1. Bưu điện Trung tâm Sài Gòn
Tọa lạc tại số 2, Công Trường Công Xã Paris, Quận 1, Bưu điện Trung tâm Sài Gòn là bưu điện lớn nhất Việt Nam và là điểm đến không thể bỏ qua khi đến thành phố Hồ Chí Minh. Được xây dựng bởi người Pháp trong khoảng những năm 1886 - 1891, tòa nhà này mang phong cách kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phương Tây và Đông.
Bên trong Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, bạn sẽ bị cuốn hút bởi trần nhà hình vòm đẹp mắt và hai tấm bản đồ lịch sử quý giá. Có 38 quầy phục vụ khách hàng với đủ các dịch vụ bưu điện và mạng lưới điện báo rộng khắp cả nước và thế giới. Đến đây, bạn không chỉ ngắm kiến trúc tuyệt vời mà còn trải nghiệm không gian đẳng cấp và lịch sử.
Địa chỉ: Số 2, Công Trường Công Xã Paris, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bảo tàng chứng tích chiến tranh
Những kí ức đau thương của quá khứ, những nước mắt và hy sinh, tất cả được lưu giữ tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh. Nơi này không ồn ào như một điểm du lịch thông thường, mà thường mang đến cho du khách những khoảnh khắc lặng lẽ, trầm tư, và đầy cảm xúc...
Bảo tàng chứng tích chiến tranh, thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, là nơi lưu giữ, trưng bày và giáo dục về những tư liệu, hình ảnh, và hiện vật liên quan đến chiến tranh. Được thành lập để giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đoàn kết, chống chiến tranh, và bảo vệ hòa bình.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó có những đồ vật quý giá được trưng bày thường xuyên. Với hơn 35 năm hoạt động, Bảo tàng đã đón tiếp hơn 15 triệu lượt khách tham quan. Hiện nay, với khoảng 500.000 lượt khách mỗi năm, nơi này là một điểm đến văn hóa du lịch được yêu thích.
Địa chỉ: Số 28 Võ Văn Tần, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Nhà Thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn vẫn tựa như một tuyệt tác kiến trúc, giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính sau gần 140 năm. Được đánh giá là một trong những thánh đường quan trọng và đẹp nhất tại đây, nó không chỉ là nơi thực hành tôn giáo mà còn là biểu tượng của thành phố, là điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nằm tại số 1 Công trường Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Với kiến trúc tinh tế, nó tạo nên một góc đẹp độc đáo, không gian mở, không bị rào cản bởi khuôn viên hay hàng rào, mà ngược lại, mọi góc nhìn đều là điểm nhấn tuyệt vời trong không gian đô thị.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có chiều dài 91 m, rộng 35,5 m, vòm mái chính cao 21 m và hai tháp chuông cao 57 m. Với vật liệu chính là xi măng, đá xanh và gạch trần, nó là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc độc đáo bên trong và ngoài. Thánh đường rộng nhất, chứa được hơn 1.200 người, là không gian linh thiêng với nét cổ kính và trang trí tinh tế.
Địa chỉ: Số 1 Công trường Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Chùa Bà Thiên Hậu
Sài Gòn hút hồn du khách bởi kiến trúc cổ xưa và trang nghiêm của những ngôi chùa cổ. Trong số đó, không thể không kể đến chùa Bà Thiên Hậu, một tuyệt phẩm kiến trúc xây dựng từ năm 1760. Được coi là di tích có giá trị cao về tâm linh, kỹ thuật và mỹ thuật, chùa thu hút du khách bởi vẻ đẹp cổ kính và sự linh thiêng.
Chùa Bà Thiên Hậu đã góp phần lớn vào đời sống văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn trong suốt 300 năm. Nét trạm trổ, điêu khắc, và hiện vật lịch sử tại đây là minh chứng cho sức sống lâu dài và giá trị văn hóa đặc sắc. Chính điều này làm cho chùa trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách, cả trong và ngoài nước.
Chùa Bà Thiên Hậu có ba phần chính: Tiền điện, Trung điện, và Chính điện, nơi thờ thần linh và vị thánh quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Trung điện nổi tiếng với bộ lư cổ hơn 130 tuổi, là một tuyệt phẩm điêu khắc tỉ mỉ và tinh xảo.
