1. Phủ Tây Hồ, Hà Nội
Phủ Tây Hồ tại Hà Nội là điểm hành hương linh thiêng, nơi mọi người đến cầu tài, bình an. Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh, vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ trong hệ thống điện thần Việt Nam. Công trình kiến trúc phủ gồm cổng tam quan, kiến trúc chính 3 nếp, phủ chính có quy mô lớn với nhiều di vật giá trị lịch sử và nghệ thuật. Mặt trước trang trí tỉ mỉ, công phu với cổng tam quan 2 tầng, mái giữa ghi “Tây Hồ hiển tích”. Di tích Phủ Tây Hồ còn lưu giữ khối di vật phong phú thuộc thế kỷ XIX, XX. Đến dịp Tết, nhiều người dân và du khách đến Phủ Tây Hồ để thắp hương cầu phúc, mang lại may mắn và an lành cho năm mới.


2. Đền Hùng, Phú Thọ
Đền Hùng dựng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, tọa lạc tại xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Khu vực này từng là trung tâm Phong Châu, quốc gia Văn Lang xưa. Di tích đền Hùng mở rộng từ chân đến đỉnh núi cao 175 mét, giữa khu rừng được bảo tồn chặt chẽ, tiếp giáp với các xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km.
Theo Ngọc phả Hùng Vương, các vị vua Hùng đã xây dựng điện Kính Thiên tại núi Nghĩa Lĩnh này. Khu di tích lịch sử đền Hùng bao gồm đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng.
Lễ hội chính của Đền Hùng (núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ) diễn ra vào ngày 10/3 Âm lịch, nhưng người dân thường bắt đầu đi lễ từ đầu năm mới. Đây là nguồn gốc của dân tộc Việt, nơi các vua Hùng xây dựng nước. Lễ hội không chỉ là cầu may, cầu lộc mà còn là dịp du ngoạn, rời bỏ những lo âu cuộc sống để tận hưởng không khí tĩnh lặng và linh thiêng trong bức tranh xuân thiên nhiên. Sự kiện này thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thể hiện lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng, những người đã lập nước và bảo vệ nước.


3. Đền Trần, Nam Định
Đền Trần nằm tại đường Trần Thừa - Lộc Vượng, Nam Định, là địa điểm thờ các vị vua nhà Trần cùng các quan có công với triều đình. Gồm 3 công trình chính là đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, tất cả đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau.
Mỗi khi độ tết đến, không khí lễ khai ấn Đền Trần tràn ngập sôi động. Từ chiều tối ngày 14 tháng 01 âm lịch, thành Nam Định hân hoan đón chờ sự kiện. Khu di tích bao gồm đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, xây dựng từ thời Hậu Lê, và đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, xây dựng từ thời Nguyễn. Đến Đền Trần đầu năm, việc thắp nén hương cầu mong một năm mới an lành, công việc thuận lợi, học tập thành công và gặp nhiều may mắn trở thành truyền thống.
Mỗi năm, hội Đền Trần khai ấn thu hút không chỉ người dân Nam Định mà còn thu hút du khách trên cả nước. Người ta đổ về chờ đón đêm khai ấn, xin được một tấm ấn vua để hưởng lộc và may mắn trong năm mới. Ấn vua được đóng trên giấy điệp vàng dành cho 'thường dân', còn Ấn trên tấm lụa đỏ dành cho khách quý và các quan chức cấp cao. Tấm lụa đỏ có giá trị đặc biệt, được cắt từ áo hoàng bào của các đời vua. Ai may mắn nhận được tấm lụa này được coi là đắc lộc, đắc thọ.


4. Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh
Đền Bà Chúa Kho tọa lạc trên đỉnh núi Kho, khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây không chỉ là di tích lịch sử quan trọng thuộc khu Cô Mễ (bao gồm: Đình - Chùa - Đền), mà còn là điểm hành hương tâm linh hàng năm cho người dân trên khắp đất nước.
Ngôi đền liên quan đến sự kiện lịch sử do Lý Thường Kiệt lãnh đạo trong cuộc chiến chống quân Tống năm 1076. Khu vực Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo... từng là nơi lưu trữ lương thực quan trọng của quân Lý ở bờ nam của sông Cầu. Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu đều đóng vai trò chiến lược kiểm soát đường đi từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.
Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho kỷ niệm một phụ nữ Việt Nam tài năng, người đã tổ chức sản xuất, quản lý lương thực, giữ gìn kho tàng quốc gia trong giai đoạn trước và sau chiến thắng Như Nguyệt. Trong thời đại nhà Lý, Bà đã đóng góp quan trọng trong việc quản lý kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và có vai trò quan trọng trong chiến thắng chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077). Bà được vua phong thần là Phúc Thần. Lễ hội đền Bà Chúa Kho thu hút đông đảo du khách và người dân, đến đây để cầu may mắn trong kinh doanh và cuộc sống trong năm mới.


