1. Greenland
Greenland là một quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch. Mặc dù nằm ở Bắc cực và kết nối với lục địa Bắc Mỹ, Greenland có quan hệ lịch sử sâu sắc với châu Âu. Nó được bao quanh bởi Đại Tây Dương, Biển Greenland, Bắc Băng Dương và Vịnh Baffin. Đây là hòn đảo lớn nhất thế giới và cũng là nơi có vườn quốc gia lớn nhất thế giới. Khoảng 81% diện tích bề mặt của Greenland covered covered with ice, tạo ra một mũi băng nằm thấp hơn 300 m dưới mực nước biển. Người dân chủ yếu sống dọc theo các vịnh hẹp ở phía tây nam đảo, nơi có khí hậu ôn hòa hơn.
- Diện tích: 2.130.800 km2
- Quốc gia cấu thành: Vương quốc Đan Mạch


2. Borneo
Borneo hay Kalimantan là đảo lớn thứ ba trên thế giới và lớn nhất tại châu Á. Nằm ở Đông Nam Á hải đảo, Borneo tọa lạc về phía bắc của đảo Java, phía tây đảo Sulawesi và phía đông đảo Sumatra. Chính trị, đảo được chia thành ba quốc gia: Malaysia và Brunei ở phía bắc, và Indonesia ở phía nam.
Ứng với khoảng 73% diện tích, phần lớn của đảo Borneo thuộc lãnh thổ Indonesia. Các bang Sabah và Sarawak của Malaysia chiếm 26% diện tích còn lại. Hơn một nửa diện tích của Borneo nằm ở Bắc Bán cầu, bao gồm khu vực thuộc Malaysia và Brunei. Đảo này có các khu rừng mưa cổ nhất trên thế giới.
Borneo còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Trong tiếng Pháp quốc tế, nó được gọi là Borneo, phản ánh tên gọi của Brunei, xuất phát từ tiếp xúc với vương quốc này trong thế kỷ XVI. Tên gọi Brunei có thể xuất phát từ từ váruṇa trong tiếng Phạn, có nghĩa là 'nước' hoặc từ thần mưa Varuna trong đạo Hindu. Người bản địa Indonesia gọi đảo này là Kalimantan, có nguồn gốc từ Kalamanthana trong tiếng Phạn, có nghĩa là 'đảo tiết trời nóng bỏng'.
- Diện tích: 748.168 km2
- Quốc gia cấu thành: Brunei, Indonesia và Malaysia


3. New Guinea
New Guinea nằm ở Nam Bán cầu là đảo lớn thứ hai thế giới, sau Greenland, với diện tích 786.000 km². Đảo tọa lạc ở tây nam Thái Bình Dương, phía đông của quần đảo Mã Lai, và đôi khi cũng được tính là một phần của quần đảo Ấn-Úc lớn hơn.
Liên quan đến mặt địa chất, New Guinea và Úc đều là một phần của một mảng kiến tạo. Khi mực nước biển thế giới giảm, hai nơi này có chung đường bờ biển (nay nằm sâu 100 đến 140 mét dưới mực nước biển), kết hợp với các phần đất liền mà nay bị ngập tạo nên lục địa Sahul, hay còn gọi là Đại Úc. Hai lục địa này bị tách biệt khi eo biển Torres bị ngập sau thời kỳ băng hà cuối cùng.
Trong phạm vi nhân loại học, New Guinea thuộc khu vực Melanesia. Về mặt chính trị, nửa phía tây của đảo thuộc hai tỉnh của Indonesia: Papua và Tây Papua. Phần đông nằm trong biên giới của quốc gia Papua New Guinea. Đảo này có khoảng 7,5 triệu cư dân, mật độ dân số chỉ là 8 người/km².
- Diện tích: 785.753 km2
- Quốc gia cấu thành: Indonesia (Papua và Tây Papua) và Papua New Guinea