Địa chỉ: Số 710 Nguyễn Trãi, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập Sài Gòn là một công trình do người Pháp xây dựng từ rất sớm, có kiến trúc độc đáo và từng được xem là công thự đẹp nhất Á Đông. Đây là nơi ở của những tầng lớp quyền lực nhất cũng là một biểu tượng của hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhờ nét đẹp và ý nghĩa lịch sử lớn lao, dinh là một trong những điểm tham quan hấp dẫn với du khách khi đến với thành phố mang tên Bác. Dinh Độc Lập Sài Gòn còn được biết đến với nhiều cái tên như Dinh Thống Nhất, Dinh Toàn Quyền, Dinh Thống Đốc, Hội trường Thống Nhất, Dinh Norodom. Công trình được thiết kế bởi vị kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa trong thời kỳ chiến tranh.
Dinh Độc Lập được xây dựng trên khuôn viên rộng 120.000 m2, cao 26 m. Đây được xem là một công trình kiến trúc độc đáo, được thiết kế theo phong thủy và đậm phong cách Á Đông nhưng vẫn mang nét hiện đại. Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu nét kiến trúc này đồng thời sẽ được tham quan các khu trưng bày cùng những hiện vật có giá trị bên trong. Tại khu cố định của Dinh Độc Lập Sài Gòn có hơn 100 căn phòng được trang trí theo từng phong cách khác nhau, gồm các phòng làm việc của Tổng thống - Phó Tổng thống, phòng nội các, phòng đại yên, phòng khánh tiết, phòng ủy nhiệm thư, phòng trình quốc thư, phòng thông tin liên lạc, phòng ngủ của gia đình Tổng thống và các phần khác như nhà bếp, bao hơn, hành lang…
Địa chỉ: Số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1, Hồ Chí Minh.
6. Nhà Thờ Tân Định
Nhà thờ Tân Định có tên chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định, là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ Tân Định cùng với Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ rất sớm và có quy mô lớn nhất tại thành phố này. Nhà thờ Tân Định được xây dựng năm 1870, đây gần như là nhà thờ cổ nhất thành phố. Cho đến năm 1929, nhà thờ được mở rộng và xây thêm một tòa tháp cao và sơn sửa lại tháp chuông. Mang phong cách Roma cổ điển với kiến trúc độc đáo được khoác trên mình màu áo hồng tươi mới tạo nên một vẻ đẹp lộng lẫy trong ánh nắng Sài Gòn.
Toàn bộ công trình hiện được sơn màu hồng, phía mặt tiền gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính cao 52,6 m có cây thánh giá làm bằng đồng cao 3 m. Bên trong có năm quả chuông, với tổng trọng lượng là 5,5 tấn. Hai tháp phụ có những tháp đèn, nhiều cửa sổ hoa gió với những hoa văn tạo vẻ vững chãi mà duyên dáng. Nội thất nhà thờ khá bề thế với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch của Ý, tôn lên vẻ đẹp rất nhiều cho cả công trình kiến trúc. Hàng cột biên bên trái là nơi có các bệ tượng các vị thánh nữ, bên phải là bệ tượng các thánh nam. Nhà thờ Tân Định đã trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng trong nhiều sự kiện khác nhau, nhưng không hề xóa đi nét kiến trúc ban đầu.
Địa chỉ: Số 289 Hai Bà Trưng, phường 8, Quận 3, Hồ Chí Minh.
7. Chùa Giác Lâm
Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, cang là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm. Vào năm 1774, Thiền sư Phật Ý - Linh Nhạc (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông - Viên Quang (gọi tắt là Viên Quang) về trụ trì chùa, đồng thời đổi tên chùa thành chùa Giác Lâm.
Chùa đã được trùng tu lớn ba lần vào năm 1798 - 1804, năm 1906 - 1909 và đầu năm 1999, chùa hoàn thành đợt trùng tu lần thứ ba. Chùa Giác Lâm hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau. Chùa nguyên thủy không có cổng tam quan (cổng tam quan chỉ mới được xây dựng vào năm 1955). Hai cổng tam quan hiện nay sát đường Lạc Long Quân, xoay mặt về hướng Nam. Hai bên cột trụ tam quan cũ có câu đối bằng chữ Hán. Kết cấu kiến trúc của chùa là hai nếp nhà tứ trụ bố trí theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng.
Năm 2007, khởi công xây dựng khu giảng đường và tăng xá. Khu Tam Bảo bao gồm chánh điện, trai đường và giảng đường, bố cục trên một mặt bằng hình chữ nhật, chiều rộng 22m, chiều dài 65m, xây trên nền cao khoảng 1m so với vườn chùa. Trước chánh điện có sân hình chữ nhật, ngang 20m, rộng 10m. Trước sân là sân vườn, có miếu nhỏ đặt tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá màu. Đặc biệt ở sân vườn có cây bồ đề cao lớn do ngài Narada (Srilanka) tặng. Ngài Narada đã cùng Hòa thượng Hồng Từ và Sư Bửu Chơn đích thân trồng cây bồ đề tại đây.
