1. Cầu Long Biên
Cầu Long Biên - nhân chứng lịch sử, chứng kiến bao biến cố của đất nước. Vượt qua bom rơi, đạn nổ, nó vẫn đứng vững, trường tồn qua hơn 100 năm. Nó không chỉ là kiến trúc độc đáo mà còn là người bạn chung của mọi người, trải qua gian khổ và khó khăn. Từ xa, Cầu Long Biên giống như con rồng khổng lồ uốn lượn, hiên ngang giữa sông Hồng mênh mông. Khung cảnh nơi đây trở nên thơ mộng và hùng vĩ khi bình minh hay hoàng hôn buông xuống. Đứng trên cầu, bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ Thủ đô Hà Nội lung linh, rực rỡ. Cầu Long Biên nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên, được xây dựng từ năm 1898 đến 1902 dưới thời Toàn quyền Đông Dương Doumer. Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép trên 20 trụ. Cầu thiết kế với một đường sắt ở giữa và hai làn đường cho xe đạp và người đi bộ. Mặc dù không còn là cây cầu dài thứ hai thế giới, nhưng Cầu Long Biên vẫn là biểu tượng của Hà Nội. Nó chứng kiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cầu Long Biên là không gian thoáng đãng, là nơi những kỉ niệm tuổi trẻ được lưu giữ. Dù có nhiều cây cầu hiện đại khác, nhưng cầu Long Biên vẫn là biểu tượng của Thủ đô, được đất nước trân trọng bảo tồn.
Địa chỉ: Phúc Xá, Long Biên, Hà Nội.


2. Tháp Bút - Đài Nghiên
Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến vốn là một điểm đến hấp dẫn với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cùng những công trình kiến trúc độc đáo mang ý nghĩa sâu sắc. Tháp Bút - Đài Nghiên sừng sững bên bờ hồ Hoàn Kiếm đã trở thành một biểu tượng văn hóa đối với người dân Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Việc chọn đặt Tháp Bút và Đài Nghiên ở giữa một Thủ đô văn hiến lâu đời, hẳn các sỹ phu Bắc Hà thời đó, phải xem phong thủy, mạch đất, thế đất rất kỹ. Tháp Bút được xây dựng từ thời vua Tự Đức năm thứ 18, dưới sự khởi xướng của sỹ phu Nguyễn Văn Siêu. Tháp Bút, Đài Nghiên được xây dựng để ca ngợi và nâng cao tinh thần hiếu học của dân ta. Có thể thấy được đây là một công trình thể hiện sâu sắc tính dân tộc, có giá trị nghệ thuật và lịch sử cao. Tháp Bút với ngọn bút hướng lên trời biểu hiện cho ý chí tinh thần hiếu học, luôn vượt qua mọi khó khăn thử thách để vươn tới đỉnh cao. Đây là một biểu tượng giàu triết lý nhân văn, có phần siêu thực. Tháp Bút, theo ý tưởng của những người thiết kế là 'tượng trưng cho nền văn vật'. Điều này được nói trong bài Ký khắc trên bia 'Trùng tu Văn Xương miếu ký' (Bài trùng tu sửa miếu Văn Xương) do Đặng Huy Tá soạn khi công việc xây dựng hoàn thành (năm 1865) hiện cũng vẫn còn bản dập trong đền. Tượng trưng cho nền văn vật ! Vậy văn vật là gì? Văn vật theo định nghĩa của sách Từ nguyên là 'Vị lễ nhạc điển chương dã' có nghĩa nói về lễ nhạc và điển chương. Như vậy văn vật là văn hóa và chính trị.
Tháp dựng trên ngọn núi do đá xếp, đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cao cả thảy 28m. Đỉnh là một ngòi bút dựng ngược. Cả cán và ngòi cao 0,9m. Đã có bút thì chắc chắn phải có nghiên. Nằm ở đầu cầu Thê Húc chính là Đài Nghiên. Nghiên được đặt trên tòa cửa đầu tiên dẫn vào đền Ngọc Sơn. Nghiên mực được làm bằng đá xanh, đẽo tạc khéo léo theo hình dáng của nửa quả đào cắt ngang theo chiều dọc và được khoét lõm, nghiên mực này được ba con thiềm thừ (con cóc ba chân) đội trên đầu. Trên thân của nghiên được khắc một bài minh thuộc thể thơ Cổ phong - thể thơ ra đời vào thời nhà Đường (Trung Quốc) không theo niêm luật, không hạn chế số câu, số chữ. Bài minh trên Đài Nghiên gồm 64 chữ Hán (tứ ngôn thi) mà tác giả chính là Nguyễn Văn Siêu.
Địa chỉ: Hoàn Kiếm, Hà Nội.


