1. Hồ Suối Lam
Hồ Suối Lam tọa lạc tại xã Thuận Phúc, huyện Đông Phú, tỉnh Bình Phước. Nơi đây rộng khoảng 100 ha, sâu 4m, mặt hồ bằng phẳng như gương, nước hồ bốn mùa trong xanh. Bao quanh hồ là những cánh rừng cao su thẳng tăm tắp với màu xanh ngút ngàn. Từ xa nhìn lại bạn sẽ thấy hồ Suối Lam giống như hồ Xuân Hương thơ mộng ở Đà Lạt. Đến du lịch tại đây du khách sẽ có cơ hội được trải nghiệm cảm giác yên bình khi ngồi thuyền thưởng cảnh quanh hồ, hòa mình vào thiên nhiên với tiếng chim líu lo, tiếng gió nhẹ, tiếng thở của đất trời. Khung cảnh xung quanh hồ Suối Lam rất yên bình và hoang sơ nên nơi đây là địa điểm lý tưởng để tận hưởng những chuyến dã ngoại cùng bạn bè người thân rồi cùng nhau cắm trại hay câu cá và thưởng thức những món đặc sản núi rừng mang đúng hương vị địa phương. Đây còn là nơi sinh sống của nhiều loại cá nước ngọt như: cá lóc, cá chép, trắm, cá mè…
Sắp tới, khu du lịch được xây dựng phát triển, dự toán 126 tỷ đồng. Đây thực sự là một điểm dừng chân thu hút khách du lịch trong và ngoài nước khi đến thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Khung cảnh xung quanh hồ còn khá hoang sơ và yên bình. Nơi đây phù hợp cho những chuyến dã ngoại, cắm trại, câu cá và nghỉ dưỡng. Ngoài ra đến đây bạn còn có cơ hội thưởng thức nhiều món đặc sản núi rừng của nhà hàng nằm ngay trong khuôn viên hồ. Bên hồ Suối Lam là các công trình vui chơi giải trí phục vụ cho du khách gần xa. Nổi bật là nhà hàng nổi với nhiều món ăn đặc sản mà chỉ có ở vùng rừng núi tỉnh Bình Phước. Du khách có thể bơi thuyền, tắm dưới hồ, hoặc cắm trại trong những rừng cây ven hồ. Đến với đây, quý khách còn có thể được chơi các trò chơi vận động, giải trí như trượt nước theo dốc xuống hồ, chèo thuyền, tắm suối, …
Địa chỉ: Thuận Phúc, Đồng Phú, Bình Phước


2. Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm tại huyện Phước Long, Bình Phước, đây là khu rừng có diện tích lớn nhất tại tỉnh này. Với diện tích rộng lớn khoảng 26.032 ha, đây không chỉ là nơi bảo tồn những nguồn gen quý hiếm trong hệ động thực vật đang được ghi danh ở sách đỏ của Việt Nam mà nơi đây còn là địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút những khách du lịch ưa thích tìm hiểu và khám phá thiên nhiên hoang dã mang đến nguồn thu lớn cho GDP của tỉnh Bình Phước. Đồng thời Vườn quốc gia Bù Gia Mập giúp bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn cho các hồ chứa nước của các công trình thủy điện Thác Mơ và Cần Đôn, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái, giúp du khách có những phút giây hòa mình trọn vẹn với thiên nhiên tươi mát. Bước chân vào hành trình tham quan Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, bạn như lạc vào thế giới của rừng cây tuyệt diệu. Các khu rừng nơi đây vẫn đảm bảo tính chất của rừng nguyên sinh với đa số thuộc những loài cây họ Dầu và họ Đậu. Đó là cẩm lai, gõ đỏ, mun, lát hoa, thạch tùng, trắc, gỗ mật, giáng hương…
Hơn nữa, Vườn Quốc gia này cũng có 278 giống cây dược liệu. Đến nay Vườn đã hình thành và đưa vào khai thác 10 tuyến du lịch khám phá, trong đó phải kể đến các tuyến lôi cuốn du khách như: Giếng Trời - thác Đắk Bô, đường 14C - thác Đắk Bô, suối Đắk Ka, thác Lưu Ly, suối Đắk Manh, đồi 702 - Đắk Ca, thác Đắk Mai, thác Đắk Dốt, thác Đắk Sam, suối Đắk Mai - Ngầm 79…Ngoài ra, trong đây còn có các sinh cảnh nổi tiếng như: hồ Hoa Mai, vườn quy tụ thực vật rộng 50 ha, khu cứu hộ động vật, thác Lưu Ly, thác Đắk Mai… Nhắc đến du lịch Vườn là nhắc đến loại hình du lịch khám phá với kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới cộng với hệ thống ghềnh thác, hồ, suối… đan xen, hòa quyện chập chờn giữa rừng, tạo cho du khách cảm giác thân thiện, đắm đuối như được trở về cùng thiên nhiên hoang sơ. Ban ngày băng rừng vượt suối vào trong rừng, du khách sẽ được khám phá cảnh vật thiên nhiên hoang sơ đầy huyền bí.
Địa chỉ: Bù Gia Mập, Bình Phước