Địa chỉ: Số 565, đường Lạc Long Quân, phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Trung tâm thương mại Diamond Plaza
Nếu đam mê thời trang, bạn không thể bỏ qua khu trung tâm sầm uất này. Đây là địa điểm có hàng trăm thương hiệu nổi tiếng và sản phẩm chất lượng cao về cả hình thức và chất lượng. Sau một ngày dài khám phá Sài Gòn, Diamond Plaza là điểm lý tưởng để nghỉ ngơi. Đây là tòa cao ốc với 22 tầng, chia thành Khu thương mại và Khu căn hộ. Xây dựng vào năm 1999, tọa lạc tại góc đường Lê Duẩn và Phạm Ngọc Thạch, phía sau Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, ngay trung tâm thành phố.
Diamond Plaza đa năng với các chức năng như văn phòng, bệnh viện, trung tâm mua sắm và giải trí. Tầng trệt đến tầng 4 là khu thương mại, tầng 4 là Foodcourt, tầng 5 là khu vui chơi, tầng 13 có rạp chiếu phim và phòng gym, còn tầng 14 là bể bơi. Địa điểm này đã trở thành điểm hẹn thường xuyên của giới trẻ thành phố ngay từ khi khai trương.
Địa chỉ: Số 34 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Con Đường Sách Nguyễn Văn Bình
Nằm kế bên Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện thành phố tại quận 1, con đường sách Nguyễn Văn Bình là điểm đến lý tưởng cho những người yêu văn hóa đọc. Đây là con đường sách phức hợp đầu tiên tại Việt Nam với không gian mở, tạo điều kiện cho du khách thả hồn trong không khí văn hóa đặc sắc của Sài Gòn. Dù mới khai trương nhưng đã thu hút sự quan tâm lớn từ giới trẻ với những đánh giá tích cực. Con phố dài hơn 100m này có thiết kế với các quầy sách sát nhau, mỗi cửa hàng đều mang một phong cách riêng.
Con đường sách Nguyễn Văn Bình bắt đầu từ cửa ở đường Hai Bà Trưng, kéo dài đến Nhà thờ Đức Bà và được chia thành nhiều khu vực như gian hàng sách, quán cà phê sách, cửa hàng sách, báo, tạp chí, và vật phẩm văn hóa. Có cả khu vực chơi cho trẻ em, khu trưng bày, khu mua bán và trao đổi sách cũ, triển lãm sách, báo, tranh ảnh, và vật phẩm theo chủ đề hàng tháng. Vào cuối tuần, con đường sách trở nên sôi động hơn với sự tham gia đông đảo của người tham quan và mua sắm. Có tới 20 gian hàng sách ở đây, cung cấp nhiều loại sách khác nhau từ mọi lĩnh vực như chính trị, xã hội, công nghệ, khoa học, ngoại ngữ... để người mua có thể lựa chọn thoải mái. Đặc biệt, nhiều tác giả thường xuyên chọn con đường sách làm địa điểm giới thiệu sách mới và gặp gỡ độc giả.
Địa chỉ: Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
10. Con Đường Hoa Nguyễn Huệ
Con đường hoa Nguyễn Huệ là tên gọi khác của đường Nguyễn Huệ, thành phố Hồ Chí Minh, khi được trang trí vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bắt đầu từ năm 2004. Trước đó, nó thường được biết đến với tên gọi Chợ hoa Nguyễn Huệ. Đường Nguyễn Huệ là một trong những con đường đẹp nhất tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài hơn 700m từ trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố và tượng đài Hồ Chí Minh đến bến Bạch Đằng. Đây là đường hoa rực rỡ thu hút nhiều khách đi bộ, trở thành điểm quen thuộc cho những du khách dịp Xuân về.
Tại đây, ngoài cảnh trang trí sáng tạo, bạn còn được trải nghiệm không khí văn hóa dân tộc và đời sống làng quê Việt. Đường hoa Nguyễn Huệ tái hiện cảnh quan với ao sen, dòng kênh và cầu khỉ chênh vênh, đưa bạn đến với đời sống làng quê với xe thổ mộ và quán cóc ven đường. Bạn cũng sẽ gặp gỡ với những gánh hàng hoa, chiếc thuyền hoa và những cảnh đẹp màu mỡ của vùng đất Nam Bộ. Hoa là điều không thể thiếu trên con đường này. Ban tổ chức trưng bày nhiều loại hoa từ quen thuộc đến những loại quý từ Đà Lạt hay các vùng khác. Tất cả tạo nên một bức tranh rực rỡ giữa mùa Xuân.
Địa chỉ: Phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.