3. Hồ Gươm
Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm) được coi như là trái tim của Hà Nội. Nếu như đã tới thăm Hà Nội thì Hồ Gươm là một địa danh mà mỗi du khách không thể bỏ lỡ. Nơi đây không chỉ là một nơi để vui chơi mà còn là địa danh lưu giữ câu chuyện truyền kỳ đầy thần bí. Hồ Gươm còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô đã đi vào trong những vần thơ ca. Nước trong hồ luôn có một màu xanh ngắt, bởi loại tảo đặc trưng sống trong hồ mang lại. Giữa một thành phố đầy ồn ào, náo nhiệt Hồ Gươm lại là nơi yên bình nhất, người dân và khách du lịch thường tản bộ quanh hồ. Hồ Gươm là nơi tụ hội, điểm hẹn lý tưởng bốn mùa: Rực rỡ trong sắc đào và các lễ hội truyền thống vào mùa xuân; lồng lộng những cơn gió xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè; say đắm với những cành liễu rủ trong màn sương huyền ảo của mùa thu; lộng lẫy trong cơn mưa lá vàng và những giọt mưa phùn lất phất bay của mùa đông.
Hồ Hoàn Kiếm tọa lạc tại trung tâm quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích là 12ha được bao quanh bởi 3 con phố Lê Thái Tổ, Hàng Khay và Đinh Tiên Hoàng. Với vị trí đắc địa này Hồ Gươm đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến đây tham quan, tìm hiểu văn hóa, lịch sử. Hồ Gươm có hai đảo nổi: Đảo Ngọc nằm ở phía bắc hồ, có cầu Thê Húc uốn cong bắc ngang nối ra đảo. Giữa hồ là đảo Rùa nhỏ hơn, bên trên là ngọn tháp Rùa cổ kính trăm tuổi trầm mặc giữa bốn bề long lanh sóng nước. Vào những ngày cuối tuần các đường phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm sẽ trở thành phố đi bộ với nhiều hoạt động hấp dẫn như âm nhạc đường phố, các trò chơi dân gian…. thu hút rất đông du khách. Ở cạnh Hồ Gươm là các phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường… nơi du khách có thể tham quan, khám phá cuộc sống, văn hóa và con người cũng như nét ẩm thực độc đáo của Hà Nội.
Địa chỉ: Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.


4. Gò Đống Đa
Di tích Gò Đống Đa là một trong những địa điểm hấp dẫn đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm, nơi đây như là một minh chứng cho chiến thắng vang dội của vị anh hùng áo vải Quang Trung mà còn gắn liền với nhiều sự kiện văn hóa quan trọng của người dân Thủ đô hàng trăm năm qua. Năm 1989, nhân dịp kỉ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập Công viên văn hóa Đống Đa trên cơ sở khu vực Gò Đống Đa. Tổng diện tích của công viên lên đến 21.745m2, bao gồm 2 khu vực: tượng đài vua Quang Trung, nhà trưng bày và khu vực Gò Đống Đa cũ. Ngày nay Gò Đống Đa chỉ là một gò đất được nổi lên nằm ở tuyến đường phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa. Gò Đống Đa cùng với Chiến thắng Ngọc Hồi - Đầm Mực dưới sự chỉ huy của Quang Trung đã phá tan 20 vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long chiến công hào hùng của dân tộc.
Vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán hàng năm diễn ra lễ hội Gò Đống Đa để tưởng nhớ lại công ơn các vị anh hùng đã giành chiến thắng năm xưa. Lễ hội Gò Đống Đa diễn ra vào ngày mồng 5 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ công lao to lớn của của những con người đã làm nên chiến thắng xuân Kỷ Dậu năm ấy. Đây là một lễ hội truyền thống có quy mô lớn trong khu vực nội thành Hà Nội. Không chỉ thu hút người dân Thủ đô mà người dân ở khắp nơi nơi đều đổ về nơi đây dâng hương tạo nên một bầu không khí vô cùng hân hoan náo nhiệt. Tại lễ hội còn có hoạt động diễn lại cảnh vua Quang Trung đại phá quân Thanh tiến vào thành Thăng Long làm sống dậy hào khí Tây Sơn hào hùng. Qua bao thăng trầm của thời gian, Gò Đống Đa vẫn mãi là minh chứng cho một trận chiến oanh liệt của dân tộc và là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam ta.
Địa chỉ: Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.


5. Hồ Tây
Hồ Tây là điểm lặng lẽ, bình yên trong thủ đô năng động Hà Nội. Đây được coi như trái tim của thành phố, nơi thu hút du khách với cung đường quanh hồ tuyệt vời, mang lại nhiều kỷ niệm khó phai. Hồ Tây đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những tâm hồn lãng mạn, tìm kiếm khoảnh khắc yên bình giữa cuộc sống hối hả.
Với tổng diện tích 500 hecta, Hồ Tây không chỉ là lá phổi xanh thanh lọc không khí, mà còn là nơi hội tụ linh khí của đất trời. Nơi đây thuận tiện cho việc tản mộ quanh hồ và khám phá những nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội.
Hồ Tây như một bức tranh đa sắc màu, mang lại cho du khách nhiều cảm xúc thú vị. Lúc reo vui trong nắng sớm, lúc thuần khiết, trong lành, và lúc buồn bã, hoài niệm dưới ánh chiều tà. Nơi đây giống như một trái tim mơ mộng, đem đến cho mọi người những trải nghiệm đáng nhớ.
Địa chỉ: Tây Hồ, Hà Nội.


6. Làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng có lịch sử hàng trăm năm với những sản phẩm gốm chất lượng, được biết đến không chỉ trong nước mà còn trên quốc tế. Tay nghề sản xuất gốm ở đây được coi là tinh hoa, với chất lượng hảo hạng và đường nét hoa văn tinh tế.
Ngày nay, không chỉ là nơi sản xuất gốm, Làng gốm Bát Tràng còn là địa điểm du lịch phát triển. Du khách đến đây không chỉ để tham quan mà còn để trải nghiệm làm gốm và tạo nên những món quà kỷ niệm độc đáo.
Địa chỉ: Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.