1. Tokyo, Nhật Bản
Dân số Tokyo dự kiến đạt 37.435.191 người trong năm 2021. Năm 1950, dân số của Tokyo chỉ là 11.274.641. Tokyo đã trải qua sự giảm số dân với 53.324 người kể từ năm 2015, tương ứng với mức giảm -0,14% hàng năm. Các ước tính và dự báo về dân số được lấy từ bản sửa đổi mới nhất của Triển vọng Đô thị hóa Thế giới của Liên hợp quốc. Những con số này đại diện cho dân số khu vực đô thị Tokyo, bao gồm cả thành phố và các khu vực ngoại ô lân cận.
Tokyo luôn là thành phố lớn nhất của Nhật Bản, và cũng là một trong những thành phố mạnh mẽ nhất ở châu Á. Nó đã từng được biết đến với tên gọi Edo và phát triển từ một ngôi làng nhỏ. Đến năm 1720, nó đã trở thành thành phố đầu tiên ở châu Á với dân số vượt quá 1 triệu người. Sự di cư từ vùng nông thôn lên thành thị và đổ xô của người nhập cư đã làm cho Tokyo trở thành thành phố đông dân nhất thế giới. Ngoài ra, Tokyo cũng nổi tiếng là một trong những thành phố giàu có nhất trên thế giới.


2. Thượng Hải, Trung Quốc
Thượng Hải là thành phố có diện tích lớn nhất trên thế giới. Nó cũng là một trong những đô thị đông đúc nhất hành tinh. Thượng Hải đã trở thành một trong những thành phố phát triển nhanh nhất trong suốt 20 năm qua. World Population Review mô tả Thượng Hải với 'tốc độ tăng trưởng hai chữ số gần như mỗi năm từ năm 1992, ngoại trừ giai đoạn suy thoái toàn cầu 2008-2009'.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng đã giảm, thành phố này vẫn tiếp tục phát triển. Các chuyên gia dự đoán dân số Thượng Hải có thể đạt 50 triệu người vào năm 2050. Hiện nay, dân số Thượng Hải ước tính là khoảng 27.795.702 người. Với tổng diện tích 6.340,5 km vuông (2.448 sq mi) và địa hình chủ yếu bằng phẳng, thành phố có một mạng lưới sông, kênh, hồ và suối rộng lớn, tạo nên bức tranh hoàn hảo cho một cộng đồng đông đúc.


3. Delhi, Ấn Độ
Delhi, hoặc Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia (NCT) của Ấn Độ, là một đô thị lớn ở Ấn Độ. Delhi đứng thứ hai về dân số trên thế giới. Dân số năm 2021 của Delhi được ước tính là 31.181.376. Năm 1950, dân số của Delhi là 1.369.369. Delhi đã tăng 890.440 kể từ năm 2015, với mức thay đổi hàng năm là 2,94%. Những ước tính và dự báo về dân số này đến từ Triển vọng Đô thị hóa Thế giới của Liên hợp quốc. Đây là con số đại diện cho cả thành phố Delhi và các khu vực ngoại ô lân cận.
Delhi có lịch sử lâu dài, là nơi cư trú của người dân ít nhất từ thế kỷ thứ 6. Nó đã là thủ đô của nhiều đế chế và vương quốc khác nhau. Năm 1639, thành phố Shahjahanabad được xây dựng và trở thành thủ đô của Đế chế Mughal cho đến năm 1857. Năm 1911, Delhi trở thành thủ đô mới của Ấn Độ thay thế Calcutta. Ngày nay, Delhi là một đô thị lớn với New Delhi làm thủ đô chính của Ấn Độ.


4. Mexico City, Mexico
Thành phố Mexico cũng là một trong những trung tâm đông dân và đặc đặc nhất trên thế giới. Dân số năm 2021 của Thành phố Mexico được ước tính là 21.918.936. Thậm chí, 20% dân số Mexico tập trung ở Mexico City. Sự gia tăng nhanh chóng đồng nghĩa với những thách thức trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như nhà ở cho cư dân, nhưng vẫn có hi vọng cho tương lai. Dân số chỉ tăng 0,5% từ năm 2019 đến năm 2020.
Mexico City là một đô thị có lịch sử lâu dài, đa dạng và nổi tiếng là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất châu lục, cũng là thành phố nói tiếng Tây Ban Nha lớn nhất thế giới. Thành phố này là điểm đến của đa dạng cộng đồng nhập cư, bao gồm người từ nhiều quốc gia Châu Mỹ, châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương.


5. Sao Paulo, Brazil
Dân số năm 2021 của São Paulo ước tính là 22.237.472 người. Năm 1950, dân số của São Paulo là 2.334.038. São Paulo tăng 194.444 người kể từ năm 2015, tương ứng với mức thay đổi hàng năm là 0,88%. Những ước tính và dự báo về dân số này được lấy từ bản sửa đổi mới nhất của Triển vọng Đô thị hóa Thế giới của Liên hợp quốc
São Paulo là thành phố đông dân nhất Brazil, lớn nhất ở châu Mỹ và bán cầu nam. Đây cũng là một trong 10 khu vực đô thị lớn nhất hàng đầu trên thế giới. São Paulo là một thành phố toàn cầu có ảnh hưởng mạnh mẽ trong nghệ thuật, giải trí, tài chính và thương mại, và đây là thành phố tổ chức cuộc diễu hành tự hào về người đồng tính lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là thành phố của những người nhập cư. Trong một cuộc khảo sát của World Population Review tại University of Sao Paulo, “81% sinh viên cho biết họ là con cháu của những người nhập cư nước ngoài”.


