1. Trà tâm sen
Tim sen hay tâm sen có tính hàn, tác dụng trấn kinh, an thần rất tốt. Sử dụng trà tim sen là cách được nhiều người lựa chọn để ngủ ngon, dễ ngủ hơn, giấc ngủ sâu và hạn chế bị tỉnh giấc nửa đêm. Thêm vào đó, khi đi vào cơ thể loại trà này còn có tác dụng điều hòa khí huyết, cải thiện tình trạng bồn chồn, âu lo do ảnh hưởng của tuổi tác. Khoa học hiện đại cũng chỉ ra giá trị tuyệt vời của trà tim sen trong việc điều trị chứng mất ngủ. Trong thảo dược này chứa rất nhiều alkaloid – hoạt chất tác động trực tiếp lên não bộ, làm lành vùng thần kinh bị tổn thương, làm giãn các mao mạch.
Để có tách trà tim sen thơm ngon bạn thực hiện theo các bước sau đây:
- Cho từ 3 – 5g tâm sen đã được phơi khô vào ấm
- Thêm lượng nước sôi nhỏ để tráng sơ, đổ bỏ nước đầu
- Thêm 250ml – 350ml nước sôi, hãm trong khoảng 10 – 12 phút
Sử dụng trà khi còn ấm, bạn nên nhâm nhi từng ngụm nhỏ vừa để thưởng thức hương vị hấp dẫn, vừa để dược tính trong trà thẩm thấu từ từ giúp não bộ thư giãn, thoải mái, dễ chìm vào giấc ngủ. Thời gian uống trà tâm sen để đạt hiệu quả tốt nhất là trước khi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng. Thời gian này đủ để hoạt chất từ trà chuyển hóa và kích thích não bộ sản sinh melatonin tạo cảm giác buồn ngủ.


2. Trà hoa hòe
Khi nhắc tới những loại trà trị mất ngủ không thể bỏ qua trà hoa hòe. Loại trà này có hương thơm nhẹ, tính hàn, nhấp môi có vị đắng nhẹ có tác dụng lương huyết, chỉ huyết. Rutin trong hoa hòe có tác dụng làm dày thành mạch, giảm thẩm thấu cho mao mạch, cầm máu và hạ huyết áp. Bởi lẽ đó, loại trà này được sử dụng xử lý chứng mất ngủ ở những người bị cao huyết áp. Ngoài ra, trà hoa hòe còn có tác dụng điều trị rong kinh, khó tiêu, đại tiện ra máu.
Cách pha trà hoa hòe điều trị bệnh mất ngủ:
- Chuẩn bị khoảng 25g – 30g nụ hoa hòe đã được phơi sấy khô
- Thêm 300ml nước ấm, tráng sơ và loại đi nước đầu
- Thêm 200ml nước sôi vào ấm, hãm trà trong khoảng 7 – 10 phút
- Gạn bã trà và sử dụng nước trà khi còn ấm.
Để tạo hương vị thơm ngon, hấp dẫn hơn bạn có thể cho thêm vài lát cam thảo bắc. Trà hoa hòe là thức trà mang lại nhiều giá trị sức khỏe, đặc biệt với người cao tuổi. Chính vì thế, kể cả khi chứng mất ngủ không thuyên giảm, bạn cũng nên duy trì thói quen uống 1 tách trà hoa hòe vào buổi tối để cải thiện sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.


3. Trà gừng mật ong
Không chỉ là gia vị góp mặt trong những món ăn ngon, cả gừng và mật ong đều được biết tới là vị thuốc Nam sở hữu nhiều dược tính quý. Trong đó Gừng: Có mùi thơm đặc trưng, tính ấm, vị cay nồng có tác dụng hành khí, giải độc, tán phong hàn. Thảo dược này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị ho, ngộ độc thực phẩm, cảm mạo… Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong gừng có chứa Gingerol và Cineol là 2 hoạt chất chống oxy hóa tốt. Từ đó, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn các cơ, giải tỏa căng thẳng. Mật ong: Chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn, đặc biệt là tryptophan. Tryptophan là một loại protein có khả năng kích thích não bộ sản sinh ra chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng, hỗ trợ trị chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
Một tách trà gừng mật ong ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon, sâu giấc hơn. Cách pha trà đơn giản như sau:
- Gừng 1 củ, cạo vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng lát mỏng cho dễ uống
- Cho gừng vào tách sau đó đổ thêm 200ml nước sôi già vào
- Hãm trong khoảng 8 – 10 phút cho dược tính của gừng ngấm vào nước. Thêm 5 – 7 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
- Khuấy đều cho các tinh chất của thảo dược hòa quyện vào nhau. Sử dụng trà khi còn ấm để đạt hiệu quả.


4. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng an thần, giải độc, thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Đặc biệt, loại trà này không chứa caffeine như trà xanh hay trà ô long. Trà có vị ngọt nhẹ, mùi thơm thoang thoảng của hoa cúc tạo cảm giác dễ chịu ngay lần đầu nhâm nhi. Một số nghiên cứu khoa học nhận thấy, hương thơm nhẹ nhàng từ trà hoa cúc mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu giải tỏa mọi căng thẳng, lo âu. Tác dụng an thần, giúp ngủ ngon của trà hoa cúc được xác định là nhờ thành phần apigenin – hoạt chất chống oxy hóa và có tác dụng làm dịu thần kinh trung ương. Từ đó, người dùng trà sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc.
Cách pha trà hoa cúc chữa bệnh mất ngủ, khó ngủ rất đơn giản:
- Sử dụng khoảng 10g hoa cúc khô cho 150ml nước
- Đổ 1 chút nước ấm vào để tráng trà, lắc đều và đổ phần nước này đi.
- Thêm nước ở nhiệt độ 85 độ C, hãm trà trong khoảng 6 phút là có thể uống được.
Sử dụng trà khi còn ấm để tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon cũng như hấp thụ hết dược tính của trà. Thêm vài sợi cam thảo hoặc một thìa mật ong nguyên chất để tăng hiệu quả. Bạn nên sử dụng trà hoa cúc sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ, hoặc sau khi vận động, ra nhiều mồ hôi.


5. Trà đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý với nhiều hoạt chất sinh học quý hiếm, hỗ trợ sức khỏe con người. Thức uống từ đông trùng hạ thảo không chỉ giúp giảm suy nhược thần kinh, kích thích sự ngon miệng mà còn cải thiện giấc ngủ, giảm rối loạn lo âu. Món trà này được đánh giá cao về khả năng 'detox' tâm hồn, mang lại trạng thái thoải mái cho người sử dụng.
Cách pha trà đông trùng hạ thảo đơn giản tại nhà như sau:
- Chuẩn bị khoảng 5 – 10 sợi đông trùng hạ thảo sấy khô
- Thêm 200ml nước ấm vào ấm trà, tráng qua và bỏ nước đầu tiên
- Thêm một số dược liệu khác nếu có
- Thêm khoảng 300ml nước, chờ trong 5 – 7 phút cho nước trà có màu vàng đẹp mắt
- Có thể thêm 1 – 2 thìa mật ong để tăng hương vị.


6. Trà cam thảo
Cam thảo, một vị thuốc Đông y có đa dạng dược tính, không chỉ được sử dụng trong bài thuốc mà còn trở thành nguyên liệu phổ biến để pha trà. Trà cam thảo với hương vị ngọt nhẹ, mùi thơm dễ chịu giúp thanh nhiệt, giải độc và ôn trung.
Uống 1 tách trà cam thảo ấm trước khi đi ngủ không chỉ giúp thư giãn não bộ mà còn tăng cường giấc ngủ, mang lại giấc ngủ sâu hơn. Ngoài ra, trà cam thảo còn kiểm soát các triệu chứng làm gián đoạn giấc ngủ như đau họng, hắt hơi, ho… cũng như các vấn đề về đường hô hấp.
Cách pha trà cam thảo giảm mất ngủ:
- Lấy khoảng 10 – 15g rễ cam thảo, thái lát và sấy khô
- Hãm trong 300ml nước sôi trong khoảng 12 – 15 phút
- Vớt bỏ bã, thêm 1 ít đường, khuấy đều và sử dụng trà


