1. Trung tâm thương mại thế giới Một
Trung tâm Thương mại Thế giới Một (One World Trade Center), còn được gọi là Freedom Tower (Tháp Tự Do), là tòa nhà chính của 7 Trung tâm Thương mại Thế giới mới, nằm trên nền của Trung tâm Thương mại Thế giới cũ. Việc xây dựng bắt đầu từ ngày 27 tháng 4 năm 2006 và hoàn thành vào ngày 30 tháng 3 năm 2009. Tòa nhà cao 1.776 feet (541,32 m), là tòa nhà cao nhất tại Hoa Kỳ và thuộc top cao nhất thế giới. Danh hiệu này đã làm nên cuộc tranh cãi giữa kiến trúc sư Daniel Libeskind, người giành giải nhất trong cuộc thi thiết kế WTC mới, và Larry Silverstein, người cho thuê đất.
Trung tâm Thương mại Thế giới Một được thiết kế với nhiều cải tiến về an toàn như:
- Lõi khẩn cấp chạy xuyên suốt tòa nhà với hệ thống cáp thông tin, ống thông gió, ống nước, cầu thang bộ điều áp chuyên dụng, thang máy chống nước.
- Bê tông chống cháy kết dính cao, có khả năng chống đỡ va chạm lớn.
- Cấu trúc lõi thép, xà dầm, các cột trụ chịu lực kết nối với nhau, giúp trọng lực được phân phối đều.
- Hệ thống thông gió và làm sạch không khí được bố trí từ trên đỉnh tòa nhà, đồng thời có bức tường an ninh đặc biệt dưới chân tháp với ba lớp kính chịu lực, chống chọi với vụ nổ mạnh.
2. Tháp đôi Petronas - Malaysia
Tháp đôi Petronas, hay Petronas Twin Towers, là tên một cao ốc tại Kuala Lumpur, Malaysia. Tòa tháp đôi này trước đây là tòa nhà cao nhất thế giới, trước khi bị Taipei 101 vượt qua vào ngày 17 tháng 10 năm 2003. Hiện nay, đây vẫn là cặp tháp đôi cao nhất thế giới. Tòa nhà 1 của tháp được công ty dầu khí Petronas sử dụng làm văn phòng. Một số công ty khác như Accenture, Al Jazeera International, Bloomberg, Boeing, Exact Software, IBM sử dụng tòa tháp số 2. Chiều cao đến nóc của tòa nhà là 403 m, cao 88 tầng.
Tháp đôi Petronas lấy cảm hứng từ kiến trúc nhà thờ Hồi giáo và kết hợp với nét hiện đại, tạo nên một phong cách độc đáo. Được đầu tư xây dựng bởi tập đoàn dầu khí hàng đầu tại Malaysia, Petronas Twin Towers là không gian làm việc lý tưởng với những khu vực rộng khoảng 1.300 - 2.000m2 không có cột ở giữa. Tòa tháp thứ nhất hiện đang làm trụ sở chính của Tổng công ty Petronas và các công ty con của tập đoàn.
3. Nhà thờ thánh St. Paul-London
Nhà thờ thánh St. Paul được coi là ngọc quý của kiến trúc Anh và là một trong 10 nhà thờ được yêu thích nhất ở Châu Âu. Tất cả các sự kiện quan trọng liên quan đến hôn lễ và đám tang của các thành viên trong gia đình Hoàng gia Anh đều được tổ chức tại đây. Nhà thờ St. Paul ở London là ngọc quý của kiến trúc Anh do kiến trúc sư được phong tước hiệp sĩ Christopher Wren (1632 - 1723) thiết kế vào thế kỉ XVII. Nhà thờ tọa lạc trên đồi Ludgate, nơi cao nhất tại thành phố London.
Đã có 5 nhà thờ St. Paul và tất cả đều nằm trên đồi Ludgate. Đây là nhà thờ cao 111 m và là công trình cao nhất London từ năm 1710 đến năm 1962. Ở nước Anh, giáo đường Thánh Paul là giáo đường lớn thứ hai, chỉ đứng sau nhà thờ Liverpool. Nhà thờ thánh St. Paul được coi là rất linh thiêng, là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như đám tang của ông Nelson, công tước Wellington và Churchill. Thông thường, các gia đình hoàng gia thường tổ chức các lễ cưới và đám tang ở Tu viện Westminster, nhưng hoàng tử William và công nương Diana Spencer đã tổ chức lễ cưới hoàng gia tại đây. Ngày nay, nhà thờ thánh St. Paul vẫn là một điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến thăm thành phố London, đựng trong mình những dấu tích lịch sử và thăng trầm của các triều đại và những cuộc chiến tranh đau thương, cũng như là nơi an nghỉ cuối cùng của những nhân vật nổi tiếng của nước Anh như Duke of Wellington hay Admiral Lord Nelson.
