1. Nhà lưu niệm cố Tổng Bí Thư Trường Chinh
Di tích nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh tọa lạc tại thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường. Tổng bí thư Trường Chinh, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để lại dấu ấn lớn trong lịch sử đất đỏ Nam Định. Nhà lưu niệm này không chỉ là nơi ghi nhớ về nhân cách lãnh tụ nổi tiếng mà còn là nơi lưu giữ nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương.
Nhà lưu niệm cố Tổng Bí Thư Trường Chinh ban đầu được ông nội xây dựng vào năm Nhâm Dần niên hiệu Thành Thái thứ 4 (1902), cho ông Đặng Xuân Viện (Bốn Đễ), cha của Tổng bí thư Trường Chinh. Ngôi nhà là không gian chứa đựng nhiều kỷ niệm về hoạt động cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Nam Định trong giai đoạn 1928-1954. Nơi đây từng là cơ sở in tài liệu cách mạng và là nơi nuôi giấu đồng chí Trường Chinh trong những kỳ nghỉ từ chiến trường về quê nhà.
Ngôi nhà được làm bằng gỗ lim, có 5 gian, bộ vì kèo kiểu thượng chồng rường hạ bẩy kẻ, mái lợp ngói nam. Trước đây, nơi này có cánh cửa quân bài và nay được duy trì với không gian rộng rãi. Khuôn viên nhà lưu niệm được bảo quản và phát triển, với nhà lớn, nhà khách, và không gian sân vườn rộng lớn. Hệ thống ao nước nhỏ, cây lưu niên, và cổng gạch cổ kính thể hiện phong cách truyền thống.
Đảng bộ và nhân dân Nam Định đã nỗ lực bảo tồn và phát triển khu nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh, tôn tạo không gian này thành địa điểm khang trang. Hiện nay, khu nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh bao gồm nhà lưu niệm (nhà thờ), nhà khách, và những không gian sân vườn hài hòa, giữ được nét truyền thống cũng như giá trị lịch sử và văn hóa.
2. Nhà thờ Phú Nhai (Tiểu Vương cung Thánh đường Phú Nhai)
Nhà thờ Phú Nhai tọa lạc giữa trung tâm xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cách thị trấn Xuân Trường hơn 1 km. Đây là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhất Việt Nam. Nguyên bản được xây dựng bằng gỗ và lợp bằng lá, do linh mục Chính xứ Emmanuel Rianô Hòa khởi công vào năm 1866, ngay sau khi vua Tự Đức ban hành sắc lệnh tha đạo, chấm dứt gần 3 thế kỷ áp đặt Kitô giáo tại Việt Nam.
Năm 1881, Giám mục Hòa cùng với linh mục Barquerô Ninh thực hiện xây dựng nhà thờ thứ hai theo phong cách kiến trúc Á Đông và hai tháp chuông. Năm 1916, Giám mục Phêrô Munagôri Trung và linh mục Morênô bắt đầu xây dựng nhà thờ thứ ba theo phong cách Gothic. Tuy đã khánh thành vào năm 1922, nhưng bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão lớn vào ngày 24 tháng 6 năm 1929. Cuối cùng, sau nhiều vụ khó khăn, nhà thờ được khôi phục và hoàn thành vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, 8 tháng 12 năm 1933. Trong giai đoạn chiến tranh, nhà thờ Phú Nhai trở thành điểm chiến lược quan trọng, bị chiếm đóng và sử dụng cho mục đích quân sự bởi quân Pháp.
Với kiến trúc gốc theo phong cách Gothic Tây Ban Nha, nhà thờ có kích thước lớn: dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét. Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp, trọng lượng lần lượt là 2.000 kg - 1.200 kg - 600 kg và 100 kg. Mặt tiền nhà thờ có tượng đài Thánh Đaminh cao 17m và Lăng lưu trữ hài cốt của 83 người tử đạo thuộc họ đạo xứ Phú Nhai cao 15m. Xung quanh nhà thờ là các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá. Từ đỉnh tháp nhà thờ, du khách có thể tận hưởng toàn cảnh Huyện Xuân Trường. Năm 2008, Đền thánh Phú Nhai được nâng lên thành Tiểu Vương cung Thánh đường (Minor Basilica).
