1. Vaccines phòng viêm gan B
Viêm gan B là một bệnh do virus viêm gan B gây ra, có khả năng lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Việt Nam có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao, và việc tiêm Vaccines phòng viêm gan B là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn bệnh. Vaccines này không phòng được các bệnh viêm gan do các loại virus khác như viêm gan A, viêm gan C.
- Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vaccines. Đặc biệt là những trường hợp có biểu hiện mẫn cảm ở lần tiêm trước.
- Người mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh tim, thận, gan, đái tháo đường, suy dinh dưỡng, bệnh cấp tính không nằm trong đối tượng chống chỉ định tiêm vaccines.
Lộ trình tiêm vaccines phòng viêm gan B cho trẻ em:
- Liều sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh hoặc sớm nhất nếu trẻ không thể tiêm ngay.
- Các liều tiếp theo (2, 3, 4) có thể sử dụng vaccines phối hợp chứa thành phần phòng viêm gan B (vaccines 6 trong 1, 5 trong 1) bắt đầu khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, khoảng cách ít nhất 28 ngày giữa các liều.
- Liều cuối cùng nên tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi với vaccines 6 trong 1 (hoàn thành trước 24 tháng tuổi).
2. Vaccines Haemophilus cúm B (Hib)
Vi khuẩn HIB (Haemophilus influenza týp B) được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm màng não cấp do vi khuẩn ở trẻ nhỏ. Với cơ thể non nớt, chưa có đầy đủ kháng thể trẻ nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề. Điển hình như trí tuệ sa sút, trẻ bị điếc, ảnh hưởng đến thần kinh... Đặc biệt tỉ lệ tử vong đối với trẻ bị viêm màng não chiếm từ 5 - 10%. Vi khuẩn HIB tồn tại ở mũi và họng. Do đó, khả năng lây truyền cao qua đường hô hấp. Chính vì vậy, bùng phát dịch trong cộng đồng là rất lớn. Nhiều trẻ mang vi khuẩn HIB hoàn toàn không có các dấu hiệu bất thường. Đối tượng trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 2 tuổi thường nằm trong nguy cơ mắc bệnh cao do chưa có nhiều hệ miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, bệnh viêm màng não này hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách tiêm phòng cho trẻ.
- Phản ứng dị ứng trầm trọng (ví dụ, chứng quá mẫn) sau liều thuốc trước hoặc đối với thành phần vắc xin.
- Bệnh nhẹ hoặc nặng có hoặc không có sốt (tiêm vắc xin được trì hoãn lại cho đến khi hồi phục).
- Tiêm phòng trong độ tuổi từ 2 - 4 tháng tuổi.
- Mũi nhắc lại sẽ được tiêm khi bé 16 - 18 tháng tuổi.
3. Vắc xin phòng bạch hầu ho gà uốn ván (DTaP)
Trước khi vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván (DTaP) được phát triển, ba căn bệnh này đã bùng phát thành dịch ở nhiều nơi trên thế giới. Bạch hầu là một bệnh ở đường hô hấp, có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, tê liệt, suy tim và tử vong. Bệnh rất dễ lây lan khi người bệnh ho và hắt hơi. Uốn ván do một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đất gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ tiết ra chất độc tấn công hệ thần kinh, gây co thắt cơ và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Ho gà gây ho và co thắt cổ họng nghiêm trọng, khiến trẻ sơ sinh gặp khó khăn khi ăn uống hoặc thậm chí là thở. Bệnh cũng rất dễ lây lan, có thể dẫn đến viêm phổi, co giật, tổn thương não và tử vong. Vắc-xin bảo vệ cộng đồng bằng cách ngăn chặn sự lây lan từ người này sang người khác, ngoài ra còn là cách hạn chế mắc bệnh cho người chưa được tiêm chủng. Nếu mọi người ngừng tiêm vắc-xin, tỷ lệ mắc ba căn bệnh này sẽ nhanh chóng tăng lên, hàng ngàn bệnh nhân mới sẽ xuất hiện và có nguy cơ tử vong cao.
- Phản ứng dị ứng trầm trọng (ví dụ, chứng quá mẫn) sau khi dùng liều trước hoặc với thành phần của vắc xin.
- Đối với thành phần ho gà: Bệnh não (như hôn mê, suy giảm nhận thức, co giật kéo dài) xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi dùng DTaP hoặc Tdap trước và điều này không phải do nguyên nhân khác.
- Một liều lúc 2 tháng tuổi.
- Một liều lúc 3 tháng tuổi.
- Một liều lúc 4 tháng tuổi.
- Một liều lúc 18 - 24 tháng tuổi.
- Một liều lúc 4 - 6 tuổi.
