KB1
Vì vậy, không có gì là khó hiểu khi có người cho rằng 'thơ Tú Xương” đi bằng cả hai chân: Hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái (Nguyễn Tuân). Trên đôi chân đó, mà cái chân trữ tình là chủ yếu qua bài thơ 'Vịnh khoa thi Hương', Tú Xương đã vẽ lại cái cảnh trường thi nhỏ thôi mà bộc lộ được bản chất của cả xã hội Việt Nam.
KB2
Giọng điệu chính của bài thơ là giọng điệu trào phúng, nhưng ở hai câu kết, tác giả đã dùng giọng điệu trữ tình. Vịnh khoa thi Hương là bài thơ trữ tình – trào phúng tiêu biểu cho phong cách thơ trào phúng Tú Xương: chua chát, sâu cay và đầy trăn trở. Bài thơ thể hiện tấm lòng của ông đối với dân tộc.
KB3
Vịnh khoa thi Hương là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Tú Xương vừa hiện thực lại vừa trữ tình. Qua đó khẳng định được tài năng của ông, khi chỉ cần vẽ lên một khung cảnh một kì thi Hương mà đã nói lên được cả cái bản chất của xã hội lúc bấy giờ.
KB4
Bằng nghệ thuật trào phúng tinh tế, ngôn ngữ mô tả sắc nét, kỹ thuật diễn đôi tài, giọng điệu châm chọc sau sâu rồi trữ tình chua xót, bài thơ Vịnh khoa thi Hương đã tái hiện một phần thực tế rối ren, bất hòa của xã hội thực dân nửa phong kiến đầu tiên ở nước ta, đồng thời tác giả bày tỏ tâm trạng của mình một cách đắng cay trước tình hình đất nước.
KB5
Nhiều người đã nhận xét rằng trong thơ Trần Tế Xương, sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa hiện thực và trữ tình được thể hiện rõ ràng. Có thể xem bài Vịnh khoa thi Hương này là một ví dụ điển hình. Đằng sau tiếng cười chế nhạo mang ý nghĩa xã hội sâu xa là tiếng khóc thầm, nuối tiếc cho nền văn học Hán sụp đổ và tất cả những gì từng được coi là hoa mĩ của nó đã bị xua đuổi trước làn sóng văn hóa phương Tây đang tràn vào nước ta theo dấu chân của quân đội Pháp xâm lược.