3. Chùa Keo Hành Thiện
Chùa Keo Hành Thiện tọa lạc tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam giữ được nguyên vẹn kiến trúc 400 năm. Kiến trúc chùa có ảnh hưởng lớn từ chùa Keo ở Thái Bình. Phía trước có hồ bán nguyệt tạo không gian trấn an. Chùa Keo Hành Thiện gồm 13 tòa rộng với 121 gian nối tiếp, kết hợp kiến trúc tam quan nội theo phong cách chồng diêm, cao 7,50 m. Trong chùa lưu giữ những di vật cổ từ thế kỷ 17 như án thư, sập thờ, tượng pháp, chuông, văn bia cổ, hoành phi, câu đối và sách chữ Hán.
Phía trước Tam quan có hồ bán nguyệt, hòn non bộ theo thế tam sơn và đôi voi đá khổng lồ. Gác chuông kiến trúc tam quan nội cao 7,5 m với hoa văn nghệ thuật thời Hậu Lê. Sau gác chuông là tiền đường, tòa đệ nhị và tòa đệ nhất thờ Phật và Thiền sư Không Lộ.
Hội xuân và hội tháng 9 là những sự kiện quan trọng tại chùa. Hội xuân có trò chơi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm và các hoạt động văn nghệ dân gian. Hội tháng 9 mang tính tôn giáo với nghi thức lễ tiết và là dịp hội tụ văn hoá tinh thần của cư dân nông nghiệp. Mỗi năm, người dân từ khắp nơi đổ về tham gia hội chùa Keo Hành Thiện, thể hiện sự trung thành và niềm tự hào với di sản văn hóa lâu dài của địa phương.
4. Đền Xuân Bảng
Đền Xuân Bảng ở thị trấn Xuân Trường là kỷ niệm tướng quân Ngô Miễn, nhà lãnh đạo có công khai phá đất đai và đưa nhân dân về xây dựng. Tướng quân Ngô Miễn, sinh ra tại thôn Mai, xã Xuân Phương, huyện Kim Hoa, trấn Kinh Bắc vào năm thứ 2 đời vua Trần Nghệ Tông (1371).
Đền Xuân Bảng cũng là nơi thờ hai anh em Đỗ Thận Đoan và Đỗ Nhân Tăng, hai quan nhỏ tuổi nhưng có đóng góp lớn dưới thời vua Lê Hy Tông và Lê Dụ Tông. Xây dựng vào đời vua Tự Đức năm thứ 22 (1869), đền được bảo tồn với đền chính và các công trình nhỏ như nhà tuần thước, nhà tịnh cờ, nhà bia, cô nhi viện, nhà văn chỉ... kết hợp với hệ thống tường bao và sân vườn thoáng đãng.
Di tích này có các tác phẩm chạm khắc trên đá rất tinh xảo, thể hiện đời sống dân dụ, phong cảnh và hình tượng động vật. Đền Xuân Bảng là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, bất khuất chống giặc ngoại xâm của người dân Xuân Bảng xưa và nay. Với giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo, nó thu hút du khách tham gia lễ hội hàng năm và tìm hiểu về vùng đất này.
5. Nhà thờ Bùi Chu
Nhà thờ chính tòa Bùi Chu tọa lạc tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Nhà thờ này là chính tòa của giáo phận Bùi Chu, lưu giữ dấu ấn lịch sử truyền giáo và giao thoa văn hóa Đông - Tây. Xây dựng theo phong cách kiến trúc Baroque dưới sự chủ trì của giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) người Tây Ban Nha, nhà thờ có chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m, hai tháp chuông cao 35m. Chiếc đồng hồ cổ kính, đặt hàng từ Pháp năm 1922, vẫn hoạt động sau hơn 100 năm. Mỗi năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy, nhiều giáo dân đến đây dâng lễ. Năm 2019, Giáo phận Bùi Chu thông báo hạ giải (tháo dỡ) nhà thờ để xây mới với kiến trúc tương tự. Đến ngày 4 tháng 2 năm 2020, việc hạ giải được thực hiện để bắt đầu xây dựng nhà thờ mới.
