Lễ hội ở Việt Nam là biểu tượng của văn hóa lâu đời của dân tộc. Hãy khám phá ngay 15 lễ hội tiêu biểu và đặc sắc nhất tại ba miền đất nước.
Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam luôn thu hút sự quan tâm lớn từ người dân (Ảnh: Sưu tầm)Lễ hội ở Việt Nam như một “kho tàng sống” về văn hóa, phong tục - tập quán và lịch sử của mỗi vùng miền. Đây là dịp để thể hiện tinh thần biết ơn, tôn vinh các anh hùng dân tộc và thần linh có công với đất nước.
1. Lễ hội Đền Hùng - biểu tượng lễ hội ở miền Bắc nổi tiếng
Lễ hội Đền Hùng (ngày Giỗ tổ Hùng Vương) là một trong những lễ hội quan trọng nhất ở Việt Nam, diễn ra hàng năm tại Phú Thọ. Lễ hội kéo dài từ ngày 01 đến 10/03 Âm lịch, kỷ niệm công lao của 18 vị vua Hùng. Đây là sự kiện văn hóa lớn để tất cả người Việt hướng về nguồn gốc, tổ tiên và thể hiện tinh thần đoàn kết của quốc gia.
Lễ hội Đền Hùng gồm hai phần chính:
- Phần tế lễ trọng đại được tổ chức vào ngày chính hội (10/03 Âm lịch) bắt đầu bằng lễ dâng hương trang trọng tại đền Thượng. Đồ tế lễ bao gồm mâm ngũ quả, bánh chưng, bánh dày, thịt lợn, thịt bò…
- Phần hội với nhiều hoạt động sôi động như trò chơi dân gian (cồng chiêng, thi gói và nấu bánh chưng, đánh trống đồng, kéo cơm thổi lửa…), biểu diễn nghệ thuật (hát ca trù, múa hát xoan…).
2. Lễ hội chùa Hương - một trong những lễ hội xuân nổi tiếng tại Việt Nam
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội được rất nhiều du khách quan tâm tại Việt Nam. Lễ hội diễn ra tại huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội từ ngày mùng 06/01 đến tháng 3 Âm lịch, thường sôi động nhất từ rằm tháng Giêng đến ngày 18 tháng 2 Âm lịch.
Mỗi khi xuân về, hoa mơ nở trắng trước Hương Sơn, hàng triệu Phật tử lại hướng về chùa Hương để tham gia lễ hội náo nhiệt. Lễ hội xuân này thể hiện vẻ đẹp tín ngưỡng của miền Bắc và là cơ hội cầu may đầu năm của nhiều du khách.
Lễ hội chùa Hương có phần nghi lễ trang trọng với các nghi thức dâng hương, dâng đàn đặc sắc. Phần hội cũng có nhiều trò chơi thú vị như hát chèo, leo núi, chèo thuyền, hát chèo văn…
Lễ hội chùa Hương - một trong những lễ hội truyền thống ngày Tết tại Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)3. Lễ hội Yên Tử - một trong những lễ hội ngày Tết đặc sắc tại Việt Nam
Lễ hội Yên Tử là một trong những lễ hội tại Việt Nam được tổ chức tại thành phố Uông Bí, Quảng Ninh để tôn vinh Phật Hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập Thiền Phái Trúc Lâm. Lễ hội kéo dài suốt 3 tháng mùa xuân, bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3.
Tại lễ hội Yên Tử, bạn sẽ được tham gia:
- Trải nghiệm không khí trang trọng và phấn khích với các nghi lễ truyền thống như chuông chiêng vang lên, trống gõ vang và lời chúc phúc đầu năm
- Tham gia vào nhiều trò chơi dân gian như kéo co, ném bóng, đấu gà, đấu cờ, thưởng thức múa rồng, võ thuật truyền thống
- Tham gia hành trình leo núi lên chùa Đồng nằm trên đỉnh cao 1.068m
- Ngắm nhìn ngọn tháp cổ kính được xây từ đá, cao 3 tầng
- Khám phá suối Giải Oan linh thiêng
- Thăm quan chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái…
4. Hội Lim - một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc tại Việt Nam
Hội Lim tại Bắc Ninh - một trong những lễ hội dân gian được yêu thích tại Việt Nam. Hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, với ngày chính là ngày 13 tháng Giêng.
