Tổng hợp ý nghĩa, chức năng của các tag trong Aegisub
Bạn đang học sử dụng phần mềm Aegisub và muốn hiểu rõ chức năng của các tag để làm phụ đề dễ dàng hơn? Theo dõi bài viết này để tìm hiểu từng chức năng, ý nghĩa và ví dụ về các tag trong Aegisub!
Tổng hợp ý nghĩa, chức năng của các tag trong Aegisub
I. Các Tag cơ bản
Tên tag | Chức năng | Ví dụ |
\n - Soft line break | Tăng khoảng cách của chữ. | ABC\nDEF -> ABC DEF |
\h - Hard space | Tăng khoảng cách của chữ | ABC\hDEF -> ABC DEF |
\N - Hard line break | Xuống dòng chữ trong cùng 1 line |
- Xin chào.\N - Bạn có khỏe không? -> - Xin chào - Bạn có khỏe không |
\i<0/1> - Italic | Chỉnh chữ nghiêng qua phải |
{\i1} Chữ nghiêng{\i0} -> Chữ nghiêng |
\fax - X Text shearing |
Chỉnh độ nghiêng qua trái của chữ ( ngược với tag \i ) Lưu ý: số Factor từ -149 đến +149 là khoảng thấy được, chấp nhận số thập phân |
{\fax-10} Nghiêng bên phải giống tag \i {\fax0} Thẳng đứng {\fax0.3} Nghiêng bên trái |
\fay - Y Text shearing | Lấy đầu câu làm tâm, chỉnh độ hướng xuống hoặc hướng lên, chấp nhận số thập phân |
{\fay0.3} Chữ hướng xuống bên phải {\fay-0.5} Chữ hướng lên bên phải |
\b<0> - Bold | Chỉnh chử to ra ( mập ra ) | {\b1}Chữ in đậm {\b0} |
\u<0> - Underline | Chỉnh gạch dưới chữ | {\u1}Gạch dưới chữ{\u0} |
\s<0> - Strikeout | Gạch ngang đoạn văn | {\s1}Đoạn bị gạch bỏ{\s0} |
\bord - Border | Chỉnh độ dày của viền, có thể dùng số thập phân |
\bord4; \bord1.5; \bord0 -> bỏ viền |
\xbord - X Border size (extended) | Chỉnh độ dày của viền theo trục x (tức chiều ngang) | |
\ybord - Y Border size (extended) |
Chỉnh độ dày của viền theo trục y (tức chiều dọc) | |
\shad - Shadow | Tương tự \bord, chỉnh độ sâu của bóng | \shad5; \shad0.75 |
\xshad - X Shadow distance (extended) | Chỉnh độ sâu của bóng theo trục x (tức chiều ngang) | |
\yshad - Y Shadow distance (extended) | Chỉnh độ sâu của bóng theo trục y (tức chiều dọc) | |
\blur - Blur edges (gaussian kernel) | Chỉnh độ mờ của viền xung quanh chữ | \blur4 (Số càng lớn thì viền càng loe và mờ) |
\be<0> - Blur edges | Làm mờ viền của chữ | \be1; \be0.25 |
\fn - Font name | Chỉnh font |
{\fnArial} - Dùng font Arial {\fnTimes New Roman} - Dùng font Times New Roman |
\fs - Font size | Kích thước font | {\fs30} - Kích thước font là 30 (còn tùy thuộc vào loại font mà kích thước khác nhau) |
\an - Numpad Text Alignment | Chỉnh vị trí chữ dựa vào vị trí các phím numpad | \an4 - Bên trái \an5 - Trung tâm |
\a - SSA Text Alignment | Tương tự tag \an nhưng theo cách của SSA | |
\k - Karaoke effect | Hiệu ứng karaoke sau khi làm Karaoke Timing |
{\k32}Ka{\k27}ra{\k27}oke -> Hiện "Ka" với màu 1, 2 cái còn lại màu 2, sau đó "ka" chuyển qua màu 1 sau 32 centi giây, rồi "ra" chuyển qua màu 1 sau 27 centi giây |
\kf - Filled karaoke | Tương tự nhưng màu được "đổ" vào từ từ trái sang phải | |
\K - Filled karaoke | Giống \kf | |
\ko - Filled outline karaoke | Giống \kf nhưng chuyển màu viền |
II. Các Tag nâng cao
1. \pos(x1,y1) - Vị trí
Điều chỉnh vị trí của chữ, di chuyển con trỏ chuột lên video để lấy vị trí. Không cần đồng bộ hóa.
Ví dụ: Với độ phân giải mẫu là 640x480, \pos(320,240) sẽ luôn ở giữa màn hình bất kể độ phân giải của video.
Chú ý: Nếu một dòng có 2 tag \pos, chỉ tag đầu tiên có hiệu lực. Tag \pos phụ thuộc vào tâm của chữ.
2. \move(x1,y1,x2,y2) - Di chuyển
Di chuyển chữ từ vị trí ban đầu x1,y1 tới vị trí đích x2,y2. Tương tự như \pos(x1,y1) khi bắt đầu và \pos(x2,y2) sau khi di chuyển.
