1. Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lao động quan trọng, mặc dù khá khó tính, nhưng nhờ các chính sách và chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, lượng lao động Việt sang làm việc ở đây ngày càng tăng. Việt Nam đứng thứ 2 trong số 14 nước có đội ngũ tu nghiệp sinh làm việc tại Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc. Chất lượng lao động Việt đã đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường Nhật Bản.
Đa số lao động người Việt là thực tập sinh kỹ năng, đóng góp quan trọng cho các ngành nghề đang thiếu lao động trầm trọng của Nhật Bản. Hiện đã có trên 370.000 thực tập sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật. Việt Nam đứng đầu cả về số lượng thực tập sinh và người đang làm việc tại Nhật trong 15 nước ký kết phái cử. Mức thu nhập của thực tập sinh kỹ năng khi sang Nhật dao động từ 1.200 - 1.400 USD/tháng.
2. Hàn Quốc
Để có cơ hội làm việc ở Hàn Quốc, người lao động cần nắm vững tiếng Hàn thông qua Kỳ kiểm tra cơ bản do Bộ Lao động Hàn Quốc tổ chức. Họ cũng phải chuẩn bị 450 USD cho thủ tục bảo hiểm thân thể và rủi ro khi xuất cảnh. Số tiền này sẽ được hoàn trả sau khi họ làm việc đúng hạn và không vi phạm hợp đồng.
Hiện có khoảng 50.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực đa dạng như sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp.
Mức thu nhập bình quân của họ dao động từ 1.500 - 2.000 USD/tháng, đồng thời họ được hưởng các quyền lợi và chế độ bảo hiểm theo quy định. Những lao động cư trú và làm việc lâu dài tại Hàn Quốc (trên 5 năm) có mức lương từ 2.000 - 2.500 USD/tháng. Hiện có khoảng 3.535 lao động kỹ thuật đang làm việc chủ yếu trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, hàn, cơ khí, vận hành máy.
3. Đài Loan
Đối với người lao động Việt Nam, Đài Loan đã trở thành điểm đến 'dễ tính' nhất trong khu vực Đông Bắc Á, với nhiều cơ hội việc làm như công nhân nhà máy, hộ lý, thu hoạch nông sản, giúp việc nhà… Đây là thị trường lớn và tiềm năng nhất cho việc xuất khẩu lao động của Việt Nam. Các doanh nghiệp cần thương thảo với đối tác tại Đài Loan để đảm bảo mức ngày công của lao động không thấp hơn 17.000 Đài tệ/tháng.
Ngành công nghiệp cơ khí, may mặc, và điện tử đang là những ngành nghề thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất. Các thành phố như Cao Hùng, Đài Nam, Đài Bắc là những điểm tập trung đông đảo lao động Việt.
4. Macao
Macao, một trong hai đặc khu hành chính quan trọng của Trung Quốc, là thị trường lao động trẻ trung và năng động. Có nhu cầu lớn về lao động trong giúp việc, nhân viên nhà hàng, khách sạn và casino. Mức lương trung bình cho lao động phổ thông là 4,500 MOP/tháng, với các công việc đơn giản như giúp việc gia đình có thể nhận lương 3,000 MOP/tháng, còn công việc chuyên môn như điều dưỡng, hộ lý, dịch vụ nhà hàng - khách sạn có thể nhận từ 5,000 đến 8,000 MOP/tháng.
5. Singapore
Trong khu vực Châu Á, ngoài Nhật Bản và Trung Quốc, Singapore trở thành điểm đến hấp dẫn cho lao động Việt Nam. Làm việc ở các lĩnh vực như dịch vụ, nhà hàng, cơ khí, thực phẩm, lao động Việt nhận mức lương từ 19 triệu đến 45 triệu/tháng. Singapore cung cấp môi trường làm việc chuyên nghiệp, lương cao và các chế độ tốt. Có hai hình thức xuất khẩu lao động: theo đơn hàng và thực tập sinh 3 tháng. Tiếng Anh và tiếng Trung được ưu tiên, thu hút nhiều lao động đã qua đào tạo.
Mức lương cơ bản dao động từ 1200 SGD đến 1600 SGD (tương đương 19 – 27 triệu VNĐ/tháng), chưa tính làm thêm và tăng ca. Với sự chăm chỉ, mức lương có thể lên đến 36 triệu đồng/tháng (tăng 60% so với cơ bản).
6. Ba Lan
Hiện nay thị trường lao động ở Mỹ đang thiếu hụt nhiều lao động phổ thông có tay nghề trong các lĩnh vực tiêu biểu như thợ hàn, cắt cỏ, hái cam hoặc nhân viên sân golf… Yêu cầu nghề nghiệp tại Mỹ là lao động nông nghiệp với 3 năm kinh nghiệm trở lên, nghề thợ hàn phải đạt bậc 6G (theo quy định của nước Mỹ) và dưới 45 tuổi, có gia đình nhưng không đòi hỏi quá nhiều về trình độ văn hóa và ngoại ngữ,… Các doanh nghiệp Mỹ sẽ chi trả toàn bộ chi phí vé máy bay chỗ ở cùng phương tiện đi lại và các dụng cụ sinh hoạt cho người lao động. Nguồn thu nhập hấp dẫn từ các công việc này chính là cơ sở để thu hút nhiều lao động Việt.