4. Đảo Baffin
Đảo Baffin (thuộc lãnh thổ Nunavut của Canada, là đảo lớn nhất tại Canada và đảo lớn thứ năm trên thế giới. Đảo Baffin có diện tích 507.451 km2 (195.928 dặm vuông Anh) và dân số khoảng 11.000 người (ước tính năm 2007). Hòn đảo được đặt theo tên của nhà thám hiểm người Anh William Baffin, hòn đảo có lẽ đã được người Norse tại Greenland và Iceland biết đến từ thời kỳ tiền Colombo và có thể là vị trí của Helluland, được nói đến trong saga Iceland Saga Erik Đỏ và Saga Grœnlendinga.
Iqaluit, thủ phủ của Nunavut, nằm ở bờ biển phía đông nam của đảo. Cho đến năm 1987, thị trấn có cùng tên với vịnh Frobisher mà nó nằm bên. Phía nam đảo Baffin là eo biển Hudson, tách đảo với đất liền tỉnh Québec. Phía nam của cực tây hòn đảo là eo biển Fury và Hecla phân tách hòn đảo với bán đảo Melville ở lục địa. Ở phía đông là eo biển Davis và vịnh Baffin, và Greenland ở phía bên kia. Bồn địa Foxe, vịnh Boothia và eo biển Lancaster tách đảo Baffin vơpis các đảo còn lại của quần đảo ở phía tây và bắc.
Dãy núi Baffin chạy dọc theo bờ biển đông bắc của đảo và là một phần của Dãy núi Bắc Cực. Núi Odin là đỉnh cao nhất trên đảo, với cao độ thấp nhất là 2.143 m. Các đỉnh núi đáng chú ý khác gồm núi Asgard, nằm tại Vườn quốc gia Auyuittuq, với cao độ 2.011 m. Núi Thor, với độ cao 1.675 m, được cho là có dốc thẳng đứng hoàn toàn lớn nhất trên Trái đất, có cao độ 1250 m. Hai hồ lớn nhất trên đảo nằm ở phần phía nam - trung: hồ Nettilling 5.066 km2 và hồ Amadjuak ở xa hơn về phía nam. Chỏm băng Barnes nằm ở giữa hòn đảo.
- Diện tích: 507.451 km2
- Quốc gia cấu thành: Canada

5. Madagascar
Madagascar, tên chính thức là nước Cộng hòa Madagascar là một đảo quốc nằm trên Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển đông nam bộ của đại lục châu Phi. Quốc gia bao gồm đảo Madagascar cũng nhiều đảo ngoại vi nhỏ hơn. Sau khi vỡ ra từ siêu lục địa Gondwana, Madagascar tách khỏi Ấn Độ khoảng 88 triệu năm trước, khiến các loài thực vật và động vật bản địa tiến hóa tương đối cô lập. Do vậy, Madagascar là một điểm nóng đa dạng sinh học.
Người Nam Đảo là giống người định cư đầu tiên tại Madagascar, từ 350 TCN đến 550 CN, họ đến từ đảo Borneo bằng các xuồng chèo. Khoảng năm 1000, người Bantu vượt qua eo biển Mozambique để di cư sang Madagascar. Theo thời gian, các nhóm khác tiếp tục đến định cư tại Madagascar, mỗi nhóm đều có các đóng góp lâu dài cho sinh hoạt văn hóa trên đảo. Dân tộc Malagasy thường được chia thành 18 hoặc nhiều hơn các phân nhóm, lớn nhất trong số đó là người Merina tại cao địa trung bộ.
Năm 2012, dân số Madagascar được ước tính là hơn 22 triệu, 90% trong số đó sống dưới 2 USD/ngày. Tiếng Malagasy và tiếng Pháp đều là các ngôn ngữ chính thức của đảo quốc. Phần lớn dân số trung thành với các đức tin truyền thống, Ki-tô giáo hoặc pha trộn cả hai. Du lịch sinh thái và nông nghiệp, cùng với đầu tư lớn hơn cho giáo dục, y tế và doanh nghiệp tư nhân, là những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của Madagascar.
- Diện tích: 587.713 km2
- Quốc gia cấu thành: Madagascar

6. Đảo Honshu
Đảo Honshu là đảo lớn nhất, với khoảng 60% diện tích lãnh thổ kéo dài từ tỉnh Aomori đến tỉnh Yamaguchi, Honshu có diện tích 227942.41 km2. Độ lớn này tương đương với Rumania. Chiều dài đường bờ biển là 10.084 km, nếu du khách là những người đam mê phượt du lịch Nhật Bản thì đi bằng xe đạp sẽ mất khoảng 1 tháng. Honshu là đảo lớn nhất Nhật Bản và là hải đảo lớn thứ 7 trên thế giới. Đường bờ biển bao quanh đảo có chiều dài khoảng 5.450 km.
Đối diện với Honshu ở eo biển Tsugaru về phía Bắc là đảo Hokkaido, nối nhau bằng đường hầm Seikan. Đối diện với Honshu ở eo biển Kanmon thuộc biển Seito Naikai phía Tây Nam là đảo Kyushu. Cây cầu Kanmon, đường hầm Kanmon (dành riêng cho xe lửa) và đường hầm Shin-Kanmon (dành riêng cho tàu cao tốc Shinkansen) là ba tuyến đường nối Honshu và Kyushu.
- Diện tích: 227.942.41 km2
- Quốc gia cấu thành: Nhật Bản


7. Đảo Sumatra
Indonesia được mệnh danh là thiên đường của những hòn đảo. Ngoài Bali, một hòn đảo khác nổi tiếng không kém ở Indonesia chính là Sumatra.Sumatra là một đảo lớn ở miền tây Indonesia thuộc quần đảo Sunda lớn. Đây là đảo lớn nhất hoàn toàn thuộc về Indonesia, và là đảo lớn thứ sáu trên thế giới với diện tích 473,481 km². Dân cư Sumatra tập trung chính ở phần phía bắc và giữa đảo ở các tỉnh Bắc Sumatra, Nam Sumatra và Lampung.
Sumatra nằm theo chiều tây bắc - đông nam. Nó giáp với Ấn Độ Dương cũng như với các đảo lân cận Simeulue, Nias và Mentawai về phía tây. Ở phía đông bắc là eo biển Malacca chia tách hòn đảo khỏi bán đảo Mã Lai. Ở phía đông nam là eo biển Sunda chia tách Sumatra khỏi Java. Bắc của Sumatra gần với quần đảo Andaman, Bangka và Belitung.
- Diện tích: 473.481 km2
- Quốc gia cấu thành: Indonesia