4. Vắc xin MMR
Sởi là một bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người này sang người khác với tốc độ nhanh chóng mặt. Sởi có thể gây các biến chứng như viêm phổi nặng, viêm tai giữa cấp, viêm não - màng não, cam tẩu mã - hoại tử loét niêm mạc miệng, loét giác mạc, suy dinh dưỡng. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai có thể gây sẩy thai, sinh non... Quai bị là một bệnh truyền nhiễm vô cùng đáng sợ và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nam giới trong độ tuổi sinh sản mắc quai bị có thể dẫn tới vô sinh. Đối với phụ nữ mang bầu khi mắc quai bị sức khỏe của thai nhi sẽ suy giảm rõ rệt có thể gây sảy thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Rubella cũng giống như bệnh sởi. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây sẩy thai, thai lưu và dị tật bẩm sinh cho thai ở phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh. Chính vì những tác hại đáng sợ của sởi, quai bị, rubella mà vắc xin tổng hợp MMR được khuyến cáo tiêm cho tất cả các đối tượng có tuổi trên 12 tháng, đặc biệt là phụ nữ đang trong giai đoạn sinh nở.
- Người có tiền sử dị ứng với neomycin.
- Người đang có bệnh lý sốt hoặc viêm đường hô hấp.
- Bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị hoặc người đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
- Mũi 1: Thường được tiêm cho trẻ em từ 12 - 15 tháng tuổi hoặc sau nữa để tránh tương tác với kháng thể của mẹ truyền sang con.
- Mũi 2: Mũi tiêm nhắc lại này thường vào giai đoạn đi học của trẻ là lúc 4 - 6 tuổi.
5. Phế cầu khuẩn liên hợp (Vắc-xin Prevenar 13)
Vắc-xin Prevenar 13 hoặc vắc-xin phế cầu 13 là một loại vắc-xin mới để ngăn chặn bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não và nhiễm trùng huyết do phế cầu khuẩn gây ra. Vắc-xin Prevenar 13 được phát triển bởi Pfizer (Mỹ) và sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn. Vắc-xin này kích thích hệ miễn dịch tự chống lại vi khuẩn, giúp tạo ra kháng thể khi tiếp xúc với vi khuẩn.
Chống chỉ định:
- Không tiêm vắc xin Prevenar 13 với người quá mẫn cảm với thành phần trong vắc xin hoặc với độc tố bạch hầu.
- Không tiêm vắc xin Prevenar 13 ở bệnh nhân giảm tiểu cầu hoặc bất kỳ rối loạn đông máu nào.
Lộ trình tiêm cho bé:
- Mũi thứ nhất: Từ 2 đến 6 tháng tuổi.
- Mũi thứ hai: Cách mũi thứ nhất tối thiểu 1 tháng.
- Mũi thứ ba: Cách mũi thứ hai tối thiểu 1 tháng.
6. Vắc-xin phòng virus rota (RV) dạng uống
Vắc-xin Rotateq ngăn chặn bệnh tiêu chảy do rotavirus, một nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ. Virus Rota lây truyền qua đường phân - miệng và tay - miệng, đặc biệt là khi tiếp xúc với tã, phân mà trẻ bị nhiễm bệnh mà không rửa tay sạch. Vắc-xin giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tiêu chảy nguy hiểm, đặc biệt là trong mùa đông - xuân.
Chống chỉ định:
- Chống chỉ định với trẻ mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin.
- Trẻ đã mẫn cảm với liều thứ 1 không nên sử dụng liều tiếp theo.
- Chống chỉ định với trẻ bị suy giảm miễn dịch nặng.
Lộ trình dùng cho bé:
- Liều thứ 1: Dùng khi trẻ 7,5 - 12 tuần tuổi.
- Liều thứ 2: Dùng sau liều thứ 1 tối thiểu 4 tuần.
- Liều thứ 3: Dùng sau liều thứ 2 tối thiểu 4 tuần.
- Kết thúc lịch uống vắc-xin Rotateq trước khi trẻ 32 tuần tuổi.
7. Vacxin phòng tránh bại liệt (IPV)
Virus bại liệt xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, gây tổn thương tế bào thần kinh. Virus lây truyền cao, có thể dẫn đến dịch bệnh. Vắc-xin bại liệt ngăn chặn nguy cơ bùng phát, đặc biệt quan trọng cho trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, và người già. Bệnh không có cách chữa, để lại di chứng sau bại liệt. Vắc-xin là biện pháp chủ động để bảo vệ trẻ, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ 2010.
Chống chỉ định:
- Trẻ phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin IPV hoặc có thành phần IPV trước đó.
