1. Gọi mưa trên phố cổ
Xứ Huế bí ẩn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những tác phẩm văn thơ, nhạc họa. Lấy nguồn cảm hứng từ đây, nhạc sĩ Minh Kỳ đã sáng tác ca khúc Gọi mưa trên phố cổ để ghi lại kí ức và tình cảm với quê hương.
Không gian Huế, với nét đẹp u buồn và cổ kính, khiến cho cơn mưa trở nên thêm phần dịu dàng và huyền bí. Ca khúc được biểu diễn bởi nhiều nghệ sĩ, nhưng với Quang Lê, người con của Huế, chất giọng ngọt ngào của anh mang đến hồn quê hương một cách chân thật và sâu sắc nhất.
'Chiều nay mưa trên phố cổ
Kiếp giang hồ không bến đợi
Mà mưa sao vẫn rơi rơi hoài
cho lòng nhớ ai?
Ngày chia tay hôm nao còn đây
Nước trên sông Hương còn đầy
Tình đã xa gió mưa u hoài
mắt lệ ngắn dài...'
2. Hương sắc Huế
Huế thương là một hay, trữ tình về Huế mộng mơ do nhạc sĩ An Thuyên sáng tác được thể hiện bởi Vân Khánh. Bài hát mang âm hưởng dân ca ngọt ngào, sâu lắng đó đã đi vào lòng đông đảo công chúng yêu âm nhạc.
Ca khúc là một tác phẩm âm nhạc đi cùng năm tháng, dù được ra đời khá lâu nhưng vẫn nhận được nhiều sự đón nhận đông đảo từ khán giả. Bài hát có nội dung viết về người con xa xứ quay về quê hương, đó là cố đô Huế thân thương với những hình ảnh vừa thân quen, vừa xa lạ.
"...Tôi nhớ khúc ca,
Tôi nhớ khúc ca mỗi lần đến Huế,
Nam ai Nam bằng mà sao thương thế,
Lắng trong vui buồn mộng mơ em hát,
Nghe thân thương Huế ơi...
Tôi nhớ đến em,
Tôi nhớ đến em chiều hè vương nắng,
Rơi rơi sân trường phượng hồng mơ ước,
Dáng em đi về hòa tan trong Huế,
Nên tôi đi.. tìm em..."
Khát vọng Huế là một tác phẩm nổi tiếng, trữ tình về Huế mộng mơ do nhạc sĩ Bạch Phú sáng tác được thể hiện bởi Quang Linh. Bài hát mang âm hưởng dân ca ngọt ngào, sâu lắng đó đã đi vào lòng đông đảo công chúng yêu âm nhạc.
Ca khúc là một tác phẩm âm nhạc đi cùng năm tháng, dù được ra đời khá lâu nhưng vẫn nhận được nhiều sự đón nhận đông đảo từ khán giả. Bài hát có nội dung viết về người con xa xứ quay về quê hương, đó là cố đô Huế thân thương với những hình ảnh vừa thân quen, vừa xa lạ.
'...Tôi nhớ khúc ca,
Tôi nhớ khúc ca mỗi lần đến Huế,
Nam ai Nam bằng mà sao thương thế,
Lắng trong vui buồn mộng mơ em hát,
Nghe thân thương Huế ơi...
Tôi nhớ đến em,
Tôi nhớ đến em chiều hè vương nắng,
Rơi rơi sân trường phượng hồng mơ ước,
Dáng em đi về hòa tan trong Huế,
Nên tôi đi.. tìm em...'
3. Đến xứ Huế
Nhạc sĩ Duy Khánh (1936-2003), tên thật Nguyễn Văn Diệp, còn có nghệ danh Tăng Hồng, Hoàng Thanh. Nhắc đến Huế thơ mộng chúng ta không thể bỏ qua bài hát Đến xứ Huế. Đây là một bài hát 'vàng' đình đám, lưu danh muôn thuở cho đến thời điểm hiện tại. Bài hát được sáng tác bởi Duy Khánh và được nhiều ca sĩ nổi tiếng về dòng nhạc bolero trình bày, trong đó Quang Lê và Ngọc Hạ là hai cái tên chúng ta không thể bỏ qua.
