1. Palau
Quốc đảo Palau hay còn gọi là Cộng hòa Palau tọa lạc ở Tây Thái Bình Dương. Nổi tiếng với hơn 250 hòn đảo tạo thành một bức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt vời, Palau thu hút du khách bằng đồng cỏ xanh mướt, núi lửa, rừng nguyên sinh và hệ thống rạn san hô khổng lồ. Với biên giới biển giới với Indonesia, Philippines và Liên bang Micronesia, Palau là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích sự yên bình và hòa mình vào thiên nhiên. Quốc gia này chỉ duy trì lực lượng cảnh sát, và theo Hiệp ước Liên hiệp Tự do, Mỹ cam kết hỗ trợ quân sự nếu cần thiết.

2. Tuvalu
Tuvalu, còn được biết đến với tên gọi Quần đảo Ellice, là một quốc gia đảo nằm giữa Hawaii và Úc thuộc vùng phía Nam Thái Bình Dương. Với diện tích chỉ khoảng 26 km², Tuvalu đứng thứ tư trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ nhất thế giới, sau Vatican, công quốc Monaco và Nauru. Lịch sử của Tuvalu có những dấu ấn của người Polynesia, là những cư dân đầu tiên đặt chân lên đảo này. Sau thời kỳ thực dân, Tuvalu trở thành một phần của quần đảo Gilbert và Ellice dưới sự cai quản của Anh. Tuy nhiên, năm 1978, Tuvalu chính thức trở thành một quốc gia độc lập và gia nhập Khối thịnh vượng chung Anh. Quốc gia này không có quân đội, nhưng duy trì lực lượng cảnh sát và đơn vị giám sát hàng hải để đảm bảo an ninh nội địa.

3. Samoa
Samoa, hay còn được biết đến là Nhà nước Độc lập Samoa, là một quốc gia nằm ở phía Tây Quần đảo Samoa thuộc khu vực Nam Thái Bình Dương. Nền văn hóa độc đáo của Samoa có nguồn gốc từ người Polynesia, một nhóm dân tộc di cư đến đây từ khoảng 3500 năm trước. Quần đảo này, cùng với Fiji và Tonga, là trung tâm của văn hóa Polynesia, có ảnh hưởng lớn trong quá trình khám phá và phát triển khu vực Trung Thái Bình Dương.
Đến năm 1962, Samoa ký kết một hiệp ước với New Zealand, theo đó, New Zealand cam kết hỗ trợ quân sự cho Samoa khi cần thiết. Quốc gia này chỉ duy trì một đơn vị giám sát để đảm bảo an ninh nội địa, không có lực lượng quân đội chính thức.

4. Quần đảo Solomon
Quần đảo Solomon
Quần đảo Solomon duy trì một lực lượng bán quân sự, tuy nhiên, chỉ trong phạm vi bảo vệ an ninh nội địa. Cuộc xung đột nặng nề đã kéo dài trong thời kỳ trước đó, và sự can thiệp của Australia, New Zealand, và các quốc gia Thái Bình Dương khác đã đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục trật tự và luật pháp.
Quần đảo Solomon, nằm ở phía đông Papua New Guinea, là một quốc đảo rộng lớn với hàng ngàn đảo nhỏ, được biết đến với sự đa dạng văn hóa và địa lý độc đáo. Từ năm 2003, không có lực lượng quân đội chính thức, chỉ duy trì lực lượng bảo vệ an ninh nội địa.