Hội Lim bao gồm 2 phần:
- Phần lễ diễn ra vào 8h00 ngày 13/01 Âm lịch, bắt đầu bằng lễ rước với trang phục truyền thống rực rỡ và cầu kỳ, tiếp theo là các nghi lễ và tục thờ hậu, tế lễ hậu thần, và nghi thức hát quan họ thờ thần.
- Phần hội có nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, đấu võ, đấu cờ, thi dệt cửi, đu tiên, nấu cơm, hát hội (hát mời trầu, hát gọi đò, hát con sáo sang sông, con nhện giăng mùng), và du thuyền hát quan họ.
5. Lễ hội Lồng Tồng Tuyên Quang
Lễ hội Lồng Tồng (hay còn gọi là Hội xuống đồng) là một trong những lễ hội truyền thống ở Việt Nam diễn ra vào ngày mùng 8 tháng Giêng tại thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang. Lễ hội này là biểu hiện sâu sắc của văn hóa dân tộc Tày, được tổ chức nhằm mong muốn cho mùa màng bội thu, thời tiết thuận lợi, cuộc sống sum họp và yên bình.
Các cư dân sẽ lập một kệ tồng 3 tầng, làm từ tre giữa ruộng rộng lớn. Tại đây còn được sắp xếp các mâm cúng để tôn kính Thổ Địa, Thần Nông và các vị thần thánh.
Vào ngày hội, lúc bình minh, một đoàn rước mâm tồng sẽ khởi hành. Đầu tiên là 7 thanh niên mạnh mẽ cầm theo một cành cây, vung vẩy để xua đuổi tà ma. Tiếp theo là đoàn múa lân, thầy Cả - người chủ lễ, và các thầy giúp việc. Sau đó là các thiếu nữ mang 9 mâm tồng trên đầu. Lễ cúng bao gồm các loại hạt giống, ngô, lúa, lạc, gà luộc, bánh, hoa quả và rượu trắng…
Trong phần hội, bạn có thể tham gia vào trò chơi tung còn - một nghi lễ không thể thiếu trong lễ hội. Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động giải trí như thi văn nghệ, thi nấu ăn, kéo co…
Lễ hội Lồng Tồng - một trong những lễ hội đặc sắc của Việt Nam, phản ánh sâu sắc văn hóa dân tộc Tày (Ảnh: Sưu tầm)6. Lễ hội Tháp Bà Ponagar
Lễ hội Tháp Bà Ponagar (hay còn gọi là lễ vía Bà) là một trong những lễ hội không thể bỏ qua khi du lịch Nha Trang vào ngày 20 - 23/03 Âm lịch hàng năm. Lễ vía Bà được tổ chức để tôn vinh Bà Ponagar - người đã dạy dỗ dân tộc về cách trồng lúa, chăn nuôi và dệt vải.
Trong lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang, bạn sẽ tham gia vào các hoạt động đặc sắc như:
- Lễ thay trang phục cùng với nghi thức dâng nhang, trầm hương, trái cây, hoa và sự kính trọng của người chủ lễ.
- Lễ thả hoa đăng với những ngọn nến, hoa và hàng ngàn chiếc hoa đăng được thả trên dòng sông, hy vọng cầu siêu cho linh hồn đã mất.
- Lễ cầu nguyện cho quốc gia thịnh vượng, an lành là một phần quan trọng của lễ hội, mang lại sự phồn thịnh và hạnh phúc cho mọi người.
- Lễ cúng thí thực là một phần của nghi lễ tôn vinh Mẫu Thánh Ponagar, được tổ chức một cách trang trọng và linh thiêng…
7. Lễ hội Cầu Ngư miền Trung Việt Nam
Lễ hội Cầu Ngư là một trong những lễ hội ở Việt Nam thường diễn ra sau Tết Âm lịch, vào khoảng tháng 3 Dương lịch hàng năm tại các địa phương khác nhau. Đây là dịp các ngư dân vùng biển tổ chức để cầu mong một năm mới mùa cá tôm phong phú, an toàn khi ra khơi.
Bạn có thể tham gia lễ hội Cầu Ngư ở Đà Nẵng, lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa, Quảng Nam, Phú Yên, Quảng Bình… Lễ hội Cầu Ngư có nguồn gốc từ truyền thống thờ Ông Nam Hải - loài cá Voi to lớn nhưng hiền hòa, luôn sẵn sàng giúp đỡ ngư dân khi họ gặp khó khăn trên biển.
