1. Biến Thức Ăn Thừa Thành Phân Bón
Nếu thức ăn thừa tích lũy quá nhiều và mọi cách bảo quản đều thất bại, hãy xem xét chuyển chúng thành phân bón cho cây. Bạn có thể sử dụng chúng trực tiếp hoặc ủ thành phân để dùng dần cho cây xanh. Phương pháp này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mua phân bón mà còn cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển mạnh mẽ hơn.
Việc sử dụng thức ăn thừa từ nhà bếp để ủ phân bón là cách tạo ra loại phân tự nhiên 100%. Loại phân này rất hữu ích và an toàn cho việc trồng rau, hoa và cây cảnh. Bạn có thể tái chế rác thải nhà bếp như cơm, thức ăn thừa, vỏ trứng, vỏ hoa quả... thành phân bón cho cây trồng, đặc biệt là rau. Quy trình đơn giản với nguyên liệu sẵn có từ nhà bếp và việc sử dụng E.M sơ cấp giúp tạo ra loại phân hữu cơ tốt nhất.
2. Tinh Chỉnh Cách Thêm Gia Vị
Các gia vị thường tạo cho món ăn mùi hương và vị thơm ngon hơn. Nếu thức ăn thừa mà đem đun nóng ăn đi ăn lại sẽ khiến bạn chán ngấy thì bạn có thể chọn cách nêm gia vị thêm. Ví dụ: bạn có thể "biến tấu" món thịt luộc thừa thành thịt đông nấu cùng mộc nhĩ hoặc các gia vị. Việc điều chỉnh cách thêm gia vị giúp món ăn có hương vị khác lạ và chắc chắn sẽ "trôi cơm" hơn bình thường.
Đường và muối là hai loại gia vị giúp bạn cứu vãn những món ăn thừa:
- Ướp muối là một phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn bằng cách trộn chúng với muối ăn, nhờ vào khả năng ức chế vi sinh vật gây thối của muối ăn. Ngoài ra, muối ăn cũng có tác dụng làm giảm các ảnh hưởng của các enzym gây hư hỏng. Quá trình ướp muối có thể kết hợp với ướp nước đá lạnh.
- Đường có tác dụng làm dịu vị mặn muối ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động, kìm hãm sự phát triển vi khuẩn gây thối.
3. Phơi (sấy) khô
Phơi là một trong những cách bảo quản dễ dàng nhất, không cần nhiều kĩ năng đặc biệt, chỉ cần thật nhiều nông sản tươi. Treo ngược rau thơm ở nơi khô, thoáng, ấm. Phủ giấy báo bên ngoài để không bắt bụi. Khi đã khô giòn hoàn toàn, cho vào hũ kín. Sấy là xắt lát rau củ, trái cây, và làm theo hướng dẫn sử dụng máy sấy thực phẩm của nhà sản xuất. Có thể dùng giấy nến bọc trái cây. Phơi (sấy) khô là một trong những cách tận dụng thức ăn thừa hiệu quả.
Với những thức ăn thừa như cơm, xôi... bạn có thể dùng cách phơi (sấy) khô để bảo quản. Cách làm này có tác dụng vô cùng tuyệt vời, nó giúp bạn bảo quản thực phẩm với thời gian dài (thậm chí đến 1 năm). Sau đó bạn có thể biến những món đồ khô này thành dạng khác như xôi chè, bánh... Lưu ý, trước khi phơi (sấy) khô bạn nên làm sạch cơm, xôi... phơi dưới nhiệt độ cao, càng khô càng tốt.
4. Làm mứt trái cây
Mùa hè là mùa của hoa quả tươi ngon ngọt ngào với giá cả phải chăng, và đó cũng là khi bạn thường xuyên mua hoa quả với số lượng lớn. Khi bỗng nhiên phát hiện ra đã lỡ mua quá nhiều hoa quả, hãy kéo dài thời gian sử dụng chúng bằng cách chế biến thành món mứt. Đào, mận, việt quất, mâm xôi... tất cả đều có thể làm mứt dùng kèm nhiều món tuyệt ngon, từ bánh mì nướng đến ăn kem.
