1. Rượu cần
Rượu cần là một thức uống đặc biệt, luôn hiện diện trong đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Gia Lai và trở thành một nét văn hóa của người dân nơi đây. Nguyên liệu để làm nên một ché rượu cần ngon:
- Men rượu: được làm từ các loại lá rừng có tinh dầu.
- Cái rượu: được ủ từ các loại ngũ cốc phổ biến như bắp, mì, gạo nếp, gạo tẻ.
Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong xuôi, tất cả sẽ được bỏ vào ché ủ, khoảng 100 ngày có thể đem ra và dùng được, song ủ càng lâu rượu càng ngon và quý. Nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng đây thực ra là cả một quá trình công phu và tỉ mỉ, bởi chỉ cần lơ đễnh một chút là sẽ làm ra những ché rượu bị nhạt, chua hoặc cay mà làm mất đi cái vị đặc trưng của rượu.
Để làm ra một ché rượu cần đã khó, thưởng thức nó cũng không hề đơn giản, ẩn chứa cả một nét văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây. Uống rượu cần không dùng li như uống rượu thường mà phải uống bằng cần làm từ tre, hoặc trúc dài khoảng 1 mét được đục rỗng hai đầu, tất cả mọi người ngồi xung quanh ché rượu và cùng uống chung 1 cần duy nhất. Theo tục lệ, chủ nhà sẽ là người mở ché rượu và cầu khấn Giàng (Ông Trời theo cách gọi của người Tây Nguyên) mong sức khỏe và may mắn cho khách, sau đó mới trao cần cho các vị khách. Uống rượu cần còn thể hiện tinh thần và sức mạnh đoàn kết.
Có lẽ, khi thưởng thức rượu cần phải ở trong không gian mang bản sắc của đồng bào dân tộc Gia Lai như: Nhà Rông hay không gian lễ hội, cùng nhau nhảy múa bên ánh lửa bập bùng mới có thể cảm nhận hết được vị ngon của rượu.
2. Bún mắm cua - bún cua thối
Món ăn này quả thực là đặc sắc, độc đáo từ hương thơm, thậm chí nhiều người chỉ cần đứng xa cả kilomet vẫn có thể ngửi thấy. Mọi người, đặc biệt là những ai chưa quen sẽ cảm thấy 'ghê ghê'. Nhưng chính sự độc đáo đó khiến không phải ai cũng dám thử món bún mắm cua. Nhưng đừng ngần ngại, vì nhiều người đã bất ngờ và 'mê mệt' với món ăn này, thậm chí phải thốt lên rằng 'ngửi thì ghê nhưng ăn thì quên hết'.
Cua đồng chính là nguyên liệu chủ đạo, và đầu bếp phải kỹ lưỡng trong việc chọn cua, chỉ lựa chọn những con cua đồng chắc thịt. Cua được làm sạch và nấu chín với mắm. Loại mắm cua này được ủ tự nhiên, mang đến hương vị nồng nàn khiến nhiều người phải e dè ở lần đầu tiên. Nhưng nếu đã là người thích thú với những món ăn lạ từ Tây Nguyên, thì món bún cua thối không thể bỏ qua.
Nếu bạn đến Gia Lai vào mùa mưa, món bún cua thối lại càng thơm ngon hơn, thịt cua ngọt và thơm hơn. Loại bún này có hương vị đặc trưng mạnh mẽ, không phải ai cũng thích, nhưng chỉ cần thử một lần, bạn sẽ phải công nhận sức hấp dẫn đặc biệt của món bún cua này.
Vị mặn của mắm, cay của ớt, thơm của rau sống, giòn rụm của bánh phồng tôm và da heo, tất cả hòa quyện trong một tô bún mắm cua, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực đặc biệt và độc đáo.
3. Đôi tô Phở - Phở khô
Khi nhắc đến phở hai tô, đây chính là một trong những món ăn nổi tiếng nhất tại phố núi. Tên gọi đặc biệt của món này xuất phát từ việc bánh phở và nước lèo được phục vụ trong hai tô riêng biệt, tạo nên một trải nghiệm độc đáo khi người thưởng thức sẽ kết hợp giữa việc ăn phở và uống nước dùng.
Món phở này sử dụng chủ yếu hai loại thịt là thịt bò và thịt gà, kèm theo những nguyên liệu khác như hành khô, rau sống, và đậu phộng để tạo nên hương vị đậm đà và hấp dẫn.
Các nguyên liệu này được biến tấu theo cách độc đáo của mỗi người làm phở. Thường thì phở hai tô không thể thiếu thịt gà xé sợi, thịt heo băm nhỏ và hành khô phi vàng giòn thơm. Nước lèo được nấu từ nước luộc thịt gà, thịt bò,… Khi thưởng thức, du khách có thể thêm gia vị, trộn đều theo khẩu vị riêng rồi ăn kèm với rau sống như: xà lách, giá trụng, húng quế và một bát tương đen đặc biệt của địa phương.
