1. Gỏi bò Bảy Núi
Quay trở về với bức tranh tươi đẹp của cánh đồng lúa ngút ngàn, những hàng thốt nốt cao cao toả bóng cảnh sắc hùng vĩ. An Giang không chỉ cuốn hút người dân bởi vẻ đẹp tự nhiên độc đáo mà còn khiến tâm hồn lạc quan bởi ẩm thực độc đáo mang đậm nét văn hóa miền sông nước. Nơi đây, vùng Bảy Núi nổi tiếng với những món ngon truyền thống.
Một trong những món ngon, dễ làm mà không kém phần hấp dẫn là gỏi bò Bảy Núi. Được chế biến từ thịt bò tươi ngon kết hợp hài hòa với các loại rau sống như khế chua, chuối xanh, rau thơm... Cùng với sự hòa quyện của chanh, ớt, tỏi băm, nước mắm và rau cần tàu cắt nhỏ. Thịt bò được chảo sống với tỏi tạo mùi thơm và sự mềm mại, sau đó, kết hợp với rau cần và cần tây. Món gỏi bò Bảy Núi không chỉ thơm ngon mà còn mang đến hương vị đặc trưng của quê hương.
2. Cháo bò Bảy Núi
Người An Giang dù có đi đâu xa cũng đều nhớ về tô cháo bò Bảy Núi ấm bụng do chính tay mẹ làm. Không món ăn nào vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng mà lại dễ thực hiện như nấu cháo đâu các bạn nhé!
Bạn đun sôi cháo sau đó cho sườn vào trước, thịt bò băm nhỏ với các gia vị, vo viên cho vào sau để sườn và thịt bò được chín đều. Sau đó, cho thêm nấm đông cô, và 1 ít gừng giúp tăng thêm hương vị mà lại ấm bụng nữa đấy. Cuối cùng, rắc chút hành lá, hạt tiêu cho tô cháo thêm thơm. Trời mưa tí tách thưởng thức từng muỗng cháo nóng hổi với thịt bò mềm thi thoảng nồng lên vị tiêu cay thì trong lòng cũng trở nên xao xuyến trước hương vị quê nhà quá đỗi thân thương.
3. Bò xào lá giang
Bò xào lá giang - lá giang chua chua kết hợp với thịt bò là món ngon khiến các bạn đứng ngồi không yên. Thêm vào đó, vị ngọt của nước cốt dừa sẽ làm cân bằng hài hòa vị chua của lá giang.
Điểm đặc biệt ở đây là thịt bò xào trước hành, tỏi băm phi thơm lừng, kết hợp với các gia vị và ngũ vị hương, sau đó mới cho lá giang vào xào chung với bò, thông thường thịt bò xào lâu như vậy sẽ dai nhưng trong món ăn này, tính axit chua của lá giang sẽ khiến bò mềm thật mềm, nên bạn nhớ xào lâu chút để vị chua của lá giang thấm vào thịt nhé. Cuối cùng cho thêm chút nước cốt dừa và hành tây là chúng ta đã có 1 đĩa thịt bò xào lá giang ăn kèm với bún tuyệt vời nhé.
Món bò xào lá giang này giá cũng rất hợp lý, 1 suất ăn kèm bún từ 60-80k.
4. Gà hấp lá chúc
Người xa quê mỗi lần nhớ đến Bảy Núi An Giang nhất định sẽ nghĩ đến mùi vị lá chúc với hương vị đậm đà mà mộc mạc của quê nhà. Trái chúc giống như trái chanh nhưng vỏ xù xì, lá chúc có tinh dầu, vị the và thơm đặc biệt kết hợp để hấp gà để cho ra món gà hấp lá chúc rất tuyệt. Gà làm sạch để nguyên con ướp với hỗn hợp đường, muối, hạt nêm, tiêu, hành tím, nước mắm, cuối cùng là lá chúc cắt sợi. Ướp gà khoảng 30 phút sau đó hấp trên nồi nước đang sôi. Gà hấp vừa chín tới nên giữ được vị ngọt, mềm.
Bẻ 1 miếng thịt gà còn vướng vài sợi lá chúc thưởng thức với chén muối ớt pha nước trái chúc chua chua cay cay rồi nhai chầm chậm để thưởng thức cái vị thơm ngon của món ăn dân dã, vị the the nồng nồng của lá chúc đã tạo nên 1 hương vị là lạ đậm đà chất quê!
5. Bò đun bánh hỏi
Ăn bò đun bánh hỏi với thịt ba chỉ nướng, hương thơm từ mỡ chảy và tiếng xèo xèo của thịt nướng kết hợp tạo nên bữa ăn hạnh phúc và ngon lành. Rưới thêm mỡ hành để tăng thêm hương vị, bạn sẽ không muốn rời khỏi bàn ăn.
6. Gỏi sầu đâu
Món ăn nổi tiếng từ xưa đến nay ở An Giang chính là gỏi sầu đâu. Chế biến từ lá sầu đâu, món ăn này có vị đắng nhẹ, đặc trưng của lá sầu đâu kết hợp với các thành phần khác tạo nên hương vị độc đáo và thơm ngon.
7. Mùi thơm của Lẩu mắm
Không gian nơi đây bồi đắp mùi hương đặc trưng? Đối với cư dân An Giang, đó chính là mùi thơm của mắm. Bạn bước vào chợ Châu Đốc - nơi được mệnh danh là Vương quốc mắm, bạn sẽ khám phá không gian ẩm thực phong phú với các món ăn từ mắm, đặc biệt là món lẩu mắm.