3. Tràng cỏ Bù Lạch
Tràng cỏ Bù Lạch thuộc địa phận xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Đây là một khu phức hợp gồm những cánh đồng cỏ rộng lớn xanh mướt trải dài cùng với hồ nước tự nhiên và cánh rừng nguyên sinh tạo thành một bức tranh thiên nhiên vô cùng thơ mộng và sinh động. Đến với nơi đây du khách sẽ có một khoảng thời gian thoải mái, thư thái và hòa mình vào đất trời để nghỉ ngơi, thưởng ngoạn cảnh đẹp và lưu lại những phút giây quý báu trong các shoot hình đẹp. Nơi này vốn là một cụm gần 20 trảng cỏ lớn nhỏ khác nhau với diện tích lên đến 500 ha. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do đọc chệch từ tiếng địa phương của người M’Nông. Các già làng giải thích rằng ở đây chữ “lạch” trong tiếng M’Nông có nghĩa là “trảng”, ở trong trảng lại có một bàu nước nên gọi là Bàu Lạch, đọc lệch đi nên thành Bù Lạch.
Bước chân vào khu trảng cỏ du khách sẽ trầm trồ thán phục trước những bãi cỏ non xanh mướt chạy dài cả một vùng rộng lớn. Cỏ ở đây không mọc được cao mà chỉ đến 4 - 5 cm là vàng héo, và một lớp cỏ xanh khác lại tiếp tục ngoi lên. Những bãi cỏ cứ thế thay phiên nhau tạo cho khung cảnh ở đây thay đổi màu sắc liên tục từ xanh ngọc chuyển sang vàng rực trông rất đẹp mắt. Vào sâu bên trong, du khách sẽ thấy một mặt hồ trong xanh, êm dịu, những làn nước đu đưa nhẹ nhàng theo cơn gió. Nước trong bàu là những mạch nước ngầm từ rừng đổ về, thông với các bàu nước khác là những con suối nhỏ, cứ thế qua năm tháng nước trong bàu không bao giờ vơi cạn. Bao quanh khu trảng cỏ là những khu rừng nguyên sinh với những thân cây rộng lên đến 3 người ôm. Theo chân những con đường mòn mà người dân tộc M’Nông ở đây hay đi nương rẫy để vào sâu bên trong cánh rừng già, du khách sẽ cảm nhận được một làn khí lạnh ùa về. Những buổi trưa nắng có thể dừng chân cảm nhận cái lạnh mát của khu rừng nguyên sinh khác với cái lạnh mát của những chiếc máy điều hòa trong phòng ấm. Nếu để ý thật kỹ, du khách sẽ thấy những nhành lan nhiều màu bám trên những cây cổ thụ to lớn. Với cảnh sắc thơ mộng, trảng cỏ Bù Lạch sẽ hứa hẹn những thú vui hoang dã hấp dẫn cho những du khách yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và thơ mộng.
Địa chỉ: Bù Đăng, Bình Phước


