1. Lợi ích của việc tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch yếu, dễ bị tổn thương bởi các vi khuẩn và virus gây bệnh. Với điều kiện môi trường thay đổi và sự bùng phát của các dịch bệnh nguy hiểm như COVID-19, SARS, H1N1, H5N1,... việc tiêm phòng đầy đủ giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ một cách tốt nhất.
Hơn nữa, việc tiêm chủng đúng lịch giúp trẻ phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và bảo vệ sức khỏe cho bé trong tương lai.
Tiêm phòng là biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nguy hiểm
2. Lịch tiêm phòng cho trẻ mà cha mẹ cần biết
Không chỉ quan trọng việc tiêm đầy đủ mà còn là việc tiêm đúng lịch, cha mẹ cần chú ý. Dưới đây là lịch tiêm phòng cho trẻ theo từng tháng:
Tiêm phòng cho trẻ từ lúc mới sinh
Hiện tại có hai loại vắc xin cần tiêm cho trẻ ở thời điểm này là vắc xin phòng viêm gan B (tiêm sau 24 giờ sau sinh) và vắc xin phòng bệnh lao.
Tiêm phòng cho trẻ khi lên 2 tháng tuổi
Khi trẻ đạt 2 tháng tuổi, cần tiêm các loại vắc xin sau đây:
-
Vắc xin phòng 6 loại bệnh gồm viêm gan B, bại liệt, ho gà, uốn ván, bạch hầu, và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B gây ra.
-
Vắc xin phòng Rotavirus, là loại vắc xin phòng tránh bệnh tiêu chảy.
Tiêm phòng cho trẻ khi đủ 3 tháng tuổi
Khi bé tròn 3 tháng tuổi, lịch tiêm phòng sẽ bao gồm vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1, đây là mũi tiêm thứ hai. Đối với trường hợp tiêm vắc xin 5 trong 1, cần phải bổ sung thêm vắc xin phòng viêm gan B.
Bên cạnh đó, bé 3 tháng tuổi cũng sẽ được tiêm vắc xin uống để phòng tránh bệnh tiêu chảy do Rotavirus gây ra, và đây là liều thứ hai.
Khi bé đạt 3 tháng tuổi, sẽ tiến hành tiêm phòng vắc xin tiêu chảy và 6 trong 1 hoặc 5 trong 1
Giai đoạn cho bé 4 tháng tuổi
Bé 4 tháng tuổi sẽ tiếp tục tiêm vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1, và đây là mũi thứ ba. Lưu ý rằng đối với bé tiêm mũi 5 trong 1 cũng cần bổ sung thêm vắc xin phòng viêm gan B.
Đối với bé 6 tháng tuổi
Bé 6 tháng tuổi sẽ tiêm phòng bệnh cúm, sẽ có 2 mũi tiêm, và khoảng cách giữa mũi 1 và mũi 2 ít nhất là 1 tháng. Mũi tiêm nhắc lại sẽ thực hiện 1 lần mỗi năm.
Ngoài ra, vào thời điểm này, bé cũng sẽ tiêm mũi đầu tiên để phòng bệnh viêm màng não.
Tiêm phòng cho bé 8 tháng tuổi
Bé 8 tháng tuổi sẽ tiếp tục tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não mũi thứ hai.
Tiêm phòng cho bé giai đoạn 9 tháng tuổi
Bé khi được 9 tháng tuổi sẽ tiêm mũi phòng viêm não Nhật Bản và sởi lần đầu tiên.
Bé sẽ được tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản mũi đầu tiên khi được 9 tháng tuổi
Cho bé 10 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, bé sẽ tiêm vắc xin phòng viêm tai giữa do phế cầu khuẩn không định typ (mũi nhắc lại), viêm phổi, viêm não, nhiễm khuẩn huyết.
Đối với bé 11 tháng tuổi
Khi bé đạt 11 tháng tuổi, sẽ được tiêm vắc xin Prevenar 13 để phòng các bệnh như viêm tai giữa do vế cầu khuẩn không định typ (mũi nhắc lại), nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não.
Tiêm phòng vắc xin cho bé 12 tháng tuổi
Thời điểm này Lịch tiêm phòng vắc xin sẽ bao gồm:
-
Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị, sởi, rubella, thủy đậu.
-
Tiêm vắc xin mũi thứ 2 phòng viêm não Nhật Bản, tiêm cách nhau từ 1 đến 2 tuần.
-
Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A và tiêm liều nhắc lại sau thời gian từ 6 - 18 tháng.
-
Tiêm vắc xin để phòng các bệnh nguy hiểm cho bé như viêm tai giữa, màng não, phổi.
Đối với bé từ 15 - 24 tháng tuổi
-
Tiêm vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1, bổ sung vắc xin viêm gan B với mũi 5 trong 1.
-
Bé sẽ tiêm nhắc lại cho mũi phòng bệnh viêm gan A.
-
Tiêm vắc xin mũi thứ 3 đối với phòng bệnh cúm.
Tiêm phòng vắc xin cho bé đủ 24 tháng tuổi
-
Tiêm vắc xin Imojev mũi 2 phòng viêm não Nhật Bản.
-
Tiêm vắc xin Jevax mũi thứ 3 phòng viêm não Nhật Bản.
Tiêm vắc xin cho trẻ từ đủ 3 tuổi trở lên
-
Tiêm vắc xin 3 trong 1 mũi thứ 2 phòng bệnh sởi, quai bị, rubella.
-
Tiêm vắc xin mũi thứ 4 phòng bệnh viêm não Nhật Bản mũi thứ 4 và sau đó cứ sau 3 năm tiêm mũi nhắc lại 1 lần đến khi bé được 15 tuổi.
-
Vắc xin phòng bệnh thương hàn, sau đó 3 năm tiêm nhắc lại.
-
Tiêm vắc xin phòng bệnh tả mũi đầu tiên và nhắc lại sau 2 năm tiêm liều 1.
3. Một số lưu ý khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm
Sau khi biết được lịch tiêm phòng cho trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
-
Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng, hãy vệ sinh sạch sẽ cơ thể của bé để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
-
Mặc cho bé quần áo rộng rãi, thoải mái để nhân viên y tế dễ dàng tiêm chích.
-
Nếu bé mắc các bệnh cấp tính hoặc có tiền sử dị ứng với thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ trước khi tiêm chủng.
-
Sau khi tiêm, nếu bé có biểu hiện sốt nhẹ, cha mẹ có thể sử dụng các biện pháp giảm nhiệt nhẹ nhàng giúp bé thoải mái hơn.
-
Nếu vị trí tiêm bị sưng hoặc đỏ, cha mẹ có thể áp dụng lạnh bằng đá để giảm sưng đau cho bé.
-
Tránh tự ý tiếp xúc hoặc bôi thuốc lên vết tiêm.
Khi đưa bé đi tiêm, nên chọn quần áo rộng rãi, thoải mái