Có nhiều loại mắm để lựa chọn, nhưng mắm cá lưng là sự lựa chọn hàng đầu với hương thơm béo đặc trưng. Đun sôi nước dùng, thả mắm lưng vào, lọc qua rây để lấy nước mắm. Hương thơm của sả, ớt kết hợp với thịt ba rọi, sau đó đưa thịt vào nồi lẩu mắm đã lọc. Vì mắm đã mang đầy hương vị mặn mà, chỉ cần thêm hạt nêm, đường, cuối cùng là cà tím, khổ qua. Lẩu mắm đi kèm với hải sản tươi ngon và rất nhiều loại rau dân dã như: bông biển, rau rút, rau đắng... Lẩu mắm là biểu tượng đầy đủ các yếu tố ẩm thực của quê hương với những nguyên liệu đặc trưng cho vùng sông nước, nồi lẩu nóng hổi, mắn mà mắm cá lưng, từng mùi, từng vị tạo nên bức tranh ấn tượng, đậm đà, tất cả kết hợp để tạo ra mùi thơm đặc trưng, khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi không quên. Mỗi khi họp mặt gia đình, việc quây quần bên nồi lẩu mắm không gì tuyệt vời hơn phải không nào.
8. Hương vị đặc trưng của Bún cá An Giang
Đến từ những vùng miền tây Nam Bộ như An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh... nơi có đông đảo cư dân Khmer sinh sống, ẩm thực đặc trưng của những vùng này mang nhiều ảnh hưởng từ người Khmer. Tuy nhiên, món bún cá An Giang lại là một sự kết hợp khác biệt với hương vị riêng biệt, làm say đắm người ăn và khiến họ tự hào với danh xưng: Bún cá An Giang.
Khi nhắc đến bún cá, nhiều người sẽ nghĩ đến món ăn được làm từ cá biển, săn chắc và ít tanh. Thế nhưng, bún cá An Giang lại chọn cá lóc làm thành phần chính - một loại cá nước ngọt thường được nuôi và trồng nhiều ở miền Tây. Đặc biệt là những con cá lóc đồng tự nhiên, to bự... đảm bảo mang lại phần thịt cá sau khi chế biến có độ săn chắc, tươi ngon, không nhừ nát. Nước lèo được nấu chưng cẩn thận với hương vị đậm đà, toả mùi thơm quyến rũ, được pha chế từ các gia vị như sả, củ nghệ, riềng, ngải bún, tỏi... được giã nhuyễn và ninh hầm trong nhiều giờ. Một tô bún cá An Giang đích thực là sự hoà quyện giữa sợi bún trắng mềm mại và nước lèo đậm đà, toả mùi, kèm theo dĩa rau muống đồng, bắp chuối bào, rau nhút, bông điên điển... tạo nên một bữa sáng ngon lành và bổ dưỡng.
9. Bọ rầy Bảy Núi
Tiếng tên món ăn này có lẽ khiến nhiều người cảm thấy ám ảnh. Bọ rầy là loại côn trùng cánh cứng thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và kéo dài trong khoảng một tháng, nhiều nhất là ở vùng Bảy Núi, thuộc hai huyện Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) và vùng biên giới Tây Nam. Bọ rầy Bảy Núi có hình dạng giống bọ hung nhưng lại có thân tròn và mềm. Là một loại côn trùng, nhưng Bọ rầy Bảy Núi lại là món đặc sản của An Giang, đậm ấn tượng và khó quên.
Như cách chế biến dế cơm, nhộng ve hoặc bò cạp, chỉ cần làm sạch bọ rầy bằng cách cắt bỏ cánh, chân và rút ruột, sau đó rửa sạch bằng nước ấm pha muối. Tiếp theo, ướp với đường, bột ngọt, tiêu, tỏi để thấm đều trong khoảng 20 phút, sau đó chiên cho giòn. Ai muốn thêm phần sáng tạo có thể nhồi mỗi con bọ rầy một hạt đậu phộng rang trước khi đưa vào chảo dầu đang sôi. Chỉ trong nháy mắt, chú bọ rầy sẽ trở nên giòn ngon, màu vàng ruộm, phát ra mùi thơm phức...
Thưởng thức bọ rầy và cùng thưởng thức một chút rượu sẽ làm cho bạn có cảm giác nhẹ nhàng và phấn chấn.
10. Hương vị đặc trưng của Cơm tấm Long Xuyên
Nếu bạn là người yêu thích cơm tấm, hãy khám phá hương vị đặc trưng của món Cơm tấm Long Xuyên tại mảnh đất An Giang. Đây không chỉ là một món ăn nổi tiếng mà còn là biểu tượng ẩm thực độc đáo, đậm đà của miền Tây. Hạt cơm tấm được chế biến cẩn thận, hấp cách thủy để đảm bảo hương vị thơm ngon. Không giống như cơm tấm Sài Gòn, Cơm tấm Long Xuyên có sự kết hợp đặc sắc từ sườn, trứng chiên, chả, đồ chua... tất cả được cắt thành sợi nhỏ và phục vụ cùng một ít mỡ hành để tăng thêm hương vị. Khi thưởng thức, hạt cơm tan ra trên đầu lưỡi, hòa quyện với hương thơm và vị ngọt, mang lại trải nghiệm ngon miệng và hồi tưởng về hương vị truyền thống.