4. Rừng Nam Cát Tiên
Rừng Nam Cát Tiên thuộc địa bàn 5 huyện: Tân Phú, Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và Bù Đăng (Bình Phước). Nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150 km về phía bắc, các bạn sẽ phải mất 4 tiếng đồng hồ đi xe mới có thể tới được đây. Đặc trưng của rừng Nam Cát Tiên là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới với thảm động thực vật đa dạng và phong phú. Khu rừng tổng thể có hơn 600 loài thực vật, tầm 100 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây thuốc, hơn 60 loài hoa phong lan… Muông thú trong rừng hơn 240 loài chim, gà lôi, cá rấu, le le, sến, khỉ, tê giác, voi… Nằm trong khu rừng già, nhiều sông suối nên khí hậu mát mẻ, đi vào mùa hè cũng không khó chịu. Khu vực quanh rừng có người dân tộc bản địa Mạ và S'tiêng sinh sống lâu đời. Nét văn hóa truyền thống và phong tục tập quán đặc trưng khác miền xuôi.
Có nhiều hoạt động thú vị cho khách du lịch trải nghiệm khi đến với rừng Nam Cát Tiên như: đi bộ xuyên rừng, đi xe đạp trong rừng, thăm quan cá sấu,... Bạn sẽ xuất phát từ rừng Nam Cát Tiên men theo những con đường mòn, băng qua rừng cây và vượt qua những khe suối. Khi đi bộ xuyên qua những cánh rừng bạn sẽ thấy các cảnh đẹp như đồi Tượng, Đồi Đá Trắng – Nhà Dài, hang Dơi. Hoặc là khách du lịch có thể đạp xe qua những lối mòn quanh co sẽ có thể quan sát được những loài cây lớn và quý hiếm như cây tung 400 tuổi với bộ rễ khổng lồ, cây gỗ đỏ gần 7 thế kỷ, Thác Trời, ghềnh đá Bến Cự, cây bằng lăng 6 ngọn với hình dáng kỳ lạ. Ngoài ra, Bàu Sấu cũng là một địa điểm du ngoạn thú vị của khách du lịch khi đến với rừng Cát Tiên. Khách du lịch sẽ được tận mắt thấy và tiếp cận ở cự li gần nhất.


5. Khu du lịch núi Bà Rá, thác Mơ


6. Thác Voi


Khu du lịch thác số 4 được xây dựng từ năm 1998 với diện tích khoảng 20 ha nằm tại Tân Lợi, xã Hớn Quản, huyện Bình Long, Bình Phước. Dòng thác này hấp dẫn du khách bởi khung cảnh thiên nhiên ấn tượng với nhiều loại cây cổ thụ có bộ rễ to nổi lên mặt đất và bao trọn xung quanh thác tạo. Ngoài ra, cây cầu treo được làm từ rễ cây để nối hai bên bờ suối tạo thành bức tranh lãng mạn đẹp tựa câu chuyện cổ tích mẹ thường hay kể. Du lịch tại thác số 4 du khách sẽ được thưởng thức bữa tiệc ấm thanh sống động từ tiếng chim hót líu lo thánh thót đến tiếng nước chảy hay như tiếng đàn, tiếng lá xào xạc trong gió; dừng chân tại những dãy nhà ấm cúng đủ các tiện nghi và thưởng thức những đặc sản của vùng để lại ấn tượng khó quên.
Quần thể Thác số 4 có kết cấu vững chắc, gồm nhiều tảng khối đá xanh chêm vào nhau, chắn ngang một khe suối nhỏ, uốn lượn theo một triền đồi và vắt ngang một cánh rừng hoang sơ, kỳ bí. Thác lớn nhất dài khoảng 3 m, cao 2 m; thác nhỏ nhất dài khoảng 1 m, cao 1,5 m nối đuôi nhau đổ nước xuống các lưu vực có bán kính hình tròn khoảng 2,5 m, tung bọt trắng xóa trên các khối đá bàn hàng trăm năm tuổi. Hai bên mép suối gồm nhiều cây xanh vài chục năm tuổi, thậm chí hàng trăm năm tuổi được đan bện vào nhau bởi những thân dây leo bằng bắp tay, bắp chân của người lớn. Các thân dây leo uốn lượn như rồng từ gốc cây lên ngọn, tạo nên một khe suối thần tiên trong một khu vườn cổ tích của nàng bạch tuyết. Trong khu vườn cổ tích này, du khách được nghe một bản nhạc thiên nhiên của núi đồi gồm nhiều hợp âm: Tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim rừng gọi bạn, tiếng lá reo trong rừng cây xào xạc… Đến nơi đây, du khách được tham quan, giải trí, hòa mình vào không gian sinh thái thiên nhiên trong một bầu không khí mát rượi, yên ả.
Địa chỉ: Tân Lợi, Hớn Quản, Bình Phước




Thác Đứng
Thác Đứng

Thác Đứng

Sóc Bom Bo
Sóc Bom Bo