3. \move(x1,y1,x2,y2,t1,t2) - Di chuyển theo thời gian
Từ thời điểm t1, chữ sẽ di chuyển từ x1,y1 đến vị trí x2,y2 trong khoảng thời gian đó. Chữ sẽ dừng và biến mất khi đạt tới thời điểm t2. Nếu bỏ t1 và t2, chữ sẽ di chuyển suốt thời gian được chỉ định (thời điểm timing).
Ví dụ:
- {\move(100,150,300,350)}: Di chuyển từ 100, 150 đến 300, 350, trong thời gian timing.
- {\move(100,150,300,350,500,1500)}: Tương tự như trên, nhưng bắt đầu di chuyển sau 500 ms sau khi xuất hiện và kết thúc sau 1 giây sau khi xuất hiện dòng đó.
Chú ý: Nếu một dòng có 2 tag \move, chỉ tag đầu tiên có hiệu lực.
4. \c&bbggrr& - Thiết lập màu chính
- Thay đổi màu 1, BBGGRR biểu thị 6 số blue-green-red trong mã HTML, có thể bỏ qua giá trị 00 ở đầu.
- Sử dụng công cụ bộ chọn màu (trong cài đặt màu sắc) để chọn màu.
Ví dụ:
- {\c&HFF0000&}: hoàn toàn màu xanh lục (FF = 255) và màu đỏ (FF), kết quả là màu xanh.
- {\c&H00FF00&} hoặc {\c&HFF00&}: tương tự, hoàn toàn màu xanh lục.
- {\c&H0000FF&} hoặc {\c&HFF&}: tương tự, hoàn toàn màu đỏ.
- {\c&HFFFFFF&}: màu trắng.
- {\c&HFF00FF&}: màu tím.
- {\c&H2DD5F2&}: màu vàng.
5. \1c&Hbbggrr& - Đặt màu chính
Tương tự \c để thiết lập màu 1 (karaoke).
6. \2c&Hbbggrr& - Đặt màu phụ
Giống \c nhưng chỉnh màu 2 (karaoke).
7. \3c&Hbbggrr& - Thiết lập màu viền
Tương tự \c nhưng chỉnh màu viền.
8. \4c&Hbbggrr& - Thiết lập màu bóng
Giống \c nhưng chỉnh màu bóng.
9. \alpha&Haa& - Thiết lập độ trong suốt chính
Điều chỉnh độ trong suốt (alpha) của màu 1, aa sử dụng số HEX.
10. \<1/2/3/4>a&Haa& tương tự \alpha
Điều chỉnh alpha của \màu1/màu2/màu viền/màu bóng
11. \fade(a1,a2,a3,t1,t2,t3,t4) - Làm mờ
Làm mờ chữ.
Có 2 bước: Chữ sẽ bắt đầu với alpha a1 (giống tag \alpha), và ở thời gian t1, nó sẽ mờ qua a2. Mờ qua a2 kết thúc ở thời gian t2. Ở thời gian t3, nó sẽ mờ qua a3, và kết thúc ở t4. Thời gian chỉnh ở millisecond tính từ đầu câu. Giá trị trong suốt cho ở số Hex giống tag \alpha.
Ví dụ: {\fade(&HFF&,&H20&,&HE0&,0,500,2000,2200)}: Bắt đầu vô hình, mờ tới gần đặc, sau đó mờ tới vô hình hoàn toàn. Mờ đầu tiên bắt đầu ở đầu dòng và chạy trong 500 mili giây. Mờ lần 2 bắt đầu 1500 mili giây sau đó và chạy trong 200 mili giây.
12. \fad(t1,t2) - Làm mờ (đơn giản hóa)
Một phiên bản yếu hơn, nhưng thực dụng hơn của \fade. Chữ bắt đầu là vô hình, sau đó lập tức mờ trong t1 mili giây. Nó sẽ mờ lại thành vô hình t2 giây trước khi dòng đó kết thúc, và trở nên vô hình khi dòng đó biến mất. Chú ý: Đây là tag override duy nhất liên quan đến thời gian kết thúc. Tương đương với \fade(&HFF&,&H00&,&HFF&,0,t1,ms-t2,ms), ms là thời gian của dòng tính bằng mili giây.
Ví dụ:
- {\fad(500,500)}: Mờ vào trong 500 mili giây, mờ ra trong 500 mili giây khi kết thúc
- {\fad(500,0)}: Mờ vào trong 500 mili giây nhưng không mờ ra
13. \org(x1,y1) - Gốc
Chỉnh điểm gốc (hay tâm điểm) cho các tag xoay và chỉnh % thang x/y. Ví dụ, trong video có phần quay, bạn muốn chữ quay theo nó. Bạn có thể đặt điểm gốc vào tâm vòng quay, sau đó sử dụng tag \frz với tag \t, chữ sẽ xoay quanh điểm đó. Origin có thể đặt bên ngoài video, tức là bạn có thể đặt xa và tạo hiệu ứng nhảy. Chỉ có thể có 1 tag \org trong một dòng, tag thứ 2 sẽ không có hiệu lực.