Lễ hội Cầu Ngư là một trong những lễ hội ở Việt Nam có nguồn gốc từ vùng biển (Ảnh: Sưu tầm)8. Các lễ hội ở Việt Nam độc đáo không thể thiếu - lễ hội Katê
Lễ hội Katê (Mbang Katé) là một trong những lễ hội độc đáo của người Chăm ở Việt Nam, diễn ra vào ngày 01/07 theo lịch Chăm (tương đương đầu tháng 10 Dương lịch) và kéo dài trong 3 ngày. Sự kiện này được tổ chức để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc được người Chăm tôn vinh làm thần.
Ngày đầu tiên của lễ hội là ngày rước y phục của các vị thần về làng, tại khu vực có đền thờ của vị thần đó. Ngày thứ hai sôi động với hoạt động tắm rửa và ăn mặc y phục cho tượng thần cùng các hoạt động tôn giáo đặc sắc khác. Ngày thứ ba là ngày các lễ hội ở làng, tại gia đình để mọi người cùng quây quần, cầu mong gặp nhiều may mắn.
Lễ Katê - một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Chăm (Ảnh: Sưu tầm)9. Lễ hội đền vua Mai Nghệ An
Tham quan Nghệ An vào dịp 13 - 15 tháng Giêng, bạn sẽ có cơ hội tham dự lễ hội đền vua Mai. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ công lao của vua Mai và các tướng lĩnh dũng cảm của người và tinh thần kiên cường của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu.
Tại lễ hội đền vua Mai, bạn sẽ được tham gia vào những hoạt động thú vị như:
- Lễ rước nước, lễ yết cáo, lễ khai quang, lễ dâng hương, lễ đại tế, lễ thả đèn hoa đăng…
- Đua thuyền, cờ thẻ, đấu vật, chọi gà, đẩy gậy, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, thi làm cỗ xôi gà…
10. Lễ hội Lam Kinh Thanh Hóa
Lễ hội Lam Kinh diễn ra hàng năm vào ngày 22/08 Âm lịch (ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ). Đây là dịp để tôn vinh vị anh hùng dân tộc Lê lợi, các vua Lê và các tướng lĩnh đã có công dựng nước, tạo ra thời kỳ thịnh vượng với 27 triều vua Lê trong lịch sử Việt Nam.
Lễ hội Nam Kinh tôn vinh văn hóa dân gian, đậm chất anh hùng. Lễ hội Lam Kinh bao gồm 2 phần:
- Phần lễ tái hiện các sự kiện quan trọng trong thời Lê như trống hội, rước kiệu, cờ hội, tế lễ cổ truyền.
- Phần hội với nhiều hoạt động như múa đèn Đông Anh, trò Xuân Phả, múa bát dân tộc Dao, diễn tấu cồng chiêng của người Mường, trò Sanh Ngô, dân ca Đông Anh, thi đấu vật, dân ca sông Mã, hội trại các làng văn hóa, trưng bày cổ vật thời Lê…
11. Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam
Lễ hội Bà Chúa Xứ - một trong các lễ hội ở Việt Nam được công nhận là lễ hội quốc gia và là di sản văn hóa phi vật thể. Lễ hội này được tổ chức tại vùng Châu Đốc, An Giang và phản ánh bản sắc văn hóa của miền sông nước Nam bộ.
Tham quan miền Tây Nam Bộ vào dịp 22 - 27/04 Âm lịch, bạn sẽ được tham gia vào lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam. Theo truyền thuyết, Bà là người được Ngọc Hoàng phái xuống để cứu độ chúng sinh, giữ yên bờ cõi. Lễ hội là dịp để người dân thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân với vị thần đáng kính này.
Lễ hội bao gồm nhiều lễ nghi như Lễ khai hội, Lễ rước tượng, Lễ tắm Bà, Lễ Túc yết, Lễ Chánh tế… Bạn còn có cơ hội tham gia thả đèn hoa đăng, triển lãm tranh ảnh nghệ thuật, tuần lễ văn hóa - nghệ thuật.
Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là bức tranh tái hiện nhiều màu sắc tín ngưỡng dân gian (Ảnh: Sưu tầm)12. Lễ hội núi Bà Đen - một trong những lễ hội ở miền Nam thu hút đông đảo người tham gia
Tại núi Bà Đen, một số sự kiện, hoạt động diễn ra suốt năm nhưng lễ vía Bà là lễ hội được biết đến nhiều nhất. Bạn có thể tham gia lễ vía Bà vào ngày 4 - 5 - 6 tháng 5 Âm lịch.