Điều thú vị là phở hai tô đã được công nhận là một trong mười đặc sản Việt Nam có giá trị ẩm thực châu Á, đạt kỉ lục châu Á vào tháng 8/2012.
4. Lẩu lá rừng
Khám phá vùng đất Gia Lai nơi thiên nhiên hùng vĩ mang lại cảm giác tươi trẻ và đầy sức sống. Món lẩu lá rau rừng là một món quà đặc biệt từ thiên nhiên, tặng cho con người. Với hương vị mộc mạc, chân chất, đây không chỉ là một món ngon đặc sản Gia Lai, mà còn là một trải nghiệm ẩm thực không thể bỏ lỡ cho du khách.
Mỗi loại lá được chọn lựa kỹ lưỡng, đảm bảo không có độc tố và tạo nên sự phối hợp hài hòa. Lẩu lá rừng là sự kết hợp tinh tế, truyền thống của đồng bào dân tộc bản địa. Những loại lá này không chỉ mang đến hương vị đặc trưng mà còn chứa đựng những chất dinh dưỡng quý giá, tốt cho sức khỏe. Kết hợp với mắm thịt và nem thính, vị cay của lá, vị đậm của mắm thịt, và vị khô của nem thính tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo.
Khi thưởng thức lẩu lá rau rừng, hãy cùng thưởng thức mắm thịt và nem thính bằng cách cuốn chúng vào lá rừng. Hương vị cay cay, nồng nồng và đậm đà sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tươi mới và đầy mới mẻ. Đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món lẩu hấp dẫn này khi bạn đặt chân đến Gia Lai!
5. Gà sa lửa
Một trong những món ăn đậm chất Tây Nguyên không thể không nhắc đến là món gà sa lửa. Gà được nướng vàng ươm, chín đều, mùi thơm của thịt quyện với mùi thơm của lá chanh, sả,... chắc chắn sẽ làm xiêu lòng bất cứ thực khách khó tính nào.
Để làm được món gà sa lửa ngon cũng không hề đơn giản, gà được chọn phải là loại gà tơ, thả vườn và chỉ 1kg trở xuống mới có thể đem lại vị ngọt cho thịt. Sau khi ướp tất cả gia vị, gà được nướng trên bếp than hồng, được trở đều tay, khoảng 30 phút sau có thể thưởng thức ngay một đĩa thịt gà sa lửa ngon đúng điệu.
Loại gà này đôi khi không cần tẩm ướp thêm gia vị mà cứ thế làm sạch rồi nướng cũng đã đủ hấp dẫn lắm rồi. Khi thưởc thức, du khách đừng quên chấm thêm với muối sả ớt (làm từ ớt rừng xanh mọc hoang) rồi uống với rượu cần hoặc rượu Amakong khiến hương vị đặc trưng thêm ngây ngất. Đặc biệt hơn là người ta chấm cùng lá é giã nát thêm chút muối thì được hương vị càng thêm đặc biệt.
Một lưu ý khi nướng gà đó chính và bạn phải xoay con gà nướng thật đều tay cho tới khi gà có màu vàng ươm, bóng mỡ thơm phức. Nhất là vào lúc đói bụng, gà sa lửa sẽ khiến du khách bụng cồn cào muốn ăn ngay.
6. Lá mì xào cà đắng
Lá mì xào cà đắng là một món ngon đặc sản Gia Lai dân dã mà du khách nào cũng nên thử qua. Lá mì non hơi chan chát xào cùng với loại cà đắng giòn thơm tạo nên một hương vị rất lạ của món ăn.
Để làm được loại đặc sản này, người đầu bếp sẽ dùng lá mì non, rửa sạch để ráo rồi vò và giã nhuyễn. Phần cà đắng cũng sẽ được sơ chế rửa sạch, bỏ phần núm cà rồi bổ đôi. Thêm vào đó, người ta cắt ớt xanh hoặc để nguyên quả, cho thêm gia vị rồi xào hỗn hợp trên, nêm nếm vừa miệng rồi đem thưởng thức.
Lá mì xào cà đắng được người dân ăn quanh năm suốt tháng. Người ta có thể biến tấu thêm chút thịt cho hấp dẫn hơn. Để thưởc thức món ăn này ngon đúng chuẩn thì cách duy nhất là bạn nên tới làng Plei Ốp, làng Choét nhờ đồng bào nơi đây nấu cho bạn nếm thử.
7. Sữa chua chấm muối
Chúng ta ăn sữa chua bởi nó có ích cho hệ tiêu hoá, cũng như góp phần vào việc giữ gìn sự tươi mới của làn da. Thường thì sữa chua mà chúng ta ăn sẽ có vị ngọt thoang thoảng, thanh mát và chắc chắn hiếm có ai từng ăn sữa chua có vị mặn.
Ở Gia Lai có món sữa chua trở thành đặc sản Gia Lai với cách ăn hoàn toàn khác biệt – sữa chua chấm muối. Sức hút của món sữa chua chấm muối thực sự đáng gờm khi nó trở thành món ngon đặc sản khoái khẩu của nhiều người.