7. Trà hoa nhài
Hoa nhài, với hương vị đắng, tính bình, là một trong những vị thuốc quý trong Đông y, có tác dụng giải độc và kích thích tuần hoàn máu. Thảo dược này thường được sử dụng trong các bài thuốc trị huyết áp cao, bầm tím. Đặc biệt, với hương thơm dễ chịu, hoa nhài còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có khả năng điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ. Trong trà hoa nhài, EGCG (epigallocatechin gallate) có hàm lượng cao nhưng không chứa caffeine như trà xanh. EGCG giúp bảo vệ tim mạch, hạ lipid máu và chống viêm. Do đó, trà hoa nhài được ưa chuộng trong việc điều trị mất ngủ, khó ngủ.
Ngoài ra, axit amin L-theanine trong hoa nhài giúp giải phóng GABA – một chất dẫn truyền mang lại cảm giác thư thái, thoải mái. Hãy thưởng thức 1 tách trà hoa nhài mỗi tối trước khi đi ngủ để giảm khó chịu và cải thiện giấc ngủ.
Cách pha trà hoa nhài chữa mất ngủ:
- Sử dụng khoảng 15 – 20g hoa nhài đã được sấy khô cho vào tách
- Thêm 200 – 350ml nước sôi, hãm trà trong khoảng 10 – 12 phút
- Thêm 1 ít đường phèn và sử dụng trà khi còn ấm


8. Trà Lạc Tiên
Lạc tiên, thảo dược quen thuộc trong y học dân gian, không chỉ giúp thanh nhiệt cơ thể mà còn có tác dụng đào thải độc tố và an thần. Nó được ứng dụng trong các bài thuốc chống mất ngủ, suy nhược thần kinh và cải thiện tình trạng da. Cùng với alkaloid, saponin và flavonoid, trà lạc tiên trở thành một phương pháp tự nhiên hỗ trợ giấc ngủ sâu giấc.
Cách pha trà lạc tiên như sau:
- Chuẩn bị khoảng 16g lạc tiên khô, đặt vào tách
- Tráng qua trà bằng nước ấm, loại bỏ nước đầu tiên
- Đun sôi 350ml nước, hãm trà 7 – 10 phút
- Bỏ bã trà, thêm chút đường hoặc mật ong, khuấy đều
- Sử dụng trà khi còn ấm, thường uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng


9. Trà Nghệ
Trà nghệ, biện pháp trị mất ngủ cho người trung niên và người cao tuổi. Nghệ không chỉ chống viêm, giảm đau, phục hồi đại tràng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khác với các loại trà khác tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, trà nghệ cung cấp chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào thần kinh, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, trà nghệ tăng sức đề kháng, giảm cholesterol. Sử dụng trà nghệ đều đặn giúp duy trì sức khỏe cho mắt và ngăn chặn quá trình lão hóa.
Cách pha trà nghệ trị mất ngủ:
- Cho 2 thìa tinh bột nghệ vào ly
- Đổ 350ml nước sôi vào và khuấy đều
- Thêm mật ong hoặc sữa tươi, sử dụng trà khi còn ấm sau bữa tối 1 – 2 tiếng để cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ.


10. Trà bạc hà
Giống như trà hoa cúc, trà bạc hà hầu như không chứa caffeine như một số loại trà thông thường. Ngược lại, loại trà này có nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp làm dịu hệ thần kinh trung ương và thư giãn não bộ.
Hoạt chất menthol trong trà bạc hà đã được chứng minh có hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp, thư giãn cơ bắp, giảm mệt mỏi và lo lắng. Ngoài ra, trà bạc hà còn cải thiện chức năng não bộ, giúp đầu óc luôn tỉnh táo và nghỉ ngơi theo chu kỳ sinh học.
Cách pha trà giảm mất ngủ, giải tỏa căng thẳng:
- Nguyên liệu: lá bạc hà (tươi hoặc khô)
- Hãm lá bạc hà với 350ml nước sôi trong 7 – 10 phút
- Sử dụng trà khi còn ấm, thêm chút đường để tăng hương vị.