6. Đền Xuân Hy
Đền Xuân Hy hay còn gọi là Đền Hạ, nằm cuối làng Xuân Hy, xã Xuân Thủy, huyện Xuân Trường. Đền được xây để thờ Đại Đức- Ngô Miễn, người có công khai hoang lấn biển, xây dựng thôn ấp. Ngô Miễn, hiệu Đại Đức, sinh năm Tân hợi đời vua Trần Nghệ Tông (1371). Từ gia đình giàu có, ông chọn về quê mở trường dạy học và làm công việc khai phá đất đai ven biển. Cuối làng, đền tọa lạc trên khu đất rộng, trước đền là hồ chữ nhật, xung quanh là đồng lúa. Khu đền gồm bốn gian tiền đường, ba gian trung đường và một gian hậu cung. Dân làng tổ chức lễ hội vào 3 ngày 20, 21 và 22 tháng 8 âm lịch với nhiều trò chơi hấp dẫn như 'kéo mót lấy lửa thổi cơm thi, bơi trải nam, nữ quanh làng'. Lễ hội thu hút cư dân và du khách đến tham gia.
7. Đền và chùa Thọ Vực
Đền và chùa Thọ Vực ở xã Xuân Phong, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, là di tích lịch sử kiến trúc cấp quốc gia. Không chỉ là quần thể di tích với giá trị văn hóa, nghệ thuật, mà còn mang ý nghĩa lịch sử. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đây là nơi hội họp, hoạt động của các tổ chức Cộng sản. Đền và chùa Thọ Vực vẫn là quần thể công trình tín ngưỡng linh thiêng, được nhân dân địa phương tôn tạo gìn giữ.
Đền Thọ Vực thờ 5 vị thánh - thần, gồm Thần Hoàng làng và các vị Nam Hải Đại Vương. Đền được xây dựng từ lâu đời, trải qua nhiều lần trùng tu. Đến năm 1924, đền được xây dựng lại to cao như ngày nay, chất liệu gạch ngói bê tông. Chùa Thọ Vực hoàn thành vào tháng 3 năm 1724 niên hiệu Bảo Thái. Cả quần thể di tích thiết kế theo kiến trúc cổ truyền, gìn giữ nhiều di vật quý như tượng pháp, đồ thờ tự có giá trị nghệ thuật cao.
8. Chùa Nghĩa Xá
Chùa Nghĩa Xá (Chùa Viên Quang) là một di tích có quy mô rộng lớn, bề thế. nội công ngoại quốc, trên khu đất rộng khoảng 500 m2. Chùa đã được di chuyển và sửa chữa nhiều lần nhưng dấu ấn thời kiến trúc thời Hậu Lê còn in khá đậm nét trong phong cách xây dựng và phong cách trạm khắc như 2 bộ cánh cửa nhà Tiền Bái, hàng chục chân tảng đá hoa sen khu mộ tháp bằng đá... Ở đây còn tấm bia thời Lý khắc năm 1122 là một trong những tấm bia quý hiếm ở địa phương. Ngoài ra, ở chùa còn ba cỗ kiệu Bát cống, nhiều nhang án và sấu gỗ trạm khắc thời Hậu Lê có giá trị về mặt nghệ thuật. Chùa Nghĩa Xá còn có một thắng cảnh nhiều người biết đến.
