1. nội soi dạ dày
Phương pháp này sử dụng ống soi mềm để kiểm tra hệ tiêu hóa. Ống này có đường kính 1cm, được trang bị đèn và camera ghi hình, cùng với nút điều chỉnh giúp bác sĩ quan sát và thực hiện các thủ thuật như gắp dị vật, ngừng chảy máu,...
Mục đích của Nội soi dạ dày:
- Tìm nguyên nhân gây bệnh: phương pháp nội soi có thể giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, đau bụng,…
- Chẩn đoán: bác sĩ có thể quan sát hình ảnh của thực quản, dạ dày và thực hiện sinh thiết để xét nghiệm và chẩn đoán một số bệnh như thiếu máu, xuất huyết, viêm loét,… cũng như ung thư thực quản, dạ dày.
- Chữa trị: các công cụ điều trị đặc biệt được đưa vào ống nội soi để áp dụng trực tiếp vào cơ thể, hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh như xuất huyết đường tiêu hóa, gắp dị vật,...
Đây là phương pháp rất phổ biến
Phương pháp nội soi dạ dày là an toàn nhưng vẫn có thể gặp phải các biến chứng. Một số biến chứng có thể xảy ra như làm tổn thương niêm mạc, nhiễm trùng, chảy máu,… đặc biệt khi người bệnh không hợp tác hoặc có tình trạng thủng bít từ trước.
2. Các phương pháp thực hiện phổ biến
2.1 Nội soi dạ dày dưới tình trạng mê
Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi thực hiện nội soi. Nhờ đó, họ sẽ không cảm nhận đau đớn hoặc khó chịu như khi thực hiện nội soi mà không gây mê.
Ưu điểm:
-
Giảm cảm giác đau, khó chịu, buồn nôn và lo sợ trong quá trình nội soi.
-
Thời gian gây mê ngắn, liều lượng thuốc mê thấp, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và không gây hại cho sức khỏe. Sau khi nội soi, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tỉnh táo và hệ thần kinh trở lại trạng thái bình thường.
Nội soi dưới tình trạng mê không gây hại cho bệnh nhân
-
Hình ảnh từ ống nội soi rõ nét, chất lượng, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
-
Nội soi kết hợp với gây mê giúp giảm thiểu tổn thương niêm mạc vì bệnh nhân nằm yên trong tư thế hỗ trợ bác sĩ thao tác chuẩn xác.
Nhược điểm:
-
Chi phí cao hơn so với phương pháp nội soi thông thường.
-
Sau khi tỉnh, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi.
Lưu ý cho bệnh nhân khi thực hiện nội soi dưới tình trạng mê:
-
Thông báo cho bác sĩ về mọi loại thuốc đang sử dụng.
-
Trước khi thực hiện nội soi, khoảng 6 - 8 tiếng, bệnh nhân không nên ăn uống, đặc biệt là không nên tiêu thụ cà phê, socola,…
-
Bệnh nhân tạm ngừng uống nước từ 6 - 8 giờ trước khi thực hiện nội soi.
-
Sau khi hoàn thành, bệnh nhân không nên khạc nhổ và tránh ăn uống trong vòng nửa giờ.
-
Nếu sau nội soi bệnh nhân gặp tình trạng đi ngoài phân đen, đau bụng, nôn mửa, sốt cao,… cần thông báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
2.2 Nội soi dạ dày qua mũi
Đây là một phương pháp nội soi dạ dày tiên tiến, không gây đau đớn cho bệnh nhân. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để đi qua mũi của bệnh nhân, từ đó đi vào họng và tiếp tục đến thực quản, dạ dày để quan sát và chẩn đoán bệnh. Từ hình ảnh thu được, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề bất thường, thu mẫu xét nghiệm vi khuẩn HP,… để chẩn đoán bệnh.
Trong phương pháp này, ống nội soi được đưa qua mũi của bệnh nhân
Ưu điểm:
-
Loại bỏ cảm giác khó chịu, đau đớn, buồn nôn khi thực hiện nội soi mà không cần chạm vào lưỡi hoặc hầu họng.
-
Bảo đảm an toàn tuyệt đối với việc không sử dụng gây mê và không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim.
-
Nội soi đường mũi mang lại kết quả chính xác với ống nội soi nhỏ (đường kính chỉ 5.9 mm) dễ đi qua những tổn thương làm hẹp đường tiêu hóa, có khả năng thâm nhập sâu, chi tiết hơn so với các loại ống nội soi khác.
-
Thực hiện nhanh chóng, tiện lợi.
-
Hỗ trợ bác sĩ thăm khám cẩn thận, nhận biết vấn đề trong thực quản, dạ dày, bao gồm cả ung thư dạ dày.
Nhược điểm:
-
Không thích hợp cho bệnh nhân có khe mũi hẹp hoặc vách ngăn mũi bị biến dạng.
Không áp dụng nội soi qua mũi cho những người bị hẹp mũi
-
Khi rút ống nội soi, có trường hợp mũi có thể chảy máu hoặc đau.
-
Khi phát hiện bất thường, không thể thực hiện ngay mà phải chuyển sang nội soi qua miệng mới có thể thực hiện.
2.3 Nội soi dạ dày bằng viên camera
Phương pháp tiên tiến này được thực hiện bằng cách bệnh nhân nuốt một thiết bị camera giống như viên thuốc. Camera này có khả năng chụp 3 bức ảnh liên tục trong 1 giây và truyền hình ảnh về một máy hiển thị. Hình ảnh này giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
Ưu điểm:
-
Không gây đau đớn.
-
Bệnh nhân không cảm thấy khó chịu hay buồn nôn.
-
Hỗ trợ bác sĩ quan sát sâu hơn trong hệ tiêu hóa, đặc biệt có thể nhìn thấy những nơi mà ống nội soi thông thường không thể đạt tới.
-
Trong quá trình thực hiện nội soi, bệnh nhân có thể hoạt động bình thường.
-
Hiệu quả trong việc ngăn chặn lây nhiễm từ người này sang người khác rất cao.
-
Không gây ra tác dụng phụ.
-
Phương pháp này không dẫn đến biến chứng.
Nhược điểm:
-
Chi phí thực hiện rất cao, lên đến 12 triệu đồng vì đây là công nghệ tiên tiến.
Phương pháp nội soi hiện đại này đòi hỏi chi phí cao
Chú ý:
-
Trước khi nuốt: đảm bảo đạt chuẩn về mọi mặt như tính năng thu phát tín hiệu, đèn báo, camera,…
-
Chỉ uống nước và không ăn bất cứ thứ gì sau khi nuốt viên nang khoảng 4 giờ đồng hồ.
-
Có thể vận động nhẹ sau khi nuốt viên nang.
Nội soi dạ dày là phương pháp thăm khám an toàn cho bệnh nhân. Với những cải tiến, đổi mới trong phương pháp nội soi, bệnh nhân không cảm thấy đau và kết quả cũng chính xác hơn rất nhiều. Hãy tìm kiếm các cơ sở y tế uy tín để được nội soi an toàn và hiệu quả.