- Trẻ dị ứng với thành phần trong vắc-xin hoặc neomycin, streptomycin, polymycine B.
- Trẻ suy chức năng cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, tim, thận... trì hoãn sử dụng vắc-xin đến khi ổn định sức khỏe.
Lộ trình dùng cho bé:
- Uống 3 liều vắc-xin bại liệt (OPV) khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi.
- Tiêm 1 mũi vắc-xin bại liệt (IPV) khi trẻ 5 tháng tuổi.
8. Vắc-xin ngăn ngừa bệnh cúm
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm tuýp A, B, C gây ra. Bệnh lây truyền trực tiếp giữa người với người bằng đường hô hấp thông qua nước bọt và dịch họng có chứa virus cúm. Bệnh cũng có thể lây truyền trực tiếp từ gia cầm sang người khi con người tiếp xúc với giam cầm đang bị dịch cúm. Virus cúm có ái tính đặc biệt đối với tế bào biểu mô đường hô hấp, nó nhân lên mạnh mẽ khi xâm nhập vào đường hô hấp và phá hủy các tế bào. Khi virus cúm vượt qua hàng rào miễn dịch chúng đi vào máu, tới các cơ quan và gây tổn thương tại đó.
Chống chỉ định:
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để tiêm phòng cúm.
- Những người bị dị ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng với vắc xin cúm hoặc bất kỳ thành phần nào trong vắc xin. Thành phần dị ứng có thể bao gồm gelatin, thuốc kháng sinh, hoặc các thành phần khác.
Lộ trình tiêm cho bé:
- Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.
- Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm.
9. Vắc xin phòng viêm màng não do phế cầu
Phế cầu là vi khuẩn gây viêm màng não phổ biến ở người lớn tuổi và ở trẻ em dưới 6 tuổi. Di chứng sau khi mắc viêm màng não mủ do phế cầu rất nặng nề như có thể bị lác mắt, mù mắt, điếc, câm, liệt một chi, liệt nửa người, liệt hai chi dưới, tổn thương dây thần kinh sọ não, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, động kinh… Hiện nay, vắc xin Synflorix là loại vắc xin ngừa 10 chủng vi khuẩn phế cầu phổ biến nhất. Những vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết…
Chống chỉ định: Synflorix không được tiêm cho các đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin.
Lộ trình tiêm cho bé:
- Mũi 1: Vào 2 tháng tuổi.
- Mũi 2: Vào 3 tháng tuổi.
- Mũi 3: Vào 4 tháng tuổi.
- Mũi nhắc lại: Sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3.
10. Vacxin phòng thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em và phụ nữ mang thai, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm da, viêm tai, viêm phổi, thậm chí viêm não - màng não. Đặc biệt, ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể gây tử vong. Việc tiêm vắc-xin thủy đậu là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của virus thủy đậu và bảo vệ sức khỏe của trẻ em cũng như phụ nữ mang thai.
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin, bao gồm cả: gelatin, neomycin.
- Những người đang mắc các bệnh loạn sản máu, các bệnh u lympho, hoặc các khối u ác tính ảnh hưởng đến hệ bạch huyết, tủy xương.
- Người đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm corticoid liều cao), hoặc đang mắc bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
- Người mắc bệnh lao thể hoạt động chưa được điều trị.
Lộ trình tiêm cho bé:
- Mũi 1: Khi trẻ 12 tháng tuổi. Liều 0,5ml
- Mũi 2: Khi trẻ 4 - 6 tuổi. Liều 0,5ml.
11. Vacxin phòng ngừa viêm gan A
Viêm gan A là một tình trạng nhiễm trùng ở gan do virus viêm gan A gây ra. Virus này thường lây nhiễm qua thức ăn, nước uống bẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh. Triệu chứng bao gồm sốt, mệt mỏi, giảm vị giác, vàng da, nước tiểu đậm màu. Để phòng ngừa, cần tránh thức ăn, nước bẩn và tiêm vắc-xin phòng viêm gan A.
- Chống chỉ định cho người mẫn cảm với vắc-xin.
- Liều đầu tiên khi trẻ đủ 12 tháng tuổi trở lên hoặc đủ 24 tháng tuổi trở lên (tùy loại vắc-xin).
- Liều thứ hai cách liều thứ nhất 6 tháng.
12. Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung Human papillomavirus (HPV)
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phổ biến ở phụ nữ Việt Nam. Hơn 80% phụ nữ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Vắc xin phòng chống virus HPV có thể giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung đến 90%. Phụ nữ từ 9 - 26 tuổi cần tiêm vắc xin theo lộ trình: Mũi 1, Mũi 2 (2 tháng sau), Mũi 3 (6 tháng sau).