5. Nauru
Cộng hòa Nauru là quốc gia nằm trên hòn đảo cùng tên ở phía Tây Thái Bình Dương với dân số 14.000 người, tuyên bố độc lập năm 1968. Nauru là quốc đảo bé nhất thế giới với tổng diện tích 21 km², đồng thời là quốc gia duy nhất thế giới không có thủ đô chính thức. Úc là nước chịu trách nhiệm bảo vệ quốc đảo này nếu gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, Nauru vẫn duy trì lực lượng cảnh sát vũ trang riêng đảm bảo an ninh.
Sau khi người Micronesia và người Polynesia định cư tại Nauru, hòn đảo bị Đế quốc Đức thôn tính và tuyên bố là một thuộc địa vào cuối thế kỷ XIX. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nauru trở thành một lãnh thổ ủy thác của Hội Quốc Liên do Úc, New Zealand, và Anh Quốc quản lý. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nauru bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng. Sau chiến tranh, đảo lại trở thành lãnh thổ ủy thác. Nauru giành độc lập vào năm 1968.
Nauru là một đảo đá phosphat, giàu tài nguyên gần bề mặt, do vậy có thể dễ dàng tiến hành khai thác lộ thiên. Đảo còn lại một số trữ lượng phosphat, song không còn có hiệu quả kinh tế để tiến hành khai thác. Vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, Nauru có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong số các quốc gia có chủ quyền.
Khi trữ lượng phosphat cạn kiệt, và môi trường bị tổn hại nghiêm trọng do hoạt động khai thác, một quỹ được thành lập để quản lý nguồn tài sản đang dần giảm giá trị của hòn đảo. Để kiếm thu nhập, Nauru nhanh chóng trở thành một thiên đường thuế và trung tâm rửa tiền phi pháp. Từ năm 2001 đến 2008, Nauru hợp tác với Úc để mở trung tâm giam giữ, nhằm đổi lấy viện trợ.

6. Andorra
Công quốc Andorra là một quốc gia trên lục địa nhỏ ở Tây Nam châu Âu, giữa dãy núi Pyrenees, tiếp giáp với Tây Ban Nha và Pháp. Nền kinh tế của Andorra phát triển mạnh mẽ nhờ du lịch và chính sách miễn thuế. Quốc gia này không có lực lượng quân đội, nhưng đã ký kết hiệp ước với Pháp và các quốc gia châu Âu để đảm bảo an ninh. Lực lượng bảo vệ GIPA (đào tạo để quản lý tù nhân và chống khủng bố) là một đơn vị của cảnh sát quốc gia.
Andorra là quốc gia nhỏ thứ sáu tại châu Âu, với diện tích 468 km² và dân số khoảng hơn 77.000 người. Đây là quốc gia nhỏ thứ 16 thế giới về diện tích đất và nhỏ thứ 11 về dân số. Thủ đô Andorra la Vella là thủ đô cao nhất tại châu Âu, với độ cao 1.023 m trên mực nước biển. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Catalunya, song cũng sử dụng tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Pháp.
Andorra không phải là thành viên của Liên minh châu Âu, nhưng Euro là đồng tiền chính thức. Andorra gia nhập Liên Hiệp Quốc vào năm 1993. Năm 2013, tuổi thọ dự kiến của cư dân Andorra đứng đầu thế giới với 81 năm, theo The Lancet.

7. Grenada
Grenada là một quốc đảo nhỏ bé với diện tích 344 km² và dân số xấp xỉ 110.000 người. Quốc gia này bao gồm 7 hòn đảo xinh đẹp với khí hậu nhiệt đới, những dòng suối nước nóng, hồ nước trên núi và hàng loạt bãi biển tuyệt vời. Lực lượng cảnh sát Hoàng gia Grenada thành lập các đơn vị bán vũ trang đặc biệt để đảm bảo an ninh trong nước. Nếu nước này gặp nguy hiểm, Mỹ sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ.
Đảo Grenada do Cristoforo Colombo khám phá ra năm 1498, và đặt tên là Concepción. trở thành thuộc địa của Pháp (1650), được nhượng lại cho Anh (1762-1779); Pháp chiếm lại thuộc địa cũ và giao lại cho Anh từ năm 1783. Grenada nằm ở quần đảo Tiểu Antilles, Trung Mỹ; gồm đảo Grenada và một phần phía Nam quần đảo Grenadines.
Grenada là một đảo núi lửa cách bờ biển Venezuela 161 km; đỉnh St. Catherine (840 m) thuộc dãy núi băng ngang qua đảo này. Các thung lũng nằm giữa các dãy núi trông rất ấn tượng và đất đai cũng rất màu mỡ với rất nhiều dòng suối nhỏ chảy siết. Trên đảo còn có nhiều dòng suối nước nóng, nhiều hồ nước trên núi và những bãi biển tuyệt vời. Khí hậu trên đảo mang tính nhiệt đới. Lượng mưa trung bình là 1.524 mm ở ven biển.