Chùa Nghĩa Xá hiện nay thờ Phật và các vị Thánh Tổ. Nguyên trước chùa thờ cả Thiền Sư Tuệ Tĩnh. Theo các cụ ở địa phương, trước năm 1949 chùa rất nhiều tượng phật, sau bị giặc Pháp huỷ hoại. Hiện nay, gian tiền bái thờ tượng Phổ Hiền và Quan Công gian đọ nhị có toà Cửu Long gian Thượng Điện thờ bốn pho tượng Quan Âm, một pho tượng A Di Đà ngồi tư thế toạ thiền. Phía trên cùng của thượng điện thờ 3 tượng tam thế. Nếu nhìn từ ngoài vào thượng điện thì gian bên cạnh (phía phải). Có bài vị thờ vua Lý Thần Tông, gian tiếp cạnh có bài vị thờ Lục Thượng Thái Sư. Cạnh tượng điện về phía trái có bài vị thờ Giác Hải thiền sư và một gian giáp cạnh có bài vị thờ Nguyễn Minh Không. Phía sau toà thượng điện này có 4 gian (lợi dụng mái thượng điện) có 4 pho tượng tương ứng những người được thờ bài vị ở phía ngoài. Trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, ở di tích đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ. Năm 1946, thực dân Pháp quay lại xâm chiếm nước ta một lần nữa, chùa Nghĩa Xá là nơi dân quân nằm nghỉ, tập luyện hàng năm trời. Cũng trong thời gian này nhà sư Nguyễn Thanh Tác trụ trì tại chùa đã cởi áo Cà Sa tham gia vệ quốc đoàn để chống lại thực dân Pháp.
Thời kỳ năm 1947 - 1948, chùa Nghĩa Xá là nơi tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Nam Định liên tục đi về để tổ chức cuộc mít tinh quần chúng. Có những cuộc mít tinh lớn như cuộc mít tinh lực lượng 3 huyện miền nam tỉnh là Xuân Trường, Giao Thuỷ và Hải Hậu. Nhân kỷ niệm ngày quốc tế lao động mùng 1/5/1950 lá cờ Đảng đã tung bay trên gác chuông chùa mặc dù lúc này nơi đây vẫn còn vùng địch tạm chiếm. Chùa Nghĩa Xá (Viên Quang) là một trong những di tích có giá trị của tỉnh Nam Định.
Hàng năm, vào ngày 1/3 âm lịch chính quyền địa phương và nhân dân xã Xuân Ninh lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tôn vinh ý nghĩa lịch sử văn hoá của khu di tích, đồng thời qua đó cũng khơi gợi ý thức tự hào của nhân dân địa phương và lòng hảo tâm của khách địa phương trong và ngoài xã để sửa sang và tôn tạo cho khu di tích ngày một khang trang hơn, sạch đẹp hơn.
9. Chùa Xuân Trung
Chùa Xuân Trung tên chữ là Linh Quang tự (chùa Linh Quang) thuộc xã Xuân Bắc, huyện Xuân Trường. Căn cứ theo tư liệu 'Trà Lũ xã chí' do Cử nhân Lê Văn Nhưng biên soạn vào đời vua Khải Định năm thứ nhất (1916) thì chùa Xuân Trung được khởi dựng vào năm 1720 thời vua Lê Dụ Tông. Người có công lao đầu tiên trong việc xây dựng chùa là ông Đào Công Canh, quê làng Nguyệt Giám xã Minh Tân huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Ngôi chùa ban đầu có quy mô kiến trúc nhỏ bé, mái lợp bổi, tường bao quanh đắp đất. Năm 1785, chùa Xuân Trung mới chính thức được xây dựng một cách khang trang. Đến đời vua Gia Long năm thứ 2 (1803), chùa đã có một quy mô bề thế, lớn trên 80 gian lớn nhỏ. Bài minh văn trên khánh đá soạn khắc vào đời vua Tự Đức năm thứ 33 (1880), hiện treo tại gác khánh đã ca ngợi cảnh đẹp của chùa như sau: 'Chùa Linh Quang nằm ở thôn Trung, xã Trà Lũ, huyện Giao Thủy, phủ Xuân Trường là một thắng cảnh đẹp trong vùng, là nơi muôn màu tụ hội'.