Ví dụ:
- {\org(320,240)} Điều chỉnh gốc tọa độ thành 320,240.
- {\org(10000,0)} Điều chỉnh gốc tọa độ thành 10000,0, có thể hữu ích cho hiệu ứng nhảy.
14. \fscx<%> - Thay đổi kích thước phông chữ theo trục X
Điều chỉnh kích thước của phông chữ (theo %) theo chiều ngang. Khác với \fs. Nếu cần, ví dụ khi sử dụng tag \t để chuyển đổi, hãy sử dụng lệnh này thay cho \fs để tránh gây lạ và không mượt.
Ví dụ:
- {\fscx135} Rộng hơn 35%
- {\fscx33} Chỉ còn 1/3 chiều rộng
15. \fscy<%> - Thay đổi kích thước phông chữ theo trục Y
Tương tự \fscx, áp dụng cho chiều dọc của chữ.
Ví dụ:
- {\fscy150} Dài hơn bình thường 1/2.
- {\fscy50} Hẹp hơn bình thường 1/2.
16. \fsp - Khoảng cách giữa chữ
Điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự.
Ví dụ: {\fsp20}ABC: Khoảng cách giữa A và B và C là 20 pixel
17. \fr[<x/y/z>]<độ> - Xoay chữ
Xoay theo trục x/y/z n độ, nếu không ghi rõ trục thì mặc định sẽ sử dụng trục z. Các trục:
- x: Trục ngang.
- y: Trục dọc.
- z: Trục xoay 2 chiều trên mặt phẳng.
1 vòng đầy là 360 độ, nếu vượt quá 360 độ sẽ tiếp tục quay, có thể sử dụng số thập phân.
Tâm xoay sẽ là điểm alignment, ví dụ \an5 thì nó sẽ xoay quanh trung tâm. Có thể chỉnh với tag \org.
Ví dụ:
- {\frx45} 45 độ trục x
- {\fry-45} -45 độ trục y
- {\frz180} 180 độ trục z
- {\fr90} làm chữ nằm dọc, giống \frz90
- {\frz-0.5} nửa độ trục z, tiêu cực
- {\t(\fry3600)} làm chữ xoay tới 10 vòng
18. \fe - Mã hóa font
Mã hóa font cho phụ đề non-unicode
- {\fe0} : set thành ANSI extended, chuẩn USA.
- {\fe128} : set thành SHIFT_JIS extended, chuẩn của Nhật.
- {\fe163} : set chuẩn Việt Nam.
19. \clip(x1,y1,x2,y2) - Đặt hình chữ nhật cắt
Chỉnh vùng chữ, chữ chỉ xuất hiện trong vùng chỉnh. Ví dụ, nếu bạn có độ phân giải là 640x480 và chỉnh \clip(0,0,320,240), thì chữ sẽ chỉ xuất hiện trong vùng góc trên bên trái 1/4 màn hình, những thứ bên ngoài sẽ bị cắt và trở nên vô hình. Tag này khá có ích khi có vật thể chắn ngang chữ, có thể dùng tag \t để chuyển hóa vùng nhìn thấy.
Một số ví dụ:
- {\clip(0,0,320,240)}: chỉ thấy được ở 1/4 màn hình góc trái phía trên.
- {\clip(100,300,540,480)}: chỉ thấy được chữ nếu nằm trong vùng tâm-đáy.
20. \clip([scale,drawing]) - Đặt vector cắt
21. \r[tên] - Reset style
Reset về 1 style cụ thể
22. \p<0/1/2/4> - Chuyển đổi chế độ vẽ
Hình tượng các đoạn mã vector hình vẽ.
Ví dụ:
- {\p1}m 50 0 b 100 0 100 100 50 100 b 0 100 0 0 50 0{\p0} <-- Kích thước chuẩn
- {\p2}m 50 0 b 100 0 100 100 50 100 b 0 100 0 0 50 0 <-- Thu nhỏ kích thước nhỏ gấp đôi
- {\p4}m 50 0 b 100 0 100 100 50 100 b 0 100 0 0 50 0 <-- Thu nhỏ kích thước nhỏ gấp 8
23. \pbo - Dịch chuyển độ cao dưới cơ sở
Tăng độ cao cơ sở của hình vẽ.
Ví dụ:
- {\pbo100}{\p1}m 50 0 b 100 0 100 100 50 100 b 0 100 0 0 50 0{\p0} <-- kích thước chuẩn
- {\pbo-100}{\p1}m 50 0 b 100 0 100 100 50 100 b 0 100 0 0 50 0{\p0} <-- cao hơn 100 pixel
- Cách chỉnh font chữ, cỡ chữ, vị trí sub trong Aegisub
- Cách xuống dòng trong Aegisub để câu không bị ngắt nghĩa
- Cách xuất video (encode) trong Aegisub bằng Megui chi tiết, đơn giản
Trên đây là tổng hợp ý nghĩa, chức năng của các tag trong Aegisub. Mong rằng bạn đã hiểu rõ từng chức năng của từng tag và cách chúng hoạt động trong các tình huống cụ thể. Chúc bạn thành công. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.