Vào ngày mùng 4, tại điện Bà, các nghi thức dân gian như hát bóng rối chầu mời, dâng mâm ngũ sắc, hát chặp bóng tuồng hài “Địa Nàng”, múa dâng bông, múa đồ chơi sẽ được tổ chức. Ngày mùng 5 là ngày sôi động nhất với việc dâng hương, hoa quả, đèn, trà bánh, rượu... Ngày 6 là ngày cúng cô hồn, chẩn tế cho bá tánh và siêu độ oan hồn.
Theo hướng dẫn du lịch núi Bà Đen, ngoài lễ vía Bà, bạn còn có thể tham gia các lễ hội nổi tiếng tại Tây Ninh như:
- Hội xuân núi Bà Đen (bắt đầu từ mùng 4 tháng Giêng đến hết tháng Giêng) để cầu may mắn trong năm mới.
- Lễ hội động Kim Quang (ngày 14 tháng Giêng) - lễ hội tưởng nhớ công lao của các liệt sỹ
- Lễ hội của đạo Cao Đài Tây Ninh (mùng 8 tháng Giêng và rằm tháng 8 Âm lịch) với các nghi lễ, tập tục của đạo Cao Đài cùng với nghệ thuật múa Tứ Linh độc đáo
13. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (còn gọi là lễ vía Bà Thiên Hậu) diễn ra vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm. Đây là một trong những lễ hội ở Việt Nam có sự tham gia đông đảo, quy mô lớn.
Lễ vía Bà Thiên Hậu diễn ra từ nửa đêm ngày 14 đến sáng ngày 15 tháng Giêng. Chùa Bà Thiên Hậu sẽ được trang trí bằng đèn lồng, cờ rủ khắp cửa tam quan và điện thờ. Trong sân chùa sẽ treo 12 chiếc lồng đèn lớn tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Ngày 15, kiệu Bà sẽ được đội múa lân và đoàn người rước đi xung quanh thành phố Thủ Dầu Một để cầu mong một năm mới an lành và phồn thịnh.
Lễ vía Bà Thiên Hậu là một trong những lễ hội đặc biệt đầu xuân, đánh dấu nét văn hóa đặc trưng của người dân Bình Định14. Lễ hội đua bò Bảy Núi - một trong những lễ hội độc đáo của Việt Nam
Lễ hội đua bò Bảy Núi là một sự kiện đặc biệt tại tỉnh An Giang, thường được tổ chức vào dịp Tết Đôn-ta (lễ tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà của người Khmer Nam Bộ), thường vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 Âm lịch.
Người dân Khmer thường chọn một đoạn đất rộng lớn và phẳng bằng để tổ chức lễ hội đua bò Bảy Núi, có đường đua dài khoảng 120m. Bò nào chạy lên bờ và ngã sẽ bị loại.
Mỗi khi diễn ra hội đua bò, hàng ngàn người dân từ khắp nơi đổ về để thưởng thức. Từ đầu đến cuối, không khí luôn rộn ràng, phấn khích với tiếng vỗ tay, hò reo.
Hội đua bò Bảy Núi là một sự kiện hấp dẫn15. Lễ hội đua voi Tây Nguyên - một trong những lễ hội đặc sắc của Việt Nam
Lễ đua voi là một trong những lễ hội ở Tây Nguyên, diễn ra hai năm một lần vào tháng 3 Âm lịch, thời điểm bắt đầu làm nương rẫy. Lễ hội tôn vinh tài năng và tinh thần võ công của đồng bào Tây Nguyên.
Đây là dịp để du khách:
- Khám phá các lễ cúng và các hoạt động thú vị như lễ mừng mùa, lễ cúng sức khỏe cho voi, lễ đâm trâu, xem voi thi đá bóng, xem voi thi chạy...
Ngoài các lễ hội truyền thống, mỗi năm còn diễn ra nhiều lễ hội hiện đại, thu hút đông đảo người tham dự, đặc biệt là giới trẻ.... như các lễ hội âm nhạc, Festival Hạ Long, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt...
Trải nghiệm các lễ hội ở Việt Nam như một sợi dây nối, kết nối quá khứ với hiện tại, tôn trọng những giá trị thiêng liêng của dân tộc. Đây cũng là dịp để mọi người hòa mình vào nguồn gốc, đồng lòng, và khám phá vẻ đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.Tận hưởng các lễ hội ở Việt Nam như một cầu nối, nối kết quá khứ với hiện tại, tôn trọng những giá trị linh thiêng của đất nước. Đồng thời, đây cũng là thời điểm để mọi người trở về nguồn, kết nối với nhau và khám phá vẻ đẹp văn hóa truyền thống của đất nước.