1. Tập đoàn Vingroup (VIC)
Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (gọi tắt là
'Tập đoàn Vingroup'), tiền thân là Tập đoàn Technocom, được thành lập
tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong
lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với thương hiệu Mivina. Những năm đầu của
thế kỷ 21, Technocom luôn có mặt trong bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp lớn mạnh
nhất Ukraina. Từ năm 2000, Technocom - Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với
ước vọng được góp phần xây dựng đất nước.Kết thúc năm 2016, Tập đoàn Vingroup đạt doanh thu hơn 58.500 tỷ đồng, tương ứng
với mức 2,6 tỷ USD tăng trưởng 72% với năm 2015. Với vị thế người dẫn đầu, lợi
nhuận sau thuế tăng 133% lên 3.500 tỷ đồng.
Định hướng trong năm 2017, Vingroup hướng đến
sự bứt phá trên toàn bộ các lĩnh vực hoạt động chính: Bất động sản, Du lịch và
vui chơi giải trí, Bán lẻ, Y tế, Giáo dục và Nông nghiệp. Doanh thu thuần đặt mục
tiêu khoảng 80.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.000 tỷ đồng.
2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)
Đến cuối năm
2015, ngoài trụ sở chính, Vietcombank sở hữu 96 chi nhánh với 368 điểm
giao dịch phục vụ tại 50/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Mạng lưới hoạt động
phân phối: Bắc Trung bộ 8,3%, Đông bắc bộ 7,3%, Đồng bằng sông Hồng 10,4%, Khu vực
Hà Nội 15,6%, Đồng bằng sông Cửu Long 14,6%, Đông Nam Bộ 11,5%, Hồ Chí Minh
17,7%, Nam Trung bộ 10,4%, Tây Nguyên 4,2%. Vietcombank còn có 1856 đại lý
ngân hàng tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.Kết thúc năm
2016, tổng tài sản của Vietcombank đạt 787.907 tỷ đồng, tăng 17% so với
năm trước và vượt 3% so với kế hoạch. Dư nợ cho vay tăng 19% đạt 460.808 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế tăng 25% lên 8.523 tỷ đồng, đứng ở vị trí thứ hai trong hệ
thống. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,79% xuống 1,46%. Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2016 là 8%,
mặc dù kế hoạch trước đó là tối đa 10%.Trong năm 2017,
Vietcombank đặt kế hoạch tổng tài sản tăng 11% lên mức 874.577 tỷ đồng. Tăng
cường dư nợ tín dụng ở mức 15%, tương đương 547.133 tỷ đồng. Huy động vốn tăng
14%, lên 684.841 tỷ đồng.
3. Công ty Cổ phần FPT (FPT)
Công ty Cổ phần FPT, được thành lập vào ngày
13/09/1988, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Viễn thông. FPT cung
cấp dịch vụ tới tất cả các tỉnh thành trong nước và mở rộng hoạt động toàn cầu,
hiện đang có mặt tại 19 quốc gia.Kết thúc năm 2016, FPT ghi nhận doanh thu
tổng cộng là 40.545 tỷ đồng, tăng 1,5% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt
3.014 tỷ đồng, tăng 5,7%. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.576 tỷ đồng, tăng 6%. Tuy nhiên,
không đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra tại Đại hội cổ đông năm 2016.Mục tiêu của FPT trong năm 2017 là doanh thu
46.619 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.408 tỷ đồng, tăng lần lượt 15% và 13% so với
năm 2016.
4. Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG)
Công ty Cổ phần Tập đoàn
Thiên Long, khởi nguồn từ Cơ sở bút bi Thiên Long thành lập năm 1981, chuyển đổi thành Công ty TNHH SX-TM Thiên Long vào năm 1996, và trở thành Công ty Cổ phần SX-TM Thiên Long với vốn điều lệ 100 tỷ đồng vào tháng 03 năm 2005. Niêm yết tại HSX từ năm 2010 với mã TLG. Năm 2016, Tập đoàn Thiên Long đạt doanh thu 2.162 tỷ đồng, tăng 15%, và lợi nhuận sau thuế đạt 240 tỷ đồng, tăng 28%. Đối với năm 2017, Thiên Long đặt mục tiêu doanh thu thuần 2.450 tỷ đồng, tăng 12%, và lợi nhuận sau thuế hợp nhất khoảng 265 tỷ đồng, tăng trưởng 10%, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%.
5. Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG)
Công ty TNHH Thế
Giới Di Động, thành lập vào tháng 03/2004, hoạt động chính trong mua bán và sửa chữa thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và thương mại điện tử. Năm 2007, chuyển đổi thành Công ty Cổ phần sau khi nhận vốn đầu tư từ quỹ Mekong Capital, mở rộng cơ hội phát triển. Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) - công ty mẹ của Thegioididong.com và Điện máy Xanh, công bố kế hoạch kinh doanh năm 2017 với doanh thu 63.280 tỷ đồng và lợi nhuận 2.200 tỷ đồng. Đây là con số gây ấn tượng trong ngành và vượt qua nhiều doanh nghiệp nổi tiếng khác.
6. Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
Bắt đầu từ một công ty
buôn bán máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát mở rộng sang Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc thành Tập đoàn, với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là công ty mẹ của các công ty thành viên và liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã HPG.Doanh thu thuần năm 2016 đạt 33.283 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 6.606 tỷ đồng. Hội đồng quản trị quyết định chia cổ tức năm 2016 với tỷ lệ 50% trả bằng cổ phiếu. Hội đồng quản trị Hòa Phát thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 và dự kiến cổ tức năm 2017 là 30%, dựa trên doanh thu dự kiến 38.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5.000 tỷ đồng.
7. Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (GAS)
Ý tưởng về ngành công
nghiệp khí đã hình thành từ đầu những năm 90 khi sản lượng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ,
phải đốt bỏ nếu không sử dụng. Ngày 20/09/1990, PV GAS được thành lập từ Ban Quản lý Công trình Dầu khí Vũng Tàu, với nhiệm vụ nhập khẩu, vận chuyển, lưu trữ, chế biến, phân phối, kinh doanh khí và các sản phẩm khí. Mặc dù gặp khó khăn năm 2016, công ty vượt mức nhiều kế hoạch với doanh thu 60.524 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 7.172 tỷ đồng, chia cổ tức 40%. Năm 2017, dự kiến doanh thu 51.479 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 5.257 tỷ đồng, giảm 27% so với 2016.
8. Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan (MSN)
Thành lập Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) tháng 11/2004 với vốn ban đầu 3.2 tỷ đồng. Trong quá trình phát triển, tháng 7/2009 MSC chuyển giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San, tăng vốn lên 100 tỷ đồng. Tháng 8/2009, đổi tên thành Công ty Cổ phần Ma San (Masan Group). Năm 2016, Masan Group đạt doanh thu 43.297 tỷ đồng, tăng 41%, với doanh thu chủ yếu từ thực phẩm và đồ uống. Cho kế hoạch 2017, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) dự kiến tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt 15% và 20%. Trong kịch bản tăng trưởng tốt, doanh thu có thể đạt 52,000 tỷ và lãi ròng đến 3,400 tỷ đồng.
9. Công ty cổ phần Hàng không VietJet (VJC)
VietJet Air, hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam, bắt đầu hoạt động từ năm 2007 và khai thác chuyến bay đầu tiên từ Sài Gòn đi Hà Nội vào ngày 25/12/2011. Với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, hạm đội bay đa dạng, VietJet Air nhanh chóng chiếm thị phần lớn tại Việt Nam. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2016 đạt 27.499 tỷ đồng và 2.496 tỷ đồng, tăng 39% và 113% so với năm 2015. Kế hoạch năm 2017 dự kiến lãi 3.395 tỷ, cổ tức hàng năm 50%, trong đó ít nhất 30% bằng tiền mặt từ nay đến 2019.
10. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM)
Vinamilk, thành lập ngày 20/08/1976, là doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam. Doanh thu cả năm 2016 đạt 46.200 tỷ đồng, vượt gần 4% so với kế hoạch và tăng gần 15% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế đạt 11.200 tỷ đồng, vượt gần 12% kế hoạch và tăng gần 20% so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế cả năm 2016 ước đạt 9.310 tỷ đồng, vượt gần 13% kế hoạch và tăng gần 20% so với năm 2015. Năm 2017, Vinamilk đặt mục tiêu đạt 51.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 8% so với năm 2016. Lợi nhuận trước thuế 11.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 9.735 tỷ đồng, tăng 4% so với lợi nhuận đạt được năm 2016. Vinamilk cũng đạt mục tiêu chi trả cổ tức tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế cho năm 2017.