1. Trò chơi ghép hình sáng tạo
Bài học: Từ đồng nghĩa
Giáo viên sử dụng bộ ghép hình Puzzile trên bảng, mỗi mảnh ghép chứa một từ, kèm theo hai câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa và giải thích ý nghĩa của chúng.
Học sinh chọn từ nước với quốc, nhà với gia
Nước và quốc đều chỉ đất nước, quốc gia. Nhà và gia đều là nơi ở và sinh hoạt của con người.
Những từ vừa được các em phát hiện và phân tích chính là từ đồng nghĩa. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng học bài mới.
2. Học sinh đóng vai tiểu phẩm
Bài học: Các phương châm hội thoại
Giáo viên cho học sinh đóng vai trong một tiểu phẩm có sử dụng các phương châm hội thoại
Sau tiểu phẩm, em nhận xét thế nào về cách diễn đạt của các nhân vật?
Học sinh tích cực trả lời, => Giáo viên dẫn dắt vào bài học
Trong giao tiếp, ngoài việc chú ý tới lượt lời, chúng ta còn phải tuân thủ các phương châm hội thoại. Bên cạnh phương châm về chất và lượng, còn những nguyên tắc nào khác cần được tuân thủ? Trong giờ học này, cô cùng các em sẽ tiếp tục tìm hiểu.
3. Trò chơi đoán tranh
Bài học: Thánh Gióng
Giới thiệu hình ảnh Thánh Gióng và yêu cầu học sinh đoán nhân vật trong tranh là ai?
Chủ đề chống giặc ngoại xâm là một trong những chủ đề lớn và xuyên suốt trong lịch sử văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học dân gian. Truyện Thánh Gióng là một minh chứng tiêu biểu, thể hiện rõ nét chủ đề này, đồng thời là một trong những tác phẩm cổ xưa nhất, ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta. Vậy Thánh Gióng là ai? Ông có những đặc điểm gì nổi bật? Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu.
4. Tổ chức cuộc thi 'Khám phá thế giới động vật'
Bài học: Con Hổ có nghĩa
Tổ chức cuộc thi 'Khám phá thế giới động vật' (lồng ghép giáo dục kỹ năng sống)
Kể tên các loài động vật nguy hiểm mà em biết?
Hổ, báo, chó sói, rắn, báo, sư tử, cá sấu, hà mã, tê giác...
Gv: Có rất nhiều loài vật nguy hiểm mà các em vừa nêu, nhưng hổ luôn được coi là 'vua của các loài động vật nguy hiểm'. Vì vậy, từ xưa đến nay, hổ luôn là loài vật khiến con người khiếp sợ. Tuy nhiên, có một tác phẩm văn học lại ca ngợi loài vật này. Để hiểu lý do tại sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài: Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh.
5. Tổ chức cuộc thi 'Ngôn ngữ cơ thể'
Bài học: Động từ
Giáo viên tổ chức cuộc thi 'Ngôn ngữ cơ thể'
Luật chơi như sau: Giáo viên hoặc học sinh sẽ mô phỏng các hành động, và nhiệm vụ của các bạn là gọi tên chính xác hành động đó. Một bạn thư ký sẽ ghi lại các đáp án lên bảng.
Đi, đứng, ngồi, nhảy, chạy, bò, nói, hát, múa, bơi...
Gv: Chúng ta vừa tham gia một trò chơi khởi động. Kết quả đã được ghi lại trên bảng, các con hãy quan sát và cho cô biết: Những từ này thuộc từ loại nào?
Hs: Động từ
Gv: Để hiểu sâu hơn về khái niệm và đặc điểm của động từ, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài... Động từ
6. Tổ chức thảo luận và trình bày quan điểm
Trong bài học: Khi con Tu Hú
Giáo viên: Theo các em, điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống mỗi người?
Học sinh: Thảo luận, đưa ra ý kiến và bảo vệ quan điểm của mình
(Sức khỏe, tiền bạc, tình yêu, hạnh phúc, gia đình...)
Gv: Mỗi chúng ta đều có quan điểm sống riêng biệt, vì vậy, cách nhìn nhận cũng khác nhau. Với Tố Hữu, tự do là điều quý giá nhất, là khát vọng cháy bỏng nhất. Đây cũng là mong mỏi của bao người. Bác Hồ đã khẳng định:
'Trên đời ngàn vạn điều cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do?”
Tuy nhiên, cách hiểu về tự do và cách thể hiện khát vọng đó ở mỗi người là khác nhau. Vậy khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Tố Hữu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài học hôm nay: văn bản 'Khi con tu hú'.
7. Tổ chức cuộc thi 'Đố vui hại não'
Bài học: Câu hỏi nghi vấn
GV: Tổ chức cuộc thi 'Đố vui hại não'
Câu 1: Tháng nào ngắn nhất trong năm?
