Chỉ đơn giản ngồi vào bàn và đọc sách vở không phải là cách tốt nhất để học tiếng Anh vì hầu hết thời gian, não bộ sẽ không chủ động sử dụng thông tin được viết trên trang sách. Hơn nữa, điều quan trọng nhất của việc học ngôn ngữ là luyện tập, làm quen và ứng dụng thực tiễn, không thể chỉ máy móc học lý thuyết, ví dụ như sử dụng cấu trúc ngữ pháp và từ vựng để tự sáng tạo ra các câu văn hoàn chỉnh.
Vì vậy, để việc học Tiếng Anh trở nên dễ dàng mà hiệu quả hơn, người học nên chú ý lựa chọn phương pháp học phù hợp với bản thân mình. Bài viết sau đây sẽ đưa ra một số cách học Tiếng Anh hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay.
Key Takeaways |
---|
Để học từ vựng Tiếng Anh hiệu quả có thể sử dụng những phương pháp sau:
Để học ngữ pháp Tiếng Anh hiệu quả có thể:
|
Các phương pháp học từ vựng Tiếng Anh hiệu quả
Lắng nghe nhạc và học lời bằng tiếng Anh
Đừng dừng lại chỉ ở nghe mà không hiểu, người đọc nên chọn một vài bài hát Anh-Mỹ (US-UK) yêu thích có giai điệu quen thuộc, sau đó tìm kiếm và học theo lời (và dịch nghĩa) bài hát qua các lyrics video. Câu từ đi cùng giai điệu dễ ghi nhớ hơn rất nhiều so với những kiến thức khô khan trên sách vở.
Ưu điểm:
Việc học có thể linh hoạt, thoải mái, không áp lực
Không khô khan cứng nhắc
Tăng động lực học Tiếng Anh
Nhược điểm:
Không bảo đảm về mặt ngữ pháp, phát âm (so với từ điển)
Ngữ pháp học được không chuyên sâu so với học qua sách vở
Xem phim và các chương trình truyền hình, tin tức, video phù hợp với sở thích bằng tiếng Anh
Việc xem các chương trình thời sự của nước ngoài như CNN rất hữu ích bởi nó mang lại cho người học cơ hội được thực sự ứng dụng kỹ năng Tiếng Anh (nghe hiểu …) vào đời sống, giúp ghi nhớ và học từ vựng dễ dàng hơn. Đồng thời cũng có thể học theo cách nói của phát ngôn viên và tự sửa những lỗi phát âm còn sai của bản thân.
Việc xem phim sẽ giúp người học hiểu thêm về các thuật ngữ tiếng lóng, thành ngữ và cụm từ tiếng Anh thường được sử dụng, qua đó mở rộng vốn từ tiếng Anh phổ thông. Khi bắt đầu xem phim tiếng Anh mà không sử dụng thuyết minh hay phụ đề tiếng Việt, nếu cảm thấy không thể nghe hiểu kịp với những gì diễn viên đang nói, trước tiên người học có thể thử sử dụng phụ đề tiếng Anh.
Khi có vốn từ rộng hơn và đã làm quen với tốc độ nói của các nhân vật thì có thể xóa phụ đề để tự kiểm tra khả năng hiểu tiếng Anh của bản thân. Ngoài ra, có thể tìm kiếm bản ghi lời thoại của phim trên mạng qua trang cơ sở dữ liệu kịch bản phim trên Internet (IMSDb).
Một cách rèn luyện khả năng hiểu và giao tiếp tiếng Anh tốt khác là xem các video phỏng vấn và đánh giá, vì chúng giúp người học làm quen với tiếng Anh giao tiếp bằng cách nghe, hiểu và học theo văn phong tư nhiên của người bản xứ.
Ví dụ như một video review về một bộ phim nổi tiếng hay phỏng vấn dàn diễn viên của bộ phim đó. Dù chỉ nghe được 30% số từ, người học vẫn có thể suy luận được nội dung, đồng thời dần dần cải thiện khả năng nghe cùng vốn từ.