Với giọng hát ngọt ngào, trữ tình của hai giọng ca kỳ cựu trong làng âm nhạc đã góp phần thể hiện sự thành công của bài hát. Trong bài hát có nhắc đến những địa danh nổi tiếng của Huế như Núi Ngự, sông Hương,... càng làm thổn thức biết bao trái tim của những người con xa xứ.
'Đến xứ Huế thì đến
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương.
Nước sông Hương còn vương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ lắm thay
Người tình quê hỡi người tình quê, có nhớ xin trở về...'
4. Hồi tưởng Cố Đô
Nhạc sĩ Thanh Sơn là người nổi tiếng với những bài hát viết về quê hương, đất nước cũng đã cảm tác trước vẻ đẹp xứ Huế mộng mơ mà viết nên một số ca khúc thương về miền đất kinh kỳ. Hồi tưởng Cố Đô là môt trong những bài hát hay nhất của nhạc sĩ.
Bài hát có nội dung viết về tâm trạng của người con xa xứ, nhớ thương về cố đô Huế, trông mong ngày sớm được trở về quê nhà. Với giọng hát ấm áp, da diết và trữ tình kết hợp với lời bài hát ý nghĩa, giai điệu sâu lắng, Bảo Yến đã chiếm trọn trái tim của khán giả yêu nhạc bolero nói chung khi thể hiện quá hoàn hảo ca khúc, mang đến cho người nghe rất nhiều cảm xúc bồi hồi.
'Người đi chốn xa thương về Cố Đô
Thương tà áo trắng thương mấy câu hò
Và giọng cười, vành nón kim luông
Ôi nắng chiều vỹ dạ thoáng buồn
Ngự Bình chơ vơ nhìn sông Hương.
Nhìn lăng tẳm, ôn thế hệ đã qua
Oai hùng di tích trang sử chưa nhòa
Từng giọng hò trên bến Vân Lâu
Năm tháng buồn như nước qua cầu
Chạnh lòng mấy phút giây âu sầu.'
5. Vẻ đẹp xứ Huế
Ngưỡng mộ nhan sắc mộc mạc, đài các của nàng thơ xứ Huế Ngọc Trân nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã chắp bút sáng tác nên ca khúc về vẻ đẹp Nàng thơ xứ Huế qua sự thể hiện bằng chất giọng trong trẻo của nữ ca sĩ Thuỳ Chi.
Vẻ đẹp của nàng thơ xứ Huế Ngọc Trân vốn từng gây chú ý từ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016. Sau khi yên ắng một thời gian vì phải quay về Huế hoàn thành việc học tập tại trường ĐH Khoa Học - Huế, đầu năm 2018, nàng thơ xứ Huế Ngọc Trân tốt nghiệp ĐH và lập tức quay trở lại, gây chú ý với dự án hợp tác văn hoá Việt – Hàn có tên gọi “nàng thơ xứ Huế”. Đây là chương trình giới thiệu vẻ đẹp con người xứ Huế cùng những tinh hoa văn hoá ẩm thực, văn hoá, du lịch của vùng đất Cố đô. Sau gần 1 năm quay hình khắp các danh thắng xứ Huế, chương trình nàng thơ xứ Huế sẽ được trình chiếu đầu tiên trên các chuyến bay quốc tế.
Hồ Hoài Anh chia sẻ: “Tôi yêu Huế. Đó là một mảnh đất lãng mạn, đậm chất thơ. Khi xem những hình ảnh từ trailer chương trình nàng thơ xứ Huế tôi như bị mê hoặc vì vẻ đẹp nên thơ của cảnh vật xứ Cố đô và say mê vẻ đẹp đài các rất riêng của nàng thơ Ngọc Trân dịu dàng với nụ cười sau vành nón lá. Nhẹ nhàng, dung dị mà lại huyền bí và chính điều đó đã hấp dẫn tôi và những ca từ, giai điệu cứ thế vang lên trong tâm trí mình".
