1. Bình Dương
Với thu nhập bình quân đầu người đạt 7,12 triệu đồng/tháng, Bình Dương đứng đầu cả nước, vượt qua Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng trưởng ổn định và thu hút vốn đầu tư nước ngoài là những yếu tố chính giúp tỉnh duy trì vị thế cao trong TOP thu nhập bình quân. Kinh tế Bình Dương trong năm 2022 đang phục hồi tích cực với tăng trưởng GRDP và lưu thông xuất nhập khẩu dương tích. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục là động lực quan trọng, giúp Bình Dương duy trì sự ổn định trong thu nhập bình quân đầu người.
Bình Dương đạt 7,12 triệu đồng/ người/ tháng
2. Hà Nội
Sau 17 năm triển khai Nghị quyết số 54-NQ/TW, Hà Nội đạt những thành tựu toàn diện, đặt dấu ấn mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội xếp thứ 3/63 tỉnh, thành với mức hơn 2 triệu đồng/tháng. Từ 2010 - 2021, TNBQ của thủ đô có xu hướng tăng, đạt đỉnh điểm năm 2019 với hơn 6,4 triệu đồng/người/tháng, xếp thứ 3 cả nước.
Đến năm 2020, do ảnh hưởng của sự sụt giảm nghiêm trọng về thị trường lao động, TNBQ đầu người của Hà Nội giảm xuống hơn 6,2 triệu đồng/tháng. Năm 2021 tiếp tục giảm 200.000 đồng/tháng, xuống còn hơn 6 triệu đồng/tháng. Trong 12 năm từ 2010 - 2021, Hà Nội duy trì ở vị trí thứ 3 về mức TNBQ đầu người cao nhất cả nước, ngoại trừ năm 2014 khi vươn lên thứ 2.
Hà Nội đạt 6 triệu đồng/ người/ tháng
3. Thành phố Hồ Chí Minh
Thị trường lao động cả nước quý 3 bắt đầu phục hồi sau đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh và quy mô lực lượng lao động tăng cao. Thống kê Tổng cục Thống kê cho biết, thu nhập bình quân 9 tháng qua của người lao động đạt mức 6,6 triệu đồng. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh có mức thu nhập bình quân quý 3-2022 tăng 60,3%. So với cùng kỳ năm 2019, đời sống của người lao động đã trở lại trạng thái bình thường mới và được đảm bảo hơn. Mức thu nhập bình quân của người lao động quý III/2022 tăng 14,5% (tương ứng tăng khoảng 854.000 đồng).
Trong 9 tháng đầu năm, thu nhập bình quân của người lao động đạt 6,6 triệu đồng (tăng 727.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái). Lao động làm việc tại TP. Hồ Chí Minh có mức tăng thu nhập bình quân cao nhất, đạt 9,2 triệu đồng (tương đương mức tăng 60,3% so với cùng kỳ năm ngoái). So với cùng kỳ năm 2021, thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,7 triệu đồng (tăng 31,9%, tương ứng tăng khoảng 1,9 triệu đồng); lao động làm việc trong ngành dịch vụ có thu nhập bình quân khoảng 8 triệu đồng (tăng 29,4%, tăng tương ứng khoảng 1,8 triệu đồng); lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 3,9 triệu đồng (tăng 16,6%, tăng tương ứng khoảng 558.000 đồng).
TP. Hồ Chí Minh đạt 6,6 triệu đồng/ người/ tháng
4. Đà Nẵng
Theo báo cáo, thu nhập bình quân đầu người năm 2021 tại Đà Nẵng là 5,23 triệu đồng/người/tháng, đứng thứ 5 cả nước (sau Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Đồng Nai). Đà Nẵng đứng đầu về thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Trong cơ cấu thu nhập bình quân đầu người một tháng của Đà Nẵng, tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công chiếm 61,8%; thu phi nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 24,6%; thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 1,2% và các khoản thu khác chiếm 12,3%. So với năm 2020, thứ hạng thu nhập bình quân đầu người tại Đà Nẵng tăng lên 1 bậc.
Ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao và liên tục, các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng. Du lịch được đầu tư phát triển mạnh, bước đầu trở thành trung tâm du lịch có thương hiệu mang tầm quốc gia và khu vực, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Mục tiêu “Không có hộ đặc biệt nghèo” cơ bản hoàn thành. Đề án giảm nghèo giai đoạn 2009-2015 về đích trước 3 năm, giai đoạn 2013-2017 về đích trước 2 năm, đến cuối năm 2015 không còn hộ nghèo theo chuẩn của thành phố. Thực hiện có hiệu quả các chương trình “5 không”, “4 an”, địa bàn “không có học sinh bỏ học” do hoàn cảnh khó khăn, “không có người lang thang xin ăn”, “không có người nghiện ma túy trong cộng đồng”…
Đà Nẵng đạt 5,23 triệu đồng/ người/ tháng
5. Đồng Nai
Từ đầu năm 2022, Đồng Nai đã bắt đầu triển khai các giải pháp nhằm hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Trong đó, dự kiến GRDP tăng 6,5-7% so với năm 2021 và GRDP bình quân đầu người đạt 125 triệu đồng/người. Tỉnh sẽ căn cứ vào các chỉ đạo của Chính phủ để đưa ra những giải pháp phù hợp. Đồng Nai đang nằm trong tốp đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), xuất khẩu và thu ngân sách nhà nước, xây dựng nông thôn mới. Trong năm 2021, tuy tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 nhưng nhiều chỉ tiêu về kinh tế vẫn đạt và vượt kế hoạch.
Năm 2022, Đồng Nai đưa ra 6 chỉ tiêu chính trên lĩnh vực kinh tế là tăng trưởng GRDP, thu nhập bình quân đầu người, xuất khẩu, thu hút nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, thu ngân sách, xây dựng nông thôn mới nâng cao. Giám đốc Sở KH-ĐT Hồ Văn Hà cho hay: “Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tốt sẽ giúp cho việc phục hồi sản xuất, kinh doanh thuận lợi. Bên cạnh đó, tỉnh phối hợp với các bộ, ngành thực hiện nhanh các công trình giao thông kết nối vùng có tính lan tỏa cao để lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân. Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho DN triển khai dự án”.
Đồng Nai đạt 5,75 triệu đồng/ người/ tháng
6. Bắc Ninh
Sau 25 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy, cơ sở hạ tầng khó khăn, đã bứt phá mạnh mẽ, quy mô kinh tế tăng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Bắc Ninh trở thành cực tăng trưởng của vùng Thủ đô và vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Quy mô nền kinh tế đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố. Năm 2021, quy mô GRDP (theo giá so sánh) đạt 133,6 nghìn tỷ đồng, gấp 23,8 lần năm 1997, chiếm 2,71% GDP cả nước, tăng 6,9% so với năm 2020. GRDP bình quân đầu người đạt 155,6 triệu đồng.
Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp với nhiều cơ chế, chính sách được vận dụng linh hoạt đã góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997 - 2021 kinh tế của Bắc Ninh đạt 13,9%/năm, Bắc Ninh không chỉ góp phần trở thành cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô, mà còn đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung của cả nước. Định hướng đến năm 2030: Phấn đấu xây dựng Bắc Ninh là thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao; một trong những trung tâm thương mại-dịch vụ, giáo dục, đào tạo nhân lực, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thành phố trực thuộc Trung ương; là động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước.
Bắc Ninh đạt 4,91 triệu đồng/ người/ tháng
7. Thành phố Hải Phòng
Với vai trò là trung tâm kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng, Hải Phòng đang đặt mục tiêu bứt phá mạnh mẽ, trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực, là vùng động lực tăng trưởng của cả nước. Hải Phòng đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, tăng trưởng GDP bình quân tối thiểu đạt 14,5%/năm, đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người đạt 11.800 USD, thu ngân sách đạt 145.000 tỷ đồng, đưa kinh tế Hải Phòng chiếm 6,4% GDP toàn quốc và chiếm 23,7% GDP vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3,5%…
Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản trở thành đô thị loại 1, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là trọng điểm kinh tế biển cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học-công nghệ biển, dịch vụ hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc; đưa Cát Bà, Đồ Sơn cùng Hạ Long trở thành trung tâm du lịch quốc tế. Đến năm 2025, Hải Phòng hoàn thiện việc di chuyển trung tâm hành chính thành phố sang phía Bắc sông Cấm, xây dựng chính quyền đô thị tinh gọn, hiệu quả.
Hải Phòng đạt 5,09 triệu đồng/ người/ tháng
8. Tỉnh Vĩnh Phúc
Khảo sát mức sống dân cư năm 2021 mới được Tổng cục Thống kê công bố cho biết, thu nhập bình quân 1 người/tháng trong năm 2021 của Vĩnh Phúc là 4,51 triệu đồng, đứng thứ 9 trong cả nước. Kết quả này đã khẳng định vị thế vững chắc của tỉnh Vĩnh Phúc trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp đến bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội và không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng nhiều chủ trương, quyết sách kịp thời, hợp lý và quyết liệt trên tinh thần sử dụng tối đa nội lực, tận dụng tối đa ngoại lực để làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế.
Vĩnh Phúc đạt 4,51 triệu đồng/ người/ tháng