Covid-19 vẫn tiếp tục là ác mộng của thế giới khi các đợt nhiễm mới lan ra nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Đợt nhiễm thứ hai ở Ấn Độ mang đến nhiều thiệt hại hơn đợt đầu tiên vào năm 2020. Trong tháng Năm, Ấn Độ ghi nhận 400.000 ca nhiễm và 4.000 ca tử vong mỗi ngày, con số chính xác có thể cao hơn nhiều. Mặc dù chiến dịch tiêm vắc-xin ở các nước giàu có phần nào thành công, giảm số ca nhập viện, nhưng việc phân bổ vắc-xin trên thế giới vẫn chưa đồng đều: các nước nghèo nhận ít hơn rất nhiều. Tổ chức Y tế Thế giới gần đây cảnh báo việc phân bổ vắc-xin cho châu Phi mang tính “ngẫu hứng, tùy tiện”, làm cho việc lên kế hoạch tiêm vắc-xin gặp nhiều khó khăn ở các quốc gia này.
Các đợt phong tỏa trên khắp thế giới cuối cùng cũng chấm dứt, bao gồm cả đợt phong tỏa kéo dài 262 ngày ở Melbourne. Nhiều quy định hạn chế đi lại trên đất liền, trên biển và trên không cũng được nới lỏng, làm cho ngành công nghiệp du lịch cảm thấy phấn khích. Hoa Kỳ mở cửa trở lại (cho những người đã tiêm vắc-xin) chỉ vào tháng Mười một; trước đó, lượng di chuyển hàng không quốc tế vào tháng Mười chỉ bằng 66% so với tháng Mười, 2019.
Các công ty bắt đầu thuyết phục nhân viên trở lại văn phòng để làm việc. Các ngân hàng là những người sốt sắng và quyết tâm thực hiện chuyện này nhất. Ông chủ của Morgan Stanley còn nói rằng nếu nhân viên cảm thấy vui vẻ khi đi ăn nhà hàng thì họ cũng nên đi đến văn phòng để làm việc. Lượng người đi bộ ở trung tâm các thành phố như London hay New York thấp hơn rất nhiều so với trước đại dịch. Olympic Tokyo
Lễ nhậm chức tổng thống của Joe Biden mang lại một cảm giác nhẹ nhõm sau những tháng năm hỗn loạn dưới thời Donald Trump. Tổng thống Biden phải giải quyết những bế tắc xung quanh hàng ngàn tỷ đô-la chi tiêu cho các chương trình xã hội nhưng cũng thành công khi luật cơ sở hạ tầng có giá trị 1.200 tỷ đô-la được thông qua. Nước Mỹ cũng quay lại hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Hội nghị thượng định COP26 về biến đổi khí hậu không có bước đột phá nào như nhiều người mong đợi cho dù trong thỏa thuận cuối cùng các quốc gia cam kết giới hạn mức nóng lên ở mức 1.5 độ C. Mỹ và Trung Quốc ra tuyên bố chung cùng làm việc với nhau để giảm khí thải. Các bằng chứng ngày càng rõ ràng hơn về chuyện trái đất nóng lên. Lũ lụt mùa hè ở Trung Quốc và Đức làm chết hàng trăm người. Hi Lạp, Israel, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ gồng mình lên để chống cháy rừng.
Sau nhiều năm đàm phán dưới sự chủ trì của OECD, 136 quốc gia đã ký một thỏa thuận đề xuất mức thuế doanh nghiệp thấp nhất toàn cầu ở mức 15% và đưa các biện pháp mới để buộc các công ty trả thêm thuế ở các quốc gia mà họ đang kinh doanh.
Trung Quốc bắt đầu xiết chặt các hãng công nghệ. Cơ quan quản lý của Trung Quốc điều tra Didi Global sau đợt IPO của công ty này ở New York và sắp đưa ra các quy định chống độc quyền cứng rắn hơn. Dưới áp lực lớn từ chính phủ, Didi cuối cùng cũng phải rút khỏi sàn giao dịch New York. CEO của các công ty công nghệ được lệnh phải theo chính sách “thịnh vượng chung” của nhà nước.