"Ngả nghiêng cho đời ngẩn ngơ
Ngả nghiêng nét đẹp Nàng thơ
Ngả nghiêng thấy hoa cười với ai?
Về đây sao nghe đời thảnh thơi
Dạ thưa ơi thấy thương
Đong đưa in nét dài có hay
Mây bay vương gió trời
Thương ai để nhớ
Xin gửi vào tháng ngày ngả nghiêng..."
6. Huế mù sương
Nhắc đến cố đô Huế chúng ta không thể bỏ qua cái tên Huế mù sương do nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi được thể hiện bởi ca sĩ Quang Lê. Bằng chất giọng ấm áp, ngọt ngào và da diết của mình, nam ca sĩ đã thể hiện thành công xuất sắc và truyền tải một tình cảm, một tình yêu trọn vẹn về Huế đến với khán giả.
Bài hát không chỉ được thể hiện bởi Quang Lê, mà còn được trình bày bởi nhiều ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc bolero. Ca khúc mang giai điệu nhẹ nhàng nhưng đi sâu vào lòng người trong từng nhịp điệu. Bài hát kết thúc bằng một câu hỏi mở: "Huế bâу chừ buồn lắm không em?" - tác giả muốn để người nghe cảm nhận và giải đáp, tạo một cảm xúc bồi hồi xao xuyến cho khán giả.
"...Nhớ khóe mắt với nụ cười
Em ngơ ngác qua Trường Tiền lộng gió
Anh là kẻ phiêu bồng một sớm
Thương em rồi nên dừng bước nơi đây
Ðã lâu rồi anh không về thăm Huế
Từ độ nào còn nhớ áo thơ ba
Huế bây chừ buồn lắm không em?
Huế bây chừ buồn lắm không em?"
7. Huế xưa
Ca khúc này được nhạc sĩ Duy Khánh ghi là Thương Về Miền Trung 2, là ca khúc nối tiếp bài hát Thương Về Miền Trung, nói lên tâm tình của người con gái trông chờ người yêu trở về với Huế mộng mơ.
"Anh nói rằng anh sẽ về thăm quê miền Trung
Dù năm tháng dài đường xa lạnh lùng
Dòng sông Hương còn trôi, vầng trăng xưa còn soi
Sao không thấy anh về thăm anh ơi?
Câu hát lời ca ước nguyện xưa, nay còn đâu
Giờ anh núi rừng ngàn xa dãi dầu
Dù anh đi đường mây, tình quê hương còn say
Anh nhớ về cho ấm lại ánh trăng thề..."
9. Hương sắc xứ Huế
Một sáng tác tuyệt vời của nhạc sĩ quê quán ở Huế, Văn Giảng, với bút danh Thông Đạt, mang đến bài hát Hương sắc xứ Huế. Đây không chỉ là một bản nhạc mà còn là một bức tranh thơ về vẻ đẹp của thành phố cổ Huế.
'Trường Tiền thiếu nhịp cầu xinh
Sông Hương rũ bóng, chiều im lắng buồn
Ngọ Môn cổ kính rêu phong
Súng đồng (mà) hai dãy thần công thở dài
Đường vô Đại Nội hôm nay, mang nhiều chứng tích
những ngày... tang thương.'
10. Tình sầu Cố đô
Tình sầu Cố đô là một tác phẩm đầy tình cảm của nhạc sĩ có nguồn cảm hứng từ xứ Huế, ông Châu Kỳ. Những nốt nhạc tài hoa vẽ lên bức tranh buồn của thành phố cổ:
'Gợi buồn chiều này Cố đô ơi
Hoàng thành kia giờ không thấy lối
Từng nét xưa đã phai rồi và dáng em cũng mất rồi
Còn nữa đâu lời trăn trối
Kìa dòng Hương sầu nước quên trôi
Nhịp cầu đang chìm trong bóng tối
Đò đứng mơ khách phương trời
Đường phố kia vắng không người
Nhìn Cố đô núi ngậm ngùi...'