Ưu điểm:
Áp dụng kiến thức Tiếng Anh đã học qua sách vở vào thực tế (Kỹ năng Nghe-Hiểu)
Tạo động lực qua việc hiểu về văn hóa, văn phong nước ngoài
Nhận biết, làm quen với các cấu trúc, thành ngữ, cụm từ phổ thông của người bản xứ
Sửa phát âm theo người bản xứ
Học cách suy luận nội dung từ ngữ cảnh
Nhược điểm:
Nhiều khó khăn đối với người học chưa vững về mặt từ vựng
Không có nhiều ứng dụng cho tiếng Anh học thuật (Academic English)
Đọc sách, báo và các tạp chí tiếng Anh
Kỹ năng đọc và nghe đều không thể bỏ qua khi học tiếng Anh vì chúng vừa giúp rèn luyện trí óc vừa rèn luyện khả năng tư duy bằng tiếng Anh.
Bằng cách đọc sách truyện sử dụng ngôn ngữ Anh, người học sẽ tạo ra một bức tranh trong trí tưởng tượng của mình để kết nối với tiếng Anh, khiến cho việc học trở nên thú vị hơn, việc ghi nhớ từ mới từ đó cũng trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời đọc báo quốc tế bằng Tiếng Anh cũng giúp người học có sự cập nhật hơn về văn phong của người bản xứ.
Tìm sách báo phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Không nên dừng lại mỗi khi tìm thấy một từ mới, trước đó hãy đoán ý nghĩa của từ đó và tiếp tục đọc, cuối cùng tra từ điển ở cuối trang hoặc chương.
Càng đọc nhiều, người học sẽ càng tiếp xúc nhiều hơn, làm quen với các cấu trúc câu tiếng Anh đa dạng, từ vựng mới, các thành ngữ và cách nói. Từ đó sau một thời gian sẽ có thể ghi nhớ rất nhiều câu để lựa chọn khi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Đồng thời giúp rèn luyện não bộ suy nghĩ bằng tiếng Anh mà không cần dịch qua tiếng VIệt, làm rút ngắn thời gian cần có để phản hồi trong giao tiếp.
Ưu điểm:
Áp dụng kiến thức Tiếng Anh đã học qua sách vở vào thực tế (Kỹ năng Đọc-Hiểu)
Rèn luyện não bộ suy nghĩ bằng tiếng Anh mà không cần dịch qua tiếng VIệt
Học cách suy luận nội dung từ ngữ cảnh
Có thể lựa chọn mức độ khó phù hợp với khả năng Tiếng Anh của mỗi người
Có ứng dụng cho tiếng Anh học thuật và phổ thông tùy ưu tiên.
Nhược điểm:
Nếu lựa chọn nguồn thông tin không kỹ có thể gặp phải bài đọc chất lượng thấp.
Ghi nhớ lượng từ mới lớn trong bài đọc sẽ khó khăn nếu chỉ đọc mà không có sự ứng dụng vào kỹ năng viết.
Ghi chép từ vựng vào một sổ tay
Chủ động học từ vựng mới mỗi ngày cũng như ghi chép lại mỗi khi tiếp xúc với từ tiếng Anh mới
Thử nghĩ về một từ tiếng Việt rồi tra cứu từ đó trong từ điển tiếng Anh. Khi tìm thấy từ tiếng Anh, viết xuống bên trái của sổ từ vựng, ở giữa trang, hãy ghi lại từ loại (danh từ, động từ hay tính từ…) để biết cách sử dụng từ đó. Sau đó tra từ trong Từ điển Anh Anh, viết theo định nghĩa tiếng Anh ở phía bên phải. Sao chép và đọc lại các câu ví dụ trong từ điển để học cách sử dụng từ chính xác.
Chỉ cần ghi nhớ 5 từ một ngày, mỗi tháng người học sẽ có thể học thêm khoảng 140 từ mới. 10 từ mỗi ngày sẽ mang lại hơn 280 từ mới mỗi tháng..
