1. Tổng quan về bệnh huyết áp cao
Theo thông tin từ Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, khoảng ¼ số người trưởng thành ở Việt Nam mắc phải tình trạng huyết áp cao. Do triệu chứng thường không rõ ràng và diễn biến âm thầm, căn bệnh này còn được biết đến với biệt danh “kẻ giết người thầm lặng”. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Huyết áp cao là một căn bệnh mãn tính cần được theo dõi và điều trị liên tục
Tình trạng huyết áp tăng cao kéo dài có thể gây ra tổn thương trực tiếp cho mạch máu, dẫn đến xơ vữa động mạch và tổn thương hệ mạch tại các cơ quan như tim, mắt, não và thận. Dưới đây là phân loại về các mức độ tăng huyết áp:
- Tiền tăng huyết áp: huyết áp được đo ở mức ≥ 120/80 mmHg;
- Tăng huyết áp độ 1: huyết áp từ 140/90 - 159/99 mmHg;
- Tăng huyết áp độ 2: mức huyết áp là ≥ 160/100 mmHg;
- Tăng huyết áp cấp cứu: huyết áp ở mức ≥ 180/110 mmHg.
2. Phương pháp trị huyết áp cao bằng y học hiện đại
Trong quá trình điều trị huyết áp cao, quan trọng là kiểm soát huyết áp thường xuyên và duy trì mức huyết áp ổn định dưới mức 140/90 mmHg để giảm nguy cơ biến chứng về tim mạch. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị huyết áp cao:
- Thuốc ức chế men chuyển và thụ thể Angiotensin: Hóa chất Angiotensin có khả năng làm co hẹp mạch máu và làm giãn mạch máu, giảm áp lực máu; Thuốc ức chế Beta: giúp giãn động mạch, giảm áp lực lên tim và điều hòa nội tiết tố trong cơ thể; Thuốc chặn Canxi: giảm áp lực tim thông qua chặn các gốc canxi xâm nhập vào cơ tim; Thuốc lợi niệu: đào thải chất dịch và muối dư thừa ra ngoài thông qua nước tiểu, giúp huyết áp ổn định; Thuốc chặn Alpha-2: giãn mạch máu và hạ huyết áp.
Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp để điều trị huyết áp cao cho bệnh nhân
3. Các phương pháp dân gian giúp giảm huyết áp cao
3.1. Sử dụng cần tây
Không chỉ là một loại thực phẩm thông thường trong bữa ăn hàng ngày, cần tây còn được sử dụng như một phương pháp điều trị huyết áp cao. Thực vật này giàu kali giúp giãn nở mạch máu, giảm áp lực trong mạch máu, từ đó cải thiện và ổn định huyết áp.
Dưới đây là các cách chế biến cần tây giúp hạ huyết áp:
- Nước cần tây nguyên chất: Sử dụng 100g cần tây thái nhỏ, đun với 5 chén nước lọc cho đến khi nước cạn còn ⅓, sau đó lấy nước uống 3 lần/ngày;
- Nước ép cần tây: Kết hợp cần tây với cà rốt, dưa leo hoặc gừng, sau đó ép lấy nước;
- Nước cần tây với mật ong: Ép 50g cần tây để lấy nước, thêm đường và mật ong vào, đun nóng và uống khi còn ấm.
Ngoài vai trò là thực phẩm, cần tây cũng có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị huyết áp cao
3.2. Sử dụng rễ cây nhàu
Cây nhàu thường mọc ở các vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới, thường xuất hiện ven suối và ao hồ. Rễ cây nhàu được sử dụng trong Đông y với tính ấm, vị đắng nhẹ, có tác dụng an thần, giảm đau và giảm triệu chứng chóng mặt. Dưới đây là một số bài thuốc từ rễ cây nhàu có thể áp dụng trong trị huyết áp cao:
- Bài thuốc 1: Rửa sạch và phơi khô rễ cây nhàu. Sắc khoảng 20 - 40g rễ cây với nước để uống hàng ngày. Sử dụng cho đến khi huyết áp ổn định rồi giảm liều dần;
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị rễ nhàu, mã đề, sinh địa (mỗi loại 20g), trạch tả, táo nnhaan, ngưu tất, tràn hòe (mỗi loại 10g). Đun cùng 1 lít nước cho đến khi nước còn 300ml, sau đó lọc và dùng 2 lần/ngày.
Hình ảnh của cây nhàu trong tự nhiên
3.2. Sử dụng hoa hòe để kiểm soát huyết áp cao
Hoa hòe từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc hiệu quả trong việc điều chỉnh huyết áp. Nguyên nhân là vì hoa này chứa nhiều rutin - một loại vitamin P được sử dụng để điều trị huyết áp cao. Dưới đây là một số bài thuốc từ hoa hòe giúp kiểm soát huyết áp:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị hoa hòe, sung úy tử (mỗi loại 15g) và cát căn 30g. Sắc các nguyên liệu này với nước, đun uống 1 thang/ngày cho đến khi huyết áp ổn định;
- Bài thuốc 2: Hy thiêm thảo và hoa hòe (20 - 40g mỗi loại), sắc thuốc lấy nước uống. Khi huyết áp được kiểm soát tốt, có thể giảm liều thuốc.
Dưới đây là một số gợi ý về các phương pháp giúp kiểm soát huyết áp cao. Trước khi áp dụng thuốc Tây y hoặc các bài thuốc dân gian, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt với thuốc Tây y, không được tự ý sử dụng và cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị, không nên bỏ thuốc mà không có chỉ định cụ thể.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc Tây y, bệnh nhân cần lắng nghe tư vấn từ bác sĩ về việc có nên kết hợp với các bài thuốc dân gian hay không. Áp dụng cả hai phương pháp này cùng lúc có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức, gây ra những biến chứng nguy hiểm.