1. Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và khoa học hàng đầu của Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng, dân số của thành phố đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt là khi có nhiều người di cư đến đây để định cư. Theo thống kê mới nhất đến tháng 6 năm 2023, dân số TP Hồ Chí Minh đã gần đạt 9 triệu người, là thành phố có dân số đông nhất Việt Nam.
2. Thanh Hóa
Thanh Hóa là một trong những trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistic, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao. Tính đến ngày 31/12/2022, tỉnh Thanh Hóa có dân số là 4.357.523 người. Thành phố này có quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước và là địa phương có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn nhất miền Trung.
3. Thủ đô Hà Nội
Thủ đô Hà Nội của Việt Nam là một trong hai đô thị loại đặc biệt của quốc gia này, nằm ở vị trí từ 20°53’ đến 21°23’ vĩ độ Bắc và 105°44’ đến 106°02’ kinh độ Đông, thuộc khu vực trung tâm đồng bằng sông Hồng. Thành phố có diện tích rộng khoảng 3.358,6 km² và có hệ thống sông ngòi phong phú. Dân số của Thủ đô Hà Nội vào năm 2024 ước tính là khoảng 8,5 triệu người, đứng thứ hai về dân số trong cả nước với mật độ dân số cao nhất.
4. Tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, hợp nhất từ 2 tỉnh cũ là Biên Hòa và Long Khánh. Tỉnh này có dân số đứng thứ 5 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An. Dân số toàn tỉnh Đồng Nai vào năm 2019 đạt 3.097.107 người, là tỉnh đông dân nhất vùng Đông Nam Bộ ngoại trừ Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh có diện tích lớn thứ nhì ở Đông Nam Bộ và thứ ba ở miền Nam. Tỉnh Đồng Nai có 51 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống, trong đó dân số Kinh chiếm đa số. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 là hơn 45%.
5. Tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghệ An có dân số khoảng 3.419.990 người tính đến năm 2022, đứng thứ 4 cả nước.
6. Thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam với nhiều tiềm năng du lịch. Thành phố này cũng được gọi là Đất Cảng hay Thành phố Cảng với biệt danh Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Hải Phòng hiện có dân số khoảng 2.088.020 người tính đến năm 2022, đứng thứ 7 cả nước.
Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam, có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước. Thủ phủ của tỉnh là Thành phố Thủ Dầu Một, nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13. Bình Dương có dân số trung bình năm 2021 là 2.685.513 người, đứng thứ 6 về dân số trong cả nước, với hơn 50% dân số là dân nhập cư. Tỉnh này cũng là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có 5 thành phố.
Hải Dương đứng thứ 8
Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam. Năm 2021, Hải Dương có dân số đứng thứ 8 tại Việt Nam với khoảng 1.936.774 người, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,5%. GRDP đạt 149.700 tỉ đồng (khoảng 6.480 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người là 77 triệu đồng (khoảng 3.347 USD).
An Giang - vùng đồng bằng sông Cửu Long
An Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh có dân số đông nhất vùng này và đứng thứ 8 cả nước về dân số. Tỉnh có diện tích lớn ở miền Tây Nam Bộ với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp.
Đắk Lắk là tỉnh miền núi tọa lạc ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có thủ phủ là thành phố Buôn Ma Thuột. Với diện tích lớn thứ 4 và dân số đứng thứ 10 tại Việt Nam, tỉnh này có nền kinh tế khá phát triển.
Đắk Lắk - nơi gặp gỡ văn hóa đa dạng