Qua bao thời gian hình thành và phát triển, chùa Xuân Trung luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng thế hệ nhà sư và nhân dân địa phương quan tâm bảo tồn, tôn tạo. Chùa Xuân Trung hiện nay, ngoài thờ Phật còn thờ Thiền sư thời Lý là Nguyễn Minh Không (1076-1141). Thiền sư quê ở Đàm Xá (Điềm Xá) thuộc đất Tràng An, tên thật là Nguyễn Chí Thành. Thuở nhỏ làm nghề đơm đó, sau ngài xuất gia đi tu ở chùa Quốc Thanh, lấy hiệu là Minh Không. Nguyễn Minh Không là người có trình độ học vấn uyên thâm nổi tiếng về pháp thuật, có xu hướng tu mật giáo: 'Có phép lạ bay trên không, đi trên mặt nước, hàng long phục hổ'.
Truyền thuyết kể lại rằng, Vua Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, mình mẩy loang lổ, miệng luôn gầm rú như một mãnh hổ. Các vị danh y đều bó tay, Quốc mẫu, Hoàng hậu đều lo sợ. Nghe tiếng tăm của Thiền sư Không Lộ, Quốc mẫu đích thân mời ngài về cung chữa bệnh. Thiền sư dùng pháp thuật chữa khỏi bệnh cho vua. Vua phong ngài làm Quốc sư và ban nhiều bổng lộc. Công trình kiến trúc chùa Xuân Trung hiện nay được xây dựng theo kiểu 'nội chữ đinh ngoại chữ quốc', mặt quay về hướng tây trên một diện tích 6125 m2.
Tổng thể công trình gồm nhiều hạng mục, quy mô đồ sộ, bề thế còn bảo lưu được nhiều nét kiến trúc nghệ thuật thời hậu Lê thế kỷ XVII - XVIII. Nằm về phía trước chùa là hệ thống tam quan xây kiểu chồng diêm hai tầng bốn mái, lợp ngói nam. Hai bên tam quan còn có gác chuông và gác khánh, được xây theo kiểu 'cổng làng' với các đao góc uốn cong mềm mại. Sau tam quan, qua một sân rộng lát gạch đỏ sạch sẽ là đến chùa chính. Công trình làm kiểu chữ đinh gồm bái đường 5 gian dài 13 m, rộng 8,70 m, tam bảo 5 gian dài 12 m, rộng 5,30 m. Bộ khung của công trình được làm bằng gỗ lim theo kiểu 'giá chiêng' với các cấu kiện: Câu đầu, quá giang, xà nách, bẩy tiền, bẩy hậu đều gia công theo dạng tròn.
Đây là một nét đặc biệt trong kiến trúc của thời Hậu Lê thế kỷ XVII - XVIII còn bảo lưu được tại di tích. Bên cạnh chùa chính còn có đền thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, phủ thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh, phía sau là nhà tổ và bao quanh là hệ thống nhà khách, tăng phòng... Tất cả đã tạo thành một tổng thể khép kín hoàn chỉnh đã làm tăng thêm giá trị kiến trúc nghệ thuật cho khu di tích. Từ những giá trị tiêu biểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, chùa Xuân Trung xã Xuân Bắc đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật.
10. Đền An Cư
Đền An Cư xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định là di tích được nhân dân địa phương xây dựng để ghi dấu công lao khai hoang lấn biển do vị thủy tổ Phúc Diễn khởi xướng vào những năm cuối thế kỷ XIV. Theo cuốn thần phả hiện lưu giữ tại di tích thì vị thủy tổ Phúc Diễn thuộc dòng dõi Vũ Hồn quê gốc ở Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương. Ông là con trai cụ Phúc Điền, người có công khai sáng ra mảnh đất Bình Cư nay là xã Xuân Ngọc huyện Xuân Trường. Thủy tổ Phúc Diễn là người thuộc dòng dõi trâm anh được học hành lại có trí thông minh hơn người. Ông nhận thấy mảnh đất Bình Cư khó có thể làm ăn khá giả nên cần phải khai phá xuống vùng biển phía nam. Trong nhiều năm liền, dưới sự chỉ đạo của thủy tổ Phúc Diễn cùng với sự cố gắng của nhân dân nên đã khai khẩn được một vùng đất rộng lớn. Dân làng đặt tên cho vùng đất mới là An Cư với hàm ý ăn ở ổn định. Công lao của thủy tổ Phúc Diễn đối với nhân dân nơi đây vô cùng to lớn, bởi vậy sau khi mất ông được suy tôn là 'Khai cơ tổ' (ông tổ mở mang miền đất mới). Nhân dân thờ phụng ông như một vị thần ở trong đền. Hiện nay, tại đền còn lưu giữ được đôi câu đối ghi lại công trạng của ông: 'Linh địa khởi lâu đài, lễ nhạc y quan kim cổ thịnh. An Cư hưng miếu vũ thanh danh phong vật địa nhân long '. (Dựng lâu đài ở đất linh thiêng, lễ nhạc áo mũ xưa nay đều hưng thịnh. Chấn hưng miếu vũ tại An Cư, thanh danh phong vật, đất người đều phồn thịnh).