8. Đảo Great Britain - Đảo Anh
Đảo Anh hay Đại Anh nằm ở phía tây bắc của châu Âu đại lục. Đây là hòn đảo lớn thứ 8 thế giới, và là đảo lớn nhất quần đảo Anh cũng như châu Âu. Với dân số khoảng 60,0 triệu người vào giữa năm 2009, đây là đảo đông dân thứ ba trên thế giới, chỉ sau Java và Honshu. Đảo Anh có trên 1.000 đảo nhỏ hơn bao quanh.
Toàn bộ đảo Anh là lãnh thổ của quốc gia có chủ quyền Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và hầu hết lãnh thổ của nước Anh là đảo Anh. Hầu hết lãnh thổ của các xứ Anh, Scotland, và Wales nằm trên đảo Anh, và thủ phủ của các xứ cũng nằm trên đảo: tương ứng là Luân Đôn, Edinburgh, và Cardiff.
Sự đa dạng về hệ động thực vật trên đảo Anh tương đối hạn chế do kích thước của đảo và do thực tế rằng động vật hoang dã đã có ít cơ hội để phát triển từ thời kỳ băng hà cuối. Mức độ đô thị hóa cao đã góp phần vào việc đảo Anh có một tỉ lệ tuyệt chủng loài cao hơn 100 lần so với tỷ lệ tuyệt chủng chung của Trái Đất.
- Diện tích: 209.331 km2
- Quốc gia cấu thành: Vương Quốc Anh


9. Đảo Victoria
Nằm ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Canada, thành phố Victoria được xem là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới. Thậm chí nhiều khách du lịch Victoria còn xem nơi đây là hòn đảo ngọc quyến rũ nhất xứ phong đỏ.
Đảo Victoria là một đảo lớn nằm ở quần đảo Bắc Cực thuộc Canada nằm giữa biên giới Nunavut và Các Lãnh thổ Tây Bắc của Canada. Đây là đảo lớn thứ 8 trên thế giới và với diện tích 217.291 km², nó là đảo lớn thứ nhì của Canada. Nó lớn gần gấp đôi Newfoundland, lớn hơn đảo Anh.
Nó lớn gần gấp đôi Newfoundland (111.390 km2 (43.008 dặm vuông Anh)), lớn hơn đảo Anh (209.331 km2 (80.823 dặm vuông Anh)). Tại đây, có hòn đảo lớn nhất nằm trên một hòn đảo trên một hòn đảo. Một phần ba phía tây của đảo thuộc vùng Inuvk của Các Lãnh thổ Tây Bắc; phần còn lại thuộc về vùng Kitikmeot của Nunavut. Nằm trong khu vực Địa Trung Hải, thành phố Victoria có khí hậu ôn hoà và dễ chịu. Bởi vậy, mùa nào trong năm cũng là thời điểm lý tưởng để du lịch Victoria.
- Diện tích: 217.291 km2
- Quốc gia cấu thành: Canada

10. Đảo Ellesmere
Đảo Ellesmere là một phần của vùng Qikiqtaaluk thuộc lãnh thổ Nunavut của Canada. Nằm trong quần đảo Bắc Cực thuộc Canada, đảo được coi là một phần của quần đảo Nữ hoàng Elizabeth, với mũi Columbia là điểm đất liền cực bắc của Canada.
Đảo Ellesmere (Inuit: Umingmak Nuna, nghĩa là “vùng đất của bò xạ”) là một phần của vùng Qikiqtaaluk thuộc lãnh thổ Nunavut của Canada. Nằm trong quần đảo Bắc Cực thuộc Canada, đảo được coi là một phần của quần đảo Nữ hoàng Elizabeth, với mũi Columbia là điểm đất liền cực bắc của Canada.
Hòn đảo rộng khoảng 300 dặm và dài 500 dặm (rộng 500 km x dài 800 km) và có diện tích 75.767 dặm vuông (196.236 km vuông), là đảo gồ ghề nhất trong Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada, với những ngọn núi cao chót vót (đặc biệt là ở phía bắc), những cánh đồng băng rộng lớn, và một đường bờ biển lõm sâu. Nó được nhà thám hiểm William Baffin nhìn thấy vào năm 1616 và được đặt tên vào năm 1852 bởi Đoàn thám hiểm của Ngài Edward A. Inglefield (đã điều hướng bờ biển ở Isabel) cho Francis Egerton, Bá tước thứ nhất của Ellesmere.
- Diện tích: 196.235 km2
- Quốc gia cấu thành: Canada