8. Quần đảo Marshall
Quần đảo Marshall có tên chính thức là Cộng hòa Quần đảo Marshall (Republic of the Marshall Islands), là một quốc đảo của người Micronesia nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, phía Bắc Nauru và Kiribati, phía Đông Liên bang Micronesia, phía Nam đảo Wake, lãnh thổ Hoa Kỳ.
Theo Hiệp ước CFA ký năm 1983, Quần đảo Marshall là quốc gia độc lập, là thành viên tham gia Công ước liên bang Micronesia và Palau (FSMP), được Mỹ bảo hộ nên không có quân đội, chỉ có lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ của duy trì trật tự trong nước.
Người Micronesia đến định cư tại Quần đảo Marshall vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN, họ sử dụng bản đồ bằng que truyền thống. Người châu Âu biết đến nơi này từ thập niên 1520, khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Alonso de Salazar trông thấy một rạn san hô ở đây năm 1526.
Những chuyến viễn chinh của người Anh và người Tây Ban Nha tiếp diễn sau đó. Quần đảo được đặt theo tên nhà thám hiểm người Anh John Marshall, người đã đến đây năm 1788. Người Marshall gọi nơi mình sống là 'jolet jen Anij' (Những món quà của Chúa).

9. Liechtenstein
Công quốc Liechtenstein là quốc gia nói tiếng Đức với diện tích 160 km², giáp Thụy Sỹ ở phía Tây và giáp Áo ở phía Đông, có dân số hơn 35.000 người. Toàn bộ lãnh thổ được bao bọc bởi lãnh thổ của các nước láng giềng. Quốc gia này đã giải thể quân đội từ năm 1868 bởi cho rằng việc duy trì quân đội quá tốn kém.
Đến nay, không có quốc gia nào ký hiệp ước chính thức bảo vệ Liechtenstein nhưng theo nguồn tin không chính thức thì Liechtenstein và Thụy Sĩ đã có thỏa thuận ngầm về việc này.
Từ khi tuyên bố độc lập đến nay, Liechtenstein có 2 đảng chính, đó là Đảng Nhân dân tiến bộ (FBPL) và Đảng Liên minh yêu nước (VU). Trong lịch sử, hai đảng này luôn liên minh với nhau trong Quốc hội, thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc để chống lại ý đồ sáp nhập Liechtenstein vào Áo của Hitler.
Chính phủ liên minh này tồn tại gần 60 năm, cho đến sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 1997. Tại cuộc bầu cử tháng 2 năm 2009, Đảng Liên minh yêu nước đạt 47,6% số phiếu, tương đương 13 ghế trong Quốc hội, lên cầm quyền. Đảng Nhân dân tiến bộ chỉ đạt 43,5% số phiếu và được 11 ghế. 1 ghế còn lại thuộc về Đảng tự do.

10. Vatican
Vatican hay còn gọi là Thành quốc Vatican (Vatican City), quốc gia độc lập ở châu Âu nằm trong địa phận thủ đô Roma, Italia, có diện tích xấp xỉ 44 ha, là quốc gia nhỏ nhất thế giới không hề có quân đội. Vatican được Italy có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ quân sự cho đất nước nhỏ bé này.
Quốc gia này được thành lập năm 1929 theo Hiệp ước Latêranô với tư cách là một thực thể mới, không phải là hậu thân của Lãnh địa Giáo hoàng (756–1870) vốn rộng lớn hơn. Vì được vị Giám mục Rôma (tức giáo hoàng) lãnh đạo nên Thành Vatican chính thức là một nền quân chủ thần quyền.
Các viên chức cao cấp nhất của nhà nước này đều là các giáo sĩ thuộc Giáo hội Công giáo Rôma xuất thân từ nhiều quốc gia khác nhau. Đây là lãnh thổ có chủ quyền của Tòa Thánh (Latinh: Sancta Sedes), là nơi có Điện Tông Tòa - nơi ở của giáo hoàng, và nơi đặt các cơ quan của Giáo triều Rôma.
Dù trụ sở Giáo hội Công giáo theo nguyên tắc là Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô - được mệnh danh là nhà thờ mẹ của các nhà thờ Công giáo - nằm ở Rome, ngoài biên giới của quốc gia, nhưng thuật ngữ Vatican vẫn được cho là trung tâm giáo quyền của Giáo hội Công giáo Rôma.