Vào tháng Mười, Tesla trở thành công ty sản xuất xe ô tô đầu tiên vượt mốc giá trị thị trường chứng khoán với giá trị 1.000 tỷ đô-la (và bắt đầu rớt giá kể từ đó). Đầu năm, Tesla mua số bitcoin trị giá 1.500 tỷ đô-la, một khoản đầu tư nguy hiểm với sự biến động giá khôn lường của tiền ảo. Nhiều quốc gia đã xem xét khả năng phát hành các loại tiền số do ngân hàng trung ương hỗ trợ, hay gọi là “govcoins” (goverment coins = đồng tiền chính phủ). Nhóm G7 đưa ra chính sách về vấn đề này hồi tháng Mười. El Savador trở thành quốc gia đầu tiên chấp nhận bitcoin là đồng tiền pháp định; trong khi đó, lo ngại về sự bất ổn của giá trị các đồng tiền truyền thống, những người phản đối bitcoin xuống đường biểu tình.
Việc đứt gãy chuỗi cung ứng càng làm cho lạm phát trở thành một vấn đề đau đầu. Hàng trăm con tàu ngoài bờ biển Los Angeles chờ để dỡ hàng. Vào tháng Ba, Ever Given, tàu chở container, mắc kẹt ở Kênh đào Suez, cản trở 369 con tàu khác cần qua kênh đào này. Ever Given được giải thoát trong một tuần, nhưng không thể cập cảng đến là Rotterdam, cho đến tháng Bảy.
Du lịch vũ trụ có một bước tiến lớn trong năm nay. Richard Branson bay vào không gian với tên lửa Virgin Galactic. Sau khi không còn làm CEO của Amazon, Jeff Bezos cũng bay vào vũ trụ với tên lửa New Shepard. Trong khi đó, Trung Quốc đáp tàu xuống Sao Hỏa, quốc gia thứ ba làm được điều này. NASA hoãn lại kế hoạch đưa người trở lại Mặt Trăng ít nhất đến 2025, nhưng hi vọng sẽ thử một tàu con thoi bay vào quỹ đạo mặt trăng vào năm tới. Một số quốc gia cũng bắt đầu phóng tàu không người lái để thám hiểm Mặt Trăng vào năm tới.
“No Time to Die”, vai diễn Bond cuối cùng của Daniel Craig, cuối cùng cũng ra rạp, sau ba lần bị trì hoãn trong đại dịch. Bộ phim này trở thành bộ phim bom tấn của Hollywood trong kỷ nguyên đại dịch. Nhưng doanh thu phòng vé vẫn không xi-nhê gì so với hai bộ phim của Trung Quốc là “The Battle at Lake Changjin” và “Hi, Mom”.
Việt Nam chúng ta, đặc biệt là Sài Gòn, cũng đã trải qua một năm đầy gian nan thử thách khi Sài Gòn và các tỉnh lân cận trải qua những đợt giãn cách, phong tỏa trong thời gian dài vì covid-19. Mình vẫn nhớ những ngày chạy xe ngoài đường mà không có ai, rồi đi đâu cũng phải trình giấy đi đường, nhưng đặc biệt nhất là cảm giác khi đi mua lương thực thực phẩm để dự trữ. Nhưng những chuyện đó cũng đã hoặc dần dần qua rồi; Sài Gòn đang phục hồi.
Một năm đã gần trôi qua với quá nhiều biến cố đau thương và mất mát không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Một năm nữa sắp đến với nhiều thách thức lớn hơn bao giờ hết, từ đại dịch covid-19 đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Mình chúc anh em Mytour một năm mới có nhiều sức khỏe và đạt được nhiều mục tiêu đề ra.