ra hồng cầu, điều chỉnh sự phát triển của tế bào để chúng mang oxy đến các cơ quan. Khi thiếu sắt, nồng độ myoglobin - một trong những protein chứa trong tế bào hồng cầu, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ bắp, bao gồm cả cấu trúc của mô cơ lưỡi - sẽ giảm đi;
-
Bị thương ở miệng: chấn thương miệng do rách, bỏng hoặc tác động của thiết bị nha khoa gây tổn thương niêm mạc lưỡi, mở cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
3. Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi
Khi lưỡi bị viêm sẽ gây ra những triệu chứng không dễ chịu như:
-
Nứt, sưng và đau lưỡi;
-
Lưỡi có biến đổi màu sắc trên bề mặt;
-
Cảm giác ngứa rát lưỡi;
-
Hạn chế hoạt động như ăn uống, nói chuyện;
-
Biến đổi, thậm chí mất dần các mô nhú trên niêm mạc lưỡi;
-
Lưỡi trở nên cực kỳ nhạy cảm.
Nếu các vết viêm loét hình thành và tồn tại lâu dài, gây đau rát lưỡi dai dẳng và chảy máu không bình thường, cùng với đau hàm, đau vòm họng, khó chịu khi nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt,... thì người bệnh cần phải cảnh giác vì đó là dấu hiệu của ung thư lưỡi.
Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các biểu hiện của viêm lưỡi, không nên chủ quan mà hãy đi khám ngay ở giai đoạn đầu để được chẩn đoán và điều trị sớm. Điều này giúp ngăn chặn sự lan rộng của viêm lưỡi và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
4. Có những phương pháp nào để điều trị viêm lưỡi ở người lớn?
Để điều trị viêm lưỡi ở người lớn, cần kết hợp giữa sử dụng thuốc và các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Về việc sử dụng thuốc:
Bệnh nhân sẽ được đề xuất sử dụng kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác như corticoid dùng tại chỗ, giúp giảm đau và cải thiện triệu chứng sưng, tấy đỏ khi bị viêm lưỡi.
Về các biện pháp chăm sóc tại nhà:
-
Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng: bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách chải răng kỹ lưỡng để cải thiện tình trạng viêm ở lưỡi, lợi và răng. Đây là hoạt động giúp cải thiện triệu chứng của bệnh viêm lưỡi ở người lớn cũng như phòng ngừa nguy cơ bệnh có thể tái phát trong tương lai;
-
Thực hiện một lối sống khoa học, phù hợp hơn: để đối phó với viêm lưỡi, người bệnh cần có một lối sống lành mạnh, tích cực hơn. Cụ thể như sau:
-
Đảm bảo dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, cân đối và bổ sung các chất để phục hồi thể chất, điều trị các vấn đề dinh dưỡng;
-
Tránh xa các chất kích thích có trong đồ uống (rượu, bia), thực phẩm (ớt, đồ ăn cay nóng,...) để giảm cảm giác khó chịu cho lưỡi.
Khi đã được chẩn đoán, bác sĩ có thể kê thuốc uống để khắc phục viêm lưỡi
Tổng hợp các thông tin quan trọng về viêm lưỡi ở người lớn. Nếu bạn phát hiện các triệu chứng tương tự, hãy đến kiểm tra tại cơ sở y tế. Phát hiện sớm sẽ tăng hiệu quả điều trị và tránh nguy cơ biến chứng.