Phương án 1
Từ đoạn trích, ta thấy rằng sức mạnh của tình yêu đất nước và cách mạng không bao giờ bị tiêu tan. Ngay cả những người ở vị trí khó khăn như Thơm cũng sẽ lựa chọn ủng hộ cách mạng. Những kẻ làm ăn bất lương sẽ không có kết cục tốt đẹp.
Phương án 2
Như vậy, vở kịch “Bắc Sơn” là một tác phẩm nói về chiến tranh, với các tình huống, xung đột mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng, vẽ lên bức tranh về con người cách mạng, đặt họ trước những quyết định khó khăn. Cuối cùng, Thơm vẫn theo đuổi và tin tưởng vào cách mạng, vượt qua tình cảm cá nhân để theo đuổi lý tưởng dân tộc. Điều này cũng là quan điểm tư tưởng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, thể hiện lòng tin vào cách mạng.
Phương án 3
Bắc Sơn thu hút công chúng bởi tác phẩm đem lại hình ảnh chân thực về những chiến sĩ cách mạng trong những ngày động trời của khởi nghĩa Bắc Sơn. Nhà văn cũng khẳng định lòng trung thành của nhân dân với cách mạng ngay cả khi đối mặt với nguy khốn nhất. Qua hình tượng nhân vật Thơm, công chúng cũng được chứng kiến sự lan tỏa của tinh thần cách mạng trong cộng đồng. Mối liên kết này làm cho tác phẩm trở nên sống động và lâu dài.
Phương án 4
Có thể nói, việc Thơm chọn con đường tiến tới cách mạng là một ví dụ điển hình cho phần lớn nhân dân thời đó: từ sự đau khổ cá nhân đến sự căm ghét đối với kẻ bán nước, xâm lược; nhận thức được bản chất tốt lành của cách mạng và ủng hộ nó. Qua nhân vật Thơm, Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện lòng tin và lòng biết ơn của mình dành cho nhân dân: Nhân dân chính là nền tảng nuôi dưỡng và bảo vệ cách mạng.
Phương án 5
Bắc Sơn được đánh giá là vở kịch mở đầu cho sân khấu kịch cách mạng ở Việt Nam kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945. Với vở kịch này, lần đầu tiên, hiện thực cách mạng và những con người mới của thời đại đã được tác giả đưa lên sân khấu một cách thành công, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Nguồn: Sưu tầm