Bên cạnh mứt trái cây khô, bạn còn có thể tận dụng trái cây thừa để làm mứt trái cây dạng nhuyễn để kết hợp cùng bánh mì. Mứt nhuyễn được chế biến từ các loại trái cây và một số loại củ nấu với đường. Các loại trái cây, củ được dùng để làm mứt rất nhiều: dừa, gừng, cam,dâu tây, khoai lang, táo, dứa,…. Mỗi loại mứt sẽ có một màu sắc và hương vị đặc trưng riêng. Mứt nhuyễn sau khi làm các bạn bỏ tủ lạnh, ăn kèm với sữa chua, bánh mì lát, bánh quy... đều hợp vị.
5. Sáng tạo các món ăn đa dạng với thức ăn thừa
Cơm chiên, thịt nấu đông hoặc nem, nấu cùng mì (bún)... là những gợi ý vô cùng tuyệt vời giúp bạn tận dụng thức ăn thừa. Bạn không nên lãng phí vứt đồ ăn thừa mà hãy bảo quản chúng đúng cách và chế biến thành các món mới tùy vào sự sáng tạo của bản thân. Khi được nêm nếm thêm gia vị và thay đổi kiểu nấu nướng, thức ăn thừa cũng trở nên "lạ miệng" hơn bao giờ hết. Bạn cũng có thể tham khảo các công thức làm salad hoặc các món lẩu thập cẩm dựa vào thức ăn thừa trong sách báo hoặc trên mạng.
Salad là món ăn đơn giản và rất dễ thực hiên. Đó là lí do rất nhiều người chọn cách mua rau về làm salad để có bữa tối thật nhanh chóng và ngon miệng. Nhưng đôi khi, chúng ta nhận ra số lượng rau mua về đủ... nuôi một đội quân nhỏ. Khi đó, hãy xào tất cả chỗ rau đó. Bạn sẽ có món ăn tuyệt vời. Chế biến cơm rang cũng là cách tuyệt vời để tận dụng cơm nguội và “tất tần tật” các thứ rau còn sót lại trong tủ lạnh. Món ăn này thích hợp với mọi thời tiết, dù là đông hay hè, mà còn cực kỳ linh hoạt đủ cho bạn có thể tự do sáng tạo và trải nghiệm.
6. Làm pizza từ thịt đã qua chế biến
Đối với những loại thịt đã qua chế biến như lạp xưởng, dăm bông, thịt kho, thịt ram… bạn có thể kết hợp chúng cùng với các loại rau củ làm ra một chiếc pizza ngon miệng. Đừng lo lắng mùi vị của chiếc pizza này sẽ khó ăn vì thực chất, pizza là loại bánh được nướng với những nguyên liệu thập cẩm.
Nguyên liệu:
- Đế bánh pizza: Bột mì (200 gr), men nở (5 gr), muối (2 gr), nước, dầu ăn
- Nhân bánh pizza: Phô mai, sốt cà chua, nhân pizza tùy theo khẩu vị của từng người và bạn có thể tận dụng các loại thịt còn thừa lại trong bếp, ớt chuông và hành tây.
Cách làm:
- Đế bánh: Cho bột mì, men nở, muối, nước và dầu ăn trộn đều nhau và dùng tay nhào cho đến khi bột có độ dẻo vừa phải. Sau đó, dùng cán làm dẹt miếng bột, chú ý phải để phần rìa bánh dày hơn để nguyên liệu không bị rơi ra ngoài.
- Cho phần đế bánh vào trong lò nướng ở nhiệt độ 220 độ C trong thời gian từ 5 - 7 phút.
- Nhân bánh: Phết đều phô mai đã thái sợi và sốt cà chua lên lòng đế bánh. Cho nhân bánh tùy thích vào rồi cho bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 400 độ C khoảng 10 - 15 phút. Khi thấy bánh chín vàng thì lấy ra.
Vậy là bạn đã làm xong món pizza ngon miệng từ những loại thịt còn thừa lại ngày hôm qua.