Đáp án: Tháng Ba và Tháng Tư
Câu 2: Loài chó nào có thể nhảy cao như tòa nhà cao nhất thế giới?
Đáp án: Tất cả vì tòa nhà không biết nhảy.
Câu 3: Ai là người đầu tiên có nhà di động?
Đáp án: Rùa và ốc sên
Câu 4: Tại sao sư tử ăn thịt sống?
Đáp án: Vì nó không biết nấu chín
Câu 5: Việc đầu tiên bạn làm mỗi buổi sáng là gì?
Đáp án: Mở mắt
Câu 6: Cái gì có cổ nhưng không có miệng?
Đáp án: Chiếc áo
Những câu hỏi trên chủ yếu là để làm gì? Ngoài mục đích để hỏi, câu hỏi nghi vấn còn có chức năng gì khác? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó.
8. Tổ chức trò chơi 'Tinh thần đoàn kết'
Bài học: TỨC CẢNH PÁC BÓ
Giáo viên tổ chức trò chơi: Đồng đội đoàn kết, chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm sẽ liệt kê những địa danh gắn với cuộc đời Bác Hồ. Nhóm nào trả lời đúng nhiều nhất và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
Học sinh tham gia, báo cáo kết quả: Làng Sen, Trường Dục Thanh, Bến Nhà Rồng, Cao Bằng (Núi Các Mác, Suối Lê Nin, Hang Pác Bó), Chiến khu Việt Bắc, Tân Trào, Quảng trường Ba Đình, Đường Trường Sơn...
Giáo viên: Quan sát, định hướng, nhận xét
Giáo viên: Từ câu trả lời dẫn dắt vào bài học
Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, nơi nào Người đã qua, nơi đó trở thành thiêng liêng. Hang Pác Bó là một trong những nơi như vậy. Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc và hoạt động tại Pác Bó, Cao Bằng. Đây là nơi có cảnh sắc nên thơ, hùng vĩ và đầy chất tình. Chính nơi đây, Bác đã viết nên bài thơ Tức Cảnh Pác Bó - bài học chúng ta sẽ học hôm nay.
9. Tham gia cuộc thi Tốc độ ánh sáng
Bài học: Từ Hán Việt.
Giáo viên cho học sinh tham gia cuộc thi Tốc độ ánh sáng với luật chơi như sau: chia lớp thành bốn đội, các đội ghi tên những thành viên trong lớp có yếu tố Hán Việt và giải thích ý nghĩa. Đội nào nhanh nhất và có nhiều đáp án đúng sẽ chiến thắng.
Học sinh thảo luận, làm việc nhóm
Giáo viên tổng kết, nhận xét phần chơi và dẫn dắt vào bài mới
10. Tổ chức cuộc thi 'Đại sứ văn hóa'
Bài học thơ: Bánh trôi nước
Giáo viên tổ chức cuộc thi 'Đại sứ văn hóa', yêu cầu học sinh kể tên các loại bánh truyền thống hoặc gắn liền với địa phương mà em biết. Ví dụ: Bánh chưng, bánh giầy, bánh trôi nước; bánh tét, bánh ú, bánh ít ở Nam Bộ; bánh xèo miền Trung, bánh cáy Thái Bình, bánh gai Thanh Hóa; bánh bèo, bánh bột lọc của Huế...
Tổng kết và trao thưởng cho học sinh có nhiều câu trả lời đúng và nhanh nhất. Giáo viên có thể chiếu hình ảnh bánh trôi nước hoặc mang một tô bánh trôi nước vào lớp để học sinh nhận biết: 'Các em có biết đây là bánh gì không?'
Đây chính là bánh trôi nước, món ăn truyền thống trong ngày Tết Hàn Thực mùng ba tháng ba âm lịch, cũng là hình ảnh mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương sử dụng để gửi gắm tâm tư trong bài thơ cùng tên. Tại sao bà lại chọn hình ảnh bánh trôi nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ này nhé.
Hoặc có thể nghe bài hát Bánh trôi nước.
11. Điền vào chỗ trống
Bài học: Quan hệ từ
Yêu cầu học sinh điền từ còn thiếu vào các câu sau:
- Muốn sang thì bắc... kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
- Qua sông lụy... đò
Những hình ảnh này gợi cho em điều gì? Đúng vậy, chúng đều là những phương tiện kết nối giữa hai bờ sông. Việt Nam có rất nhiều sông suối, và để giao lưu giữa hai bờ, cầu và đò là những phương tiện quan trọng không thể thiếu. Tương tự như trong cuộc sống, trong giao tiếp hay văn bản, việc tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần câu và đoạn văn cũng rất quan trọng. Để làm điều đó, chúng ta sử dụng từ loại gì? Chính là quan hệ từ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quan hệ từ và cách sử dụng chúng một cách linh hoạt.