4. Tháp nghiêng Pisa- Ý
Tháp nghiêng Pisa là một kiệt tác kiến trúc tại thành phố Pisa (Ý), khởi công xây dựng từ năm 1173. Chiều cao của toà tháp là 55,86 m tính từ mặt đất lên nóc bên thấp và 56,70 m lên nóc bên cao. Với 294 bậc thang, tòa tháp mang đến một trải nghiệm độc đáo cho du khách. Dù đã nghiêng khi đang xây, tháp Pisa vẫn giữ vững vị thế của mình nhờ các biện pháp địa kỹ thuật độc đáo. Nét nghiêng của tháp không chỉ là nét độc đáo trong kiến trúc mà còn là điểm đặc sắc thu hút du khách đến Pisa. Tháp có độ nghiêng là 3,97 độ, tương đương với việc trần tháp cao hơn 3,9 m nếu tháp đứng thẳng. Đây là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng và được công nhận trên thế giới.
5. Nhà Trắng, Washington
Nhà Trắng là nơi ở chính thức và là nơi làm việc chính của Tổng thống Hoa Kỳ. Nhà Trắng là một biệt thự sơn màu trắng và được xây bằng sa thạch theo kiểu tân cổ điển, số nhà 1600 Đại lộ Pennsylvania NW tại Washington. Chỉ có ít người có thể nhận ra Nhà Trắng rộng đến mức nào, bởi vì phần lớn cấu trúc của nó ẩn dưới mặt đất và vì nó trông nhỏ bé hơn kích thước thật khi so sánh với khung cảnh chung quanh.
Bên trong Nhà Trắng có 6 tầng với diện tích sàn tổng cộng là 5.100 m², 132 phòng và 35 phòng tắm, 412 cửa ra vào, 147 cửa sổ, 28 lò sưởi, 8 cầu thang, 3 thang máy, 5 đầu bếp làm việc trọn thời gian, 5.000 khách viếng thăm mỗi ngày, 1 sân quần vợt, 1 đường băng bowling, 1 rạp chiếu phim, 1 đường chạy và 1 hồ bơi.
Nhà Trắng là một trong những toà nhà chính phủ ở Washington D.C. có thiết kế đường dành riêng cho xe lăn với những thay đổi thích hợp khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt, phải di chuyển trên xe lăn vì mắc bệnh bại liệt, đến sống ở đây. Trong thập niên 1990, Hillary Clinton, chấp thuận đề nghị của giám đốc văn phòng du khách Melinda N. Bates, cho thiết lập một đường dành cho xe lăn ở hành lang của Cánh Đông toà nhà. Năm 1948, Tổng thống Harry S. Truman ra một quyết định gây tranh cãi khi cho mở một ban công trên tầng hai hướng về Cổng Nam.
Không lâu sau khi ban công được xây xong, người ta nhận ra rằng toà nhà có cấu trúc không cân xứng và nguy cơ bị đổ sụp là gần kề. Tổng thống và gia đình buộc phải dời sang toà nhà Blair bên kia đường trong khi tiến hành sửa chữa Nhà Trắng. Bên trong toà nhà bị tháo dỡ làm nó trông giống như một vỏ sò, những thanh rầm bằng gỗ được thay thế bằng đà bê tông cốt thép.
6. Nhà thờ thánh Basil, Moscow
Nhà thờ thánh Basil nằm ở phía Nam Quảng trường Đỏ, Matxcova, Nga. Năm 1555, để kỉ niệm chiến thắng quân Mông Cổ, vị Sa hoàng đầu tiên của Nga Ivan bạo chúa đã ra lệnh cho kiến trúc sư Postnik Yakovlev xây dựng một nhà thờ thật tráng lệ. Năm 1561, công trình này được hoàn thành. Khi đó nhà thờ chỉ có 8 tòa tháp. Năm 1588, tòa tháp thứ 9 được xây dựng ở phía Đông, là nơi chứa hài cốt của linh mục Chính thống giáo người Nga Basil (1468 - 1552). Từ đó nhà thờ được gọi ngắn gọn là Nhà thờ thánh Basil.