7. Làm nước dùng
Để không lãng phí thực phẩm, làm nước dùng và cất lên ngăn đá là cách làm khá đơn giản. Đem các phần rau củ bỏ đi, như các phần đầu mẩu, cọng cành, phần vỏ bóc ra và bất kỳ các phần bỏ đi nào khác, xào sơ với một chút dầu olive hoặc bơ, rồi bỏ nước vào đun liu riu cho tới khi bạn có món nước dùng từ rau củ rất thơm ngon.
Bạn chỉ còn trong tủ lạnh vài củ cà rốt, một ít cây cần tây, chút hành lá hay một chút rau thơm sắp héo? Đừng vứt chúng đi mà hãy tận dụng triệt để. Một số bộ phận của rau củ mà ta thường vứt đi vẫn có thể sử dụng để tạo nên một nồi nước dùng hương vị tuyệt vời. Kinh tế và ngon hơn nhiều so với những thứ nước ninh được đóng hộp sẵn, cách này còn vô cùng đơn giản khi bạn chỉ mất 30 phút để hoàn thành nồi nước dùng. Bạn còn có thể để dành cho các bữa ăn sau bằng cách cho nước dùng vào lọ thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh.
8. Tái chế thực phẩm thành thức ăn cho động vật trang trại
Có một cách khác để tận dụng tất cả thức ăn thừa của bạn, đó chính tái chế thực phẩm thành thức ăn cho động vật trang trại. Nếu bạn không có vật nuôi hoặc bạn không muốn cho chúng ăn thức ăn thừa của bạn thì có những động vật trang trại mà bạn có thể cho thức ăn của mình. Nhưng hãy đảm bảo rằng thức ăn không bị ôi thiu và tốt cho sức khỏe và phù hợp với những con vật khác.
Một số người chăn nuôi động vật cho biết việc tận dụng thức ăn thừa để chăn nuôi lợi nhuận thu được cao hơn, ổn định hơn so với nuôi bằng cám công nghiệp. Đơn giản thức ăn thừa không phụ thuộc nhiều đến giá cả thức ăn công nghiệp vốn luôn lên xuống thất thường, mà còn góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường.
9. Làm dưa góp
Dấm có tác dụng kéo dài thời gian sử dụng của các loại rau củ một cách đáng kể, vì thế ngâm dấm là một cách hữu hiệu để tận dụng rau mỗi khi bạn lỡ tay mua quá nhiều. Dưa góp có khả năng ăn cùng bánh sandwich, xà lách hoặc dùng làm món khai vị. Các loại rau giòn là những loại dễ để ngâm dấm nhất. Trong những ngày trời lạnh, hãy ngâm cà rốt, súp lơ, củ cải hoặc hành tây. Trong những ngày ấm áp, hãy thử bí xanh, đậu xanh, ớt chuông và dưa chuột.
Nguyên liệu làm dưa góp dễ tìm, cách thực hiện lại vô cùng đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện món dưa góp trong vòng chưa đầy 45 phút. Chính vì vậy, làm dưa góp là cách hữu hiệu để gia đình bạn giải quyết vấn đề thức ăn thừa vừa có thêm một món ăn kèm ngon miệng cho bữa ăn gia đình.
10. Đánh bóng đồng bằng chanh thừa
Bạn sẽ ngạc nhiên khi giờ đây, tất cả vỏ trái cây bạn vứt vào thùng rác có thể rất hữu ích cho bạn. Bạn thực sự có thể sử dụng vỏ chanh và cam hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào khác để làm sạch thau và đồng. Vỏ trái cây chứa một lượng lớn axit xitric rất tốt để làm sạch các đồ dùng kim loại này. Bạn có thể chà những lớp vỏ này lên những đồ dùng bằng kim loại để làm sạch và cho chúng sáng bóng hơn.
Cách làm:
- Hãy vắt chanh lấy nước cho vào khăn sạch hoặc miếng rửa bát, chà trực tiếp lên lư đồng.
- Sau khi chà xong các bề mặt, thì dùng nước ấm rửa lại và lau khô. Nước chanh sẽ đánh bật các vết bẩn và giúp lư đồng sáng bóng trở lại.
- Với các vết gỉ màu xanh trên thân đồ đồng, hãy trộn nước cốt chanh với muối, dùng khăn chùi lên vị trí có vết gỉ sẽ làm chúng biến mất nhanh chóng.