Khi chọn sữa cho trẻ táo bón, bố mẹ nên ưu tiên sản phẩm có nhiều chất xơ, sữa có đạm mềm nhỏ giúp dễ hấp thu và tiêu hóa. Đối với trẻ em, táo bón là một vấn đề thường gặp nhưng nếu chọn đúng sản phẩm sữa phù hợp, xây dựng chế độ ăn uống khoa học… thì không chỉ góp phần cải thiện tình trạng khó đi ngoài mà còn giúp bé ít gặp phải vấn đề tiêu hóa hơn. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo một số loại sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh bị táo bón để cải thiện nhanh tình trạng táo bón cho trẻ.
Bên cạnh đó, mẹ nên lưu ý:
- Nên chọn đạm sữa mềm, nhỏ, dễ dàng tiêu hóa
- Chứa chất xơ hòa tan GOS
- Sữa có vị thanh nhạt tự nhiên
- Chọn sữa bổ sung HMO
- Sữa phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
- Khi pha sữa, mẹ cần pha theo đúng tỷ lệ giữa sữa và nước theo đúng chỉ dẫn trên bao bì;
- Không hòa sữa chung với nước trái cây, cơm, cháo loãng hay các loại vụn thức ăn khác;
- Bình sữa của trẻ cần được vệ sinh và tiệt trùng trước và sau khi sử dụng.
Massage là một phương pháp hỗ trợ trẻ táo bón đơn giản, giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn cơ thể, kích thích nhu động ruột và giúp trẻ đại tiện dễ dàng hơn. Massage cũng thúc đẩy tương tác giữa bố mẹ và trẻ, mang lại không gian thư giãn cho cả hai. Thực hiện massage hằng ngày, tối thiểu 3 lần mỗi ngày với dầu massage hoặc tinh dầu nhẹ nhàng.
Cách massage bụng cho trẻ:
- Trẻ nằm ngửa, bàn tay đặt lên dạ dày;
- Di chuyển đầu ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn đến đại tràng;
- Vuốt nhẹ từ lồng xương sườn xuống bụng dưới.
6. Thiết lập thói quen vệ sinh đều đặn
Để trẻ phòng tránh táo bón, thiết lập và duy trì thói quen vệ sinh là rất quan trọng. Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng giờ, đúng cách là một mẹo hiệu quả. Bố mẹ hãy hướng dẫn con sử dụng nhà vệ sinh vào khung giờ cố định, tốt nhất là buổi sáng hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút. Trong thời gian này, tránh làm trẻ bị phân tâm bằng cách không cho sử dụng thiết bị điện tử.
7. Tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày cho bé
Hoạt động thể chất đều đặn giúp cải thiện sức khỏe, tăng sức mạnh của các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột và gan. Đặc biệt, vận động thường xuyên hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ. Mẹ nên tạo điều kiện cho bé vận động mỗi ngày, có thể thực hiện bài tập đạp xe đạp bằng cách nắm nhẹ hai chân của bé và giúp bé đạp như đạp xe. Lưu ý không nên tập luyện cho bé ngay sau khi bé ăn no để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
8. Hạn chế sử dụng các món chế biến từ sữa khi trẻ gặp vấn đề về táo bón
Các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa tươi, pho mát, sữa công thức... có thể làm chậm quá trình tiêu hóa ở ruột do chứa nhiều canxi và protein. Điều này làm tăng khả năng tạo ra tình trạng táo bón vì thiếu chất xơ trong các thực phẩm này, gây cản trở quá trình tiêu hóa.
Một số trẻ bị táo bón có thể do cơ thể mẫn cảm với protein trong sữa, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển động ruột. Đối với những trường hợp này, mẹ nên tạm thời loại bỏ sữa và các sản phẩm làm từ sữa khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Thay vào đó, có thể bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi khác để đảm bảo sự phát triển của trẻ.
9. Tắm nước ấm cho bé
Tắm nước ấm cho trẻ có thể giúp giảm nhẹ tình trạng táo bón. Nước ấm sẽ giúp bé thư giãn, làm giảm triệu chứng táo bón, kích thích nhu động ruột và hoạt động của cơ vòng hậu môn, giúp bé dễ đẩy phân ra ngoài. Lưu ý chỉ tắm trong khoảng 5-10 phút, tránh bé bị nhiễm nước hay cảm lạnh.
Cách pha nước tắm an toàn cho bé:
- Pha nước tắm vào chậu tắm riêng, tránh mở vòi nước khi bé đang tắm để ngăn ngừa nguy cơ bỏng;
- Điều chỉnh nhiệt độ nước dưới 49 độ C để đảm bảo an toàn;
- Sử dụng nhiệt kế dành cho bé để đo nhiệt độ nước tắm và làm đồ chơi cho bé.
Mẹ có thể cho bé ngồi trên chậu nước ấm để giảm căng thẳng ở cơ vùng chậu, giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.
10. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc trị táo bón
Đối với trẻ sơ sinh bị táo bón, hầu hết trường hợp có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu các biện pháp tự nhiên không hiệu quả, đừng ngần ngại đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc chuyên sâu. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ. Hãy nhớ rằng việc sử dụng thuốc nên được chỉ định và giám sát chặt chẽ để tránh các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu trẻ có các dấu hiệu như:
- Phân kèm máu;
- Táo bón kéo dài;
- Trẻ đau đớn, quấy khóc dữ dội;
- Sụt cân;
- Mất nước;
- Mệt mỏi, lờ đờ, từ chối ăn...
Không tự y áp dụng các loại thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.