Sữa chua chấm muối ở Pleiku khác biệt so với những nơi khác bởi đó là sự hòa quyện giữa vị chua của yaourt, vị thơm béo, ngậy ngậy của lớp dừa và vị mặn của muối. Không chỉ có tác dụng giải nhiệt, sữa chua chấm muối ở Gia Lai còn có giá cả rất rẻ. Thế nên khách du lịch không thưởng thức món ăn vặt đặc biệt này thì thực sự sẽ rất tiếc nuối đấy.
8. Lẩu xìn đạt
Nếu bạn muốn thưởc thức món lẩu xìn đạt đúng chất ẩm thực của người Lào thì hãy đến ngay Gia Lai. Lẩu xìn đạt trở thành món ngon đặc sản Gia Lai được du khách đặc biệt ưa thích. Điểm đặc biệt của lẩu xìn đạt là bạn có thể ăn món nướng và món lẩu nước cùng một lúc mà không phải chia thành 2 bếp, 2 nồi.
Món ăn này là sự hòa trộn của lẩu nước, thịt và hải sản nướng cùng. Nguyên liệu chuẩn bị của món ăn này phải đặc biệt tươi ngon và được chọn lựa kỹ càng thì mới có thể chinh phục được thực khách gần xa. Người ta sẽ nướng thịt bên trên còn phần lẩu được đặt ở dưới, vị thịt ngọt của đồ nướng sẽ chảy xuống phần nước lẩu. Bạn có thể nhúng rau, thưởc thức hương vị nước dùng đậm đà không đâu có được. Người ăn lẩu xìn đạt sẽ được thưởc thức cùng lúc cả hai món ngon mà không biết chán. Các nguyên liệu có trong món lẩu này thường rất đa dạng để khách hàng lựa chọn mà trong đó có thịt bò, mực, vú dê, bạch tuộc, rau, bún, trứng,… là những nguyên liệu không thể thiếu.
Phần nước lẩu cũng có hai loại là nước xương hầm và lẩu Thái để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Chẳng còn gì phù hợp bằng việc giữa thời tiết mát mẻ được cùng quây quần bên người thân, bạn bè và thưởc thức món lẩu xìn đạt này. Chỉ cần ngửi thấy mùi hương là đủ để bạn phát thèm rồi đấy!
9. Cá chốt nướng
Cá chốt nướng là món ngon Gia Lai mà du khách không được bỏ qua. Hầu như ai đến Gia Lai hoặc đi Gia Lai về đều tấm tắc khen ngợi về món cá chốt nướng ở tỉnh này.
Cá chốt thường sinh sản vào tháng 11, 12 âm lịch. Chúng phân bố quanh khu vực sông Ba, Ayun phía Nam Gia Lai. Loài cá này sống quanh các khu vực khe đá có nước chảy xiết. Thịt cá chốt chắc và dai với hương béo ngậy vị ngon không thể lẫn vào đâu được. Những người dân sống dưới chân đèo Tô Na bật mí rằng vào tháng 8, tháng 9 âm lịch chính là thời điểm ăn cá chốt ngon nhất vì những con cá chốt sẽ bơi ngược dòng nước chảy xiết. Do đó mà thịt cá càng săn chắc, dai ngon hơn.
Khi ăn cá chốt, bạn không thể bỏ qua những loại rau sống thơm ngon và bánh tráng. Khi đó bạn sẽ cảm nhận vị ngọt được xen lẫn bởi vị cay nồng, vị béo ngậy thật khó quên.
10. Cơm lam
Đến các tỉnh miền núi, vùng cao nơi những buôn làng người Ê đê ở Gia Lai thì không thể nào bỏ qua món cơm lam ngon hết sảy. Cơm lam là món ngon đặc sản Gia Lai ăn kèm với gà sa lửa thì đúng điệu. Cơm lam ở Gia Lai mang hương vị thơm ngon của hạt gạo trồng trên nương, mùi nứa thiên nhiên thơm mát.
Để làm được món cơm lam ngon đúng điệu, người Gia Lai phải sử dụng ống nứa, ống vầu tươi có một đầu được bịt lại. Sau đó họ tiến hành cho gạo nương đã được ngâm vào bên trong rồi đổ nước, dùng lá dong nút chặt lại rồi đặt lên bếp. Khi lửa cháy đượm, cơm lam sẽ chín nhưng người nướng phải thật khéo thì mới cho ra được mẻ cơm ngon.
Khi cơm lam chín sẽ được bày đẹp mắt, du khách nên ăn khi còn ấm nóng. Hãy tách nứa thành nhiều phần rồi bẻ khúc cơm, chấm với muối sả lá é ớt rừng. Nhiều người còn mách bạn nên ăn cơm lam với thịt gà nướng sa lửa. Khi đó hương vị của cơm lam sẽ càng hấp dẫn gấp bội.