Ưu điểm:
Luôn có một sổ tay bên mình để lưu giữ và học Tiếng Anh
Dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện, không quá mất thời gian
Thấy được tiến bộ trong học tập thông qua số lượng từ vựng tăng dần
Nhược điểm:
Chỉ ghi chép mà không có sự ôn tập/ứng dụng thì không thể làm chủ kiến thức
Có thể tham khảo thêm tại Cách học từ vựng tiếng anh khoa học - Ưu điểm & nhược điểm
Cách học ngữ pháp Tiếng Anh một cách hiệu quả
Viết nhật ký bằng Tiếng Anh
Khi viết nhật ký bằng Tiếng Anh, người học sẽ có cơ hội để thực sự ứng dụng các cấu trúc ngữ pháp để biểu đạt ý tưởng của mình, đồng thời cũng là cơ hội để ôn tập lại và sử dụng vốn từ vựng của bản thân.
Việc viết mỗi ngày cũng cho người học thấy rõ khả năng và sự tiến bộ của mình trong quá trình học. Có thể nhờ giáo viên đọc và sửa lại nhật ký, sau đó tập đọc bản đã được chữa để luyện phát âm. Việc chép lại bản chữa cũng có thể giúp người đọc không mắc phải những sai lầm trước đó và trau chuốt bài viết hơn.
Ưu điểm:
Áp dụng kiến thức Tiếng Anh đã học qua sách vở vào thực tế (Kỹ năng Viết)
Ôn tập lại ngữ pháp, vận dụng vốn từ vựng đã có
Phát hiện và sửa chữa lỗi sai, cải thiện kỹ năng
Ôn luyện phát âm
Thấy được tiến bộ trong học tập thông qua khả năng sử dụng Tiếng Anh
Nhược điểm:
Tốn thời gian, công sức
Không mang lại từ vựng mới nhiều
Đọc toàn bộ bài tập ngữ pháp thành tiếng
Trên thực tế, nhiều người học “biết” ngữ pháp nhưng không sử dụng được. Điều này là hệ quả của việc thiếu đi sự thực hành liên kết ngữ pháp với trung tâm phát âm của não. Nếu không thoải mái khi sử dụng các cấu trúc ngữ pháp, người học cũng sẽ khó ghi nhớ và ứng dụng chúng trong cuộc trò chuyện hàng ngày.
Thường xuyên đọc lại các câu ví dụ bằng giọng rõ ràng, to và tập đọc mà không nhìn giấy. Khi luyện đọc có thể đi quanh phòng bởi việc vận động sẽ giúp ghi nhớ hiệu quả hơn.
Ưu điểm:
Làm quen với kiến thức ngữ pháp mới
Ôn luyện phát âm
Ghi nhớ kiến thức
Dễ dàng, nhanh chóng
Nhược điểm:
Không có hiệu quả lớn đến khả năng sử dụng Tiếng Anh so với các phương pháp trên
Một số ghi chú để tiếp thu kiến thức Tiếng Anh một cách chủ động hơn
Chú ý kết nối với văn hóa đi cùng với Tiếng Anh
Việc hiểu và sử dụng tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn nếu người học có hứng thú với văn hóa của những người nói tiếng Anh bản địa. Bởi khi đó, việc cảm nhận ngôn ngữ sẽ đến một cách tự nhiên hơn qua việc tìm hiểu về nguồn gốc và bối cảnh của mỗi từ tiếng Anh.
Ví dụ: Đối với tiếng Anh, có thể tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của Vương quốc Anh.
Nếu không đặc biệt chú trọng đến Vương quốc Anh, trên thế giới vẫn còn 18 quốc gia khác nói tiếng Anh bản địa và 48 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. Do đó, người học có rất nhiều sự lựa chọn văn hóa để khám phá.
Lập kế hoạch và đặt ra mục tiêu cụ thể
Nếu không có mục tiêu cụ thể, không có hướng đi. Đầu tiên, người học tiếng Anh cần tự đánh giá trình độ của mình và đặt ra mục tiêu hợp lý để đạt được.
Việc đặt ra mục tiêu sẽ tạo động lực và giúp người học nhận biết mục tiêu của mình là gì. Bước tiếp theo là xây dựng một kế hoạch cụ thể để cải thiện khả năng tiếng Anh và tự kiểm soát, kỷ luật để thực hiện kế hoạch đó một cách kiên trì.