Đây là nhà thờ được đánh giá là có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất nước Nga cũng như trên thế giới. Nhà thờ có màu sắc rực rỡ với 9 tòa tháp chóp hình củ hành, mỗi tháp đều có một dấu thập thánh giá trên đình. Quần thể nhà thờ thánh Basil được xây bằng gạch đỏ nổi bật, theo phong cách Byzantine Nga. Nhìn từ trên cao xuống, nhà thờ thánh Basil giống như một ngôi sao 8 cánh (8 tòa tháp vây quanh một tòa tháp chính). Không phải ngẫu nhiên nhà thờ được thiết kế như vậy bởi vì hình ngôi sao 8 cánh và con số 8 mang nhiều ý nghĩa tâm linh và tôn giáo.
Với vẻ đẹp kì ảo, nhà thờ thánh Basil như một giấc mơ có thật giữa đời thường, gợi lên bao tưởng tượng phong phú cho du khách. Đừng chần chừ, xin mời quý khách đặt tour du lịch nước Nga để có cơ hội đến chiêm ngường nhà thờ đẹp nhất thế giới này.
7. Tòa nhà chọc trời The Shard - London
Thiết kế ấn tượng đã giúp tòa nhà Shard tại London đoạt giải thưởng Nhà chọc trời đẹp nhất thế giới năm 2014, do công ty dữ liệu bất động sản Emporis bình chọn. Cao hơn 300m, được kiến trúc sư nổi tiếng Renzo Piano thiết kế, toàn bộ tòa tháp bao phủ bởi 11.000 tấm kính, tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên và lưu thông khí.
Với 95% vật liệu từ tái chế, The Shard sở hữu 87 tầng, là tòa tháp cao nhất châu Âu, chi phí xây dựng 2,35 tỷ USD. Mặc dù đẹp và độc đáo, tòa tháp gây tranh cãi về phù hợp với quy hoạch khu vực.
Tầng 68 đến 72 có đài quan sát, với giá vé lên đến 40 USD, mang đến tầm nhìn toàn cảnh London. Ngoài văn phòng và căn hộ, tòa nhà có khách sạn và 3 nhà hàng sang trọng.
8. Tòa nhà Lloyd's-London
Tòa nhà Lloyd's-London đại diện cho sự đổi mới và tương lai của Lloyd's of London (gọi tắt là Lloyd's), trở thành một trong những công trình kiến trúc hậu hiện đại hàng đầu, được xếp vào top 2,5% các công trình đặc biệt. Richard Rogers, kiến trúc sư nổi tiếng, đã thiết kế tòa nhà để thay thế trụ sở cũ của công ty bảo hiểm Lloyd's tại trung tâm tài chính London. Hoàn thành vào năm 1986, tòa nhà sử dụng 33.150 mét khối bê tông, 30.000 mét vuông inốc và 12.000 mét vuông thủy tinh trong quá trình thi công kéo dài tám năm.
Cơ quan Di sản Anh (English Heritage) đã đề cử tòa nhà, và bộ trưởng bộ di sản John Penrose đã quyết định liệt kê nó vào danh sách Cấp I. Điều này đồng nghĩa với việc tòa nhà sẽ được bảo vệ chặt chẽ trước bất kỳ sự thay đổi hay phát triển không tương xứng. Lloyd's London bây giờ có độ bảo vệ tương đương với Nhà thờ thánh Paul và Lâu đài Windsor. Đây là một trong số ít các công trình sau Thế chiến thứ hai được xếp vào hạng mục Cấp I, kèm theo Coventry Cathedral của Basil Spence (xếp hạng năm 1988), Tòa nhà Willis Corroon ở Ipswich của Norman Foster (xếp hạng năm 1991) và cầu Severn Bridge (xếp hạng năm 1998).
9. Tòa nhà Empire State
Thành phố New York vẫn ngẩng cao đầu với tòa nhà cao 102 tầng này, nơi đây từng là tòa nhà cao nhất thế giới. Empire State, với độ cao 1.250 feet (380m), ảnh hưởng sâu sắc đến bức tranh đô thị nổi tiếng. Xây dựng từ năm 1930 đến 1931, nó là biểu tượng Art Deco và một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại. Sau sự kiện 11/9, tòa nhà trở lại vị trí cao nhất, giữ ngôi đến khi One World Trade Center hoàn thành vào 2012.
Tòa nhà thuộc sở hữu của Empire State Realty Trust do Anthony Malkin làm giám đốc, chủ tịch và CEO. Năm 2010, đại tu 550 triệu USD đã biến nó thành công trình tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường, đạt chứng nhận LEED và là tòa nhà cao nhất được chứng nhận ở Hoa Kỳ.