Đền An Cư hiện nay được làm quay về hướng đông nam gồm nhiều hạng mục xây dựng đăng đối. Trước đền là hệ thống nghi môn tạo thành ba cổng ra vào. Cổng giữa tạo dáng bởi hai đồng trụ cao trên 7 mét, hai cổng bên xây đối xứng kiểu chồng diêm tám mái lợp giả ngói ống. Công trình chính của đền xây thành ba lớp tạo thành mặt bằng hình chữ tam bao gồm: Tiền đường, trung đường và hậu cung. Tòa tiền đường có 5 gian cao rộng, tất cả các cấu kiện gồm: Xà, vì kèo, câu đầu đều làm bằng gỗ lim. Nâng đỡ bộ mái là tường xây và hệ thống cột xây gạch chắc chắn. Tại gian chính giữa tiền đường đắp nổi bức cuốn thư trên viết ba chữ Hán 'Khai cơ tổ' (ông tổ mở mang miền đất mới). Tiếp đến là 5 gian trung đường được xây liền với tiền đường. Bộ mái trung đường làm kiểu cuốn vòm gắn ngói nam.
Gian giữa trung đường treo bức cửa võng sơn son thếp vàng chạm đề tài long, ly, quy, phượng cùng hoa lá mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Hội làng An Cư ngoài các nghi thức tế lễ, rước kiệu, làng còn tổ chức nhiều trò chơi như đấu vật, bơi chải, cờ tướng, tổ tôm điếm... Đặc biệt trong hội làng An Cư trò chơi đấu vật và bơi chải thì không năm nào thiếu. Đây là hình thức để dân làng rèn luyện sức khỏe, hăng say lao động sản xuất. Từ xa xưa sới vật An Cư đã rất nổi tiếng, vào ngày hội làng có nhiều đô vật từ nhiều địa phương về đăng ký tham gia thi đấu như: Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Tây, Hải Phòng... Do đó, hội làng An Cư luôn luôn náo nhiệt mang tinh thần thượng võ của một làng quê ven biển. Đến với xới vật An Cư, các đô vật ở mọi miền đất nước đều biết đến miếng 'đánh gồng'. Đó là miếng võ hiểm duy chỉ có An Cư mới áp dụng thành công.
Trước đó vào thời Nguyễn, An Cư có đô vật Kình đã dùng miếng đánh gồng để thi đấu ở Thanh Hóa và hạ đo ván nhiều đối thủ, giành được chức quán quân khiến cho các đô vật khác phải nể phục. Hiện nay, tinh thần thượng võ trong dân làng vẫn luôn được địa phương duy trì và phát triển. Toàn thôn An Cư hiện có trên 30 đô vật, trong đó xới vật xóm 4, xóm 16 là nổi tiếng nhất, hàng năm đóng góp cho thể thao tỉnh Nam Định nhiều vận động viên tiêu biểu. Lễ hội truyền thống tại đền An Cư là một nét sinh hoạt văn hóa rất thiết thực, có ý nghĩa giáo dục truyền thống, động viên quần chúng nhân dân hăng say lao động sản xuất. Chắc chắn lễ hội truyền thống tại đền An Cư sẽ lôi cuốn được sự quan tâm của đông đảo nhân dân xa gần góp phần phát huy tốt giá trị của một di tích đã được Nhà nước công nhận.