6. Cairo, Ai Cập
Thủ đô của Ai Cập có lịch sử định cư từ thế kỷ thứ 4 với vị trí quan trọng ven sông Nile. Sau thời kỳ bệnh dịch và cuộc nổi loạn vào những năm 1950, Cairo đã phát triển mạnh mẽ. Dân số năm 1950 là 2.493.514 người, hiện đã vượt 20 triệu, ước tính khoảng 21.322.700 người. Thậm chí cả thủ đô đã có dân số lõi lớn đến 12 triệu người.
Cairo là thành phố lớn nhất ở Châu Phi và Trung Đông. Gần 100% dân số Ai Cập sinh sống tại Cairo, Alexandria và các khu vực ven sông Nile và Kênh đào Suez. Cairo và các khu vực lớn khác của đất nước có mật độ dân số cao, đứng thứ 37 trên thế giới với 19.376 người/km².


7. Dhaka, Bangladesh
Năm 1950, dân số của Dhaka là 335.760 người. Tuy nhiên, hiện nay nó đã leo lên top những thành phố đông dân nhất thế giới với số dân ước tính khoảng 21.741.090 người. Dhaka là một thành phố đa dạng nằm ở trung tâm Bangladesh dọc theo sông Buriganga. Nó không chỉ là thủ đô mà còn là thành phố lớn nhất trong cả nước. Vào năm 2016, dân số ở Khu vực Đại Dhaka là 18,237 triệu người.
Mật độ dân số của Dhaka lên tới 23.000 người/km2. Và khoảng 2000 người mỗi ngày sẽ di chuyển đến thành phố. Thiên tai, dịch bệnh khiến cho người dân rời bỏ làng mạc để đến với thành phố. Không có gì ngạc nhiên khi 1/4 người Bangladesh sống dưới mức nghèo khổ. Ước tính khoảng 3 triệu người sống trong các khu ổ chuột ở Dhaka.


8. Mumbai, Ấn Độ
Một thành phố khác của Ấn Độ tiếp tục ghi danh vào danh sách những thành phố đông dân nhất thế giới – Mumbai. Nó còn được gọi là Bombay, là thành phố thủ phủ của bang Maharashtra ở Ấn Độ. Chỉ riêng các chuyến tàu của nó đã chở khoảng 6 triệu người mỗi ngày.
Dân số Mumbai đã tăng trong 20 năm qua và hiện tại đang ở khoảng 20.667.600 người. Và trên thực tế, nó đã tăng gấp đôi kể từ năm 1991. Đó là thời điểm người di cư từ các vùng nông thôn đến thị trấn tìm việc làm. Tuy nhiên thực tế dân cư này thật sự rất nghiệt ngã. Theo báo cáo của World Population Review, 41% cư dân ở Mumbai và các vùng lân cận sống trong các khu ổ chuột. Sự mở rộng nhanh chóng đã dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà chính phủ phải giải quyết.


9. Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc
Sẽ thật thiếu sót nếu các thành phố của đất nước tỷ dân không có mặt trong danh sách này đúng không nào. Năm 1950, dân số của Bắc Kinh là 1.671.365 người. Thành phố Bắc Kinh là đô thị lớn thứ hai của Trung Quốc với dân số đông nhất thế giới, gần như bằng toàn bộ dân số đất nước Úc, ước tính hiện nay là khoảng 20.896.800 người.
Dân số Bắc Kinh không ngừng tăng với tốc độ chóng mặt. Các cuộc điều tra dân số trong mười năm từ 2000 đến 2010, cho thấy số người sống trong thành phố Bắc Kinh đã tăng 44% – từ 13.569.194 người vào năm 2000 lên 19.612.368 người vào năm 2010. Dự báo sẽ tiếp tục tăng trong suốt năm 2035.
Theo Reuters, một trong những nhược điểm nghiêm trọng đối với dân số đông như vậy ở khu vực đô thị chính là ô nhiễm. Bắc Kinh có bầu không khí tồi tệ nhất để thở. Nguyên nhân là do các nhà máy than gây ô nhiễm và lưu lượng ô tô quá lớn.


10. Osaka, Nhật Bản
Osaka là một trong những thành phố đông dân nhất của Nhật Bản. Năm 1950, dân số của Osaka là 7.005.284 người. Điều đáng chú ý là dân số của Osaka không tăng so với năm 2020 mà ngược lại giảm. Dân số hiện tại của Osaka đang ước tính là khoảng 19.110.600 người.
Mức giảm là -0.29%. Dân số Osaka, Nhật Bản năm 2020 là 19.165.340 người giảm xuống 19.110.600 người khi bước sang năm 2021. Sự giảm này được cho là do cư dân di chuyển từ thành phố ra ngoại ô. Tỉ lệ sinh thấp cũng là một nguyên nhân, với số người tử vong cao hơn số người sinh khoảng 200.000 người.