Các công ty ở Ba Lan cũng đánh giá các công ty môi giới lao động của Việt Nam làm việc chuyên nghiệp, biết cách trợ giúp cho đối tác. Trình độ tay nghề của lao động Việt Nam rất khá và đa số được học tiếng Anh nên sẽ thuận lợi trong việc hòa nhập cuộc sống, công việc tại Ba Lan.
7. Romania
Việt Nam đã ký bản thỏa thuận hợp tác đưa lao động đi làm việc với một số nước khu vực châu Âu trong đó có Romania vì trong những năm gần đây, do tình trạng nhiều lao động được đào tạo và có tay nghề cao tại Rumani bỏ đi tìm việc có thu nhập tốt hơn tại các nước phát triển ở Mỹ và Tây Âu dẫn đến tình trạng nước này thiếu hụt lao động ngày càng nghiêm trọng. Kết quả các cuộc khảo sát gần đây cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp Rumani đang gia tăng nhanh chóng.
Lao động Việt Nam sang Romania có điều kiện làm việc tốt, được chủ doanh nghiệp bố trí nơi ăn ở, mức lương cơ bản từ 600 - 1.200 USD/tháng tùy từng ngành nghề, thời hạn hợp đồng là 2 năm (có thể gia hạn). Chi phí trước khi đi của người lao động vào khoảng 40 triệu đồng/người.
Trước đó, giai đoạn 2008 - 2016, mỗi năm có khoảng 100 lao động Việt Nam sang Romania làm việc trong các ngành nghề: hàn, cơ khí, điện, sơn. Năm 2017, có hơn 800 lao động Việt Nam sang Romania làm việc. Trong 11 tháng năm 2018, đã có gần 1.400 lao động Việt Nam sang Romania làm việc các ngành nghề: hàn, cơ khí, mộc, sắt thép, thợ may, xây dựng, chế biến thịt.
8. Hungary
Nước Hungary hiện đang là điểm đến số 1 tại châu Âu cho xuất khẩu lao động. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi xoay quanh chi phí, mức lương cơ bản năm 2023 tại Hungary và liệu có nên chọn xuất khẩu lao động tại đây hay không. Đây đều là những thắc mắc mà cộng đồng đang rất quan tâm.
Đã có hơn 1.080 người Việt Nam chọn đến Hungary làm việc trong các lĩnh vực như nông nghiệp, chế biến thực phẩm, xây dựng... Tất cả đều đạt được thu nhập tốt và hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi xã hội.
Để tăng số lượng lao động Việt Nam tại Hungary, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp được cấp phép tổ chức đưa lao động sang làm việc tại đây. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh sự quan trọng của công tác tuyển chọn và đào tạo trước khi lao động xuất cảnh. Đặc biệt, Hungary đã chấp nhận cấp visa lao động nhanh chóng cho 9 quốc gia, trong đó Việt Nam đứng đầu danh sách. Điều này là minh chứng cho sự ưu tiên cao của Chính phủ Hungary đối với lao động Việt Nam.
9. Úc
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Úc và Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình lao động nông nghiệp Úc đã được ký kết sáng nay, 28-3-2022.
Úc sẽ tiếp nhận 1.000 lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp với mức lương cơ bản từ 3.200 AUD - 4.000 AUD/tháng (tương đương khoảng 52,8 - 66 triệu đồng/tháng).
Các doanh nghiệp cần thuê lao động phải đăng thông tin tuyển dụng trên báo chí và phương tiện truyền thông, nêu rõ mức lương, điều kiện làm việc và các điều kiện tiếp nhận. Với nền kinh tế phát triển và tôn trọng nhân lực, lao động sẽ được trả mức lương xứng đáng với năng lực và kinh nghiệm, cùng với điều kiện sống và phúc lợi tốt. Úc là điểm đến lựa chọn của nhiều lao động đã được đào tạo ở Việt Nam.
Đặc biệt, Úc cam kết tiếp nhận khoảng 1.000 lao động Việt Nam/năm trong lĩnh vực nông nghiệp với mức lương cơ bản từ 3.200 - 4.000 AUD/tháng (tương đương khoảng 52,8 - 66 triệu đồng/tháng). Hợp tác lao động với Úc không chỉ mang lại thu nhập tốt và điều kiện làm việc đảm bảo mà còn là cơ hội học tập và phát triển kỹ năng tiên tiến.
10. Đức
Là một nền kinh tế phát triển ở châu Âu, Đức đang tạo ra cơ hội lớn cho lao động đã được đào tạo. Ngành y tế ở Đức đang cần một lượng lớn điều dưỡng viên, làm cho lĩnh vực này trở thành mảnh đất mỡ cho những người lao động Việt Nam có kinh nghiệm. Với mức lương hấp dẫn và điều kiện sống cao cùng các phúc lợi xã hội đảm bảo, Đức là thị trường xuất khẩu lao động hấp dẫn và tiềm năng của Việt Nam.
Lao động Việt Nam sẽ có cơ hội làm việc ở Đức trong các lĩnh vực như Công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử, chế biến thực phẩm, quản trị nhà hàng, khách sạn. Được hỗ trợ học tiếng Đức và không phải chi trả bất kỳ khoản phí nào, người lao động Việt Nam có tư cách tốt nghiệp cao đẳng trở lên, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở một số ngành nghề sẽ tham gia chương trình thử nghiệm để sang Đức làm việc. Các ứng viên sẽ được sắp xếp công việc theo ngành nghề với mức lương lên đến 3.500 Euro/tháng, hưởng các phúc lợi như người Đức và có cơ hội làm việc lâu dài tại Đức.