5. Chùa Hương
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này, vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ 'mở cửa rừng' hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút. Chùa chính là chùa Hương Tích, có thể coi đây là một ngôi chùa Thiên tạo vì vốn dĩ chùa là một hang động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán “Nam thiên đệ nhất động' do chúa Trịnh Sâm khắc vào năm 1770 trong dịp đến thăm nơi đây. Trong hang động có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù rất gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống con người. Chùa nổi tiếng linh thiêng, người ta tin rằng đầu năm lên được động Hương tích thắp nén nhang thành tâm cầu khấn chắc chắn mọi ước nguyện của mình đều trở thành hiện thực. Tiếng lành đòn xa chẳng thế mà mỗi năm chùa Hương đón hàng triệu phật tử về đây chiêm bái, du xuân thưởng ngoạn phong cảnh.
Chùa Hương trở thành một hành trình về với cõi Phật của phật tử và du khách bốn phương, trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Mùa xuân sắp đến bạn hãy một lần đến với chùa Hương biết đâu sau chuyến đi bạn cũng sẽ tìm thấy cho mình những cảm hứng mới, nguồn sinh khí và năng lượng mới để bắt đầu một năm với nhiều niềm vui và hạnh phúc. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn … Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật.


6. Đền Bắc Lệ, Lạng Sơn
Đền Bắc Lệ là một trong những ngôi đền cổ kính bậc nhất tại Lạng Sơn, nơi những tán cây xum xuê tỏa bóng rùm lấy ngôi đền hàng trăm tuổi. Trải qua thăng trầm của lịch sử, của thời gian nhưng ngôi đền vẫn hiên ngang, vững chãi và là điểm đến tâm linh dành cho du khách tứ phương. Đền Bắc Lệ nằm tại xã Tân Thanh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn và nằm cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 80km. Để đến được nơi đây, bạn phải vượt qua một con đường bằng đất đỏ dài hơn 10km từ trung tâm thị trấn Hữu Lũng. Nơi đây là một quần thể kiến trúc nằm trên một ngọn đồi cao, phía bên dưới là những rặng cây xanh mát tỏa bóng không dưới hàng trăm tuổi. Đền là nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn – nữ thần núi. Nhân dân nơi đây quan niệm rằng bà là người trông coi và ban phát nguồn tài sản quý giá cho con người từ núi rừng.


7. Chùa Hà, Hà Nội
Muốn cầu duyên thì không thể không đến chùa Hà tại Hà Nội. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình – Chùa Hà, trước thuộc thôn Bối Hà, xã Dịch Vọng, Huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội). Đã từ rất lâu rồi chùa Hà đã trở thành ngôi chùa cầu duyên linh thiêng có tiếng ở miền Bắc, không cứ ngày Tết, mà bất kể khi nào, nhất là vào ngày Rằm, ngày mồng 1, nếu có dịp ghé thăm chùa Hà chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi có rất đông các bạn trẻ đến đây để dâng hương và xem quẻ cầu duyên.
Mọi người truyền tai nhau rất nhiều về sự linh thiêng mà ngôi chùa mang lại, có bạn tâm sự rằng chỉ mới đi cầu duyên có một thời gian ngắn đã tìm thấy cho mình được ý chung nhân 'vừa ý', còn có những bạn nhờ đến chùa mà được duyên đã xây dựng gia đình, có con cái, cuộc sống no đủ hạnh phúc.
Khi đi chùa Hà các bạn cũng không cần sắp lễ nhiều như ở những chùa khác mà chỉ đơn giản là một ít tiền vàng, hoa, trầu cau đựng trong một chiếc khay nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ.


8. Chùa Ông, Hồ Chí Minh
Nếu ngoài Bắc có chúa Duyên Ninh, chùa Hà để cầu duyên thì trong Nam có chùa Ông rất thiêng. Chùa Ông quận 5 còn có tên gọi khác là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán tọa lạc ở 676 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, Hồ Chí Minh. Cổ tự này không chỉ đơn thuần là nơi của người Hoa gốc Triều Châu ở Sài Gòn mà còn là một công trình kiến trúc độc đáo lâu đời mang đậm giá trị lịch sử từ nửa cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Vào ngày 07/11/1993, chùa Ông quận 5 được Bộ Văn hóa – Thông tin chính thức công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Chùa Ông quận 5 hiện tại đang thờ phụng 3 vị thần chính là Quan Công (còn gọi là Quan Đế), Thiên Hậu nguyên quân (còn gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu), Tài Bạch tinh quân (còn gọi là Thần Tài). Thời điểm du khách từ thập phương đổ về chùa Ông quận 5 tham quan và chiêm bái đông nhất là vào ngày vía Bạch Hổ và Tết Nguyên Tiêu. Ngày vía Bạch Hổ là một trong những phong tục tập quán truyền thống xa xưa của người Hoa với mong muốn cầu may mắn, bình an và xua đuổi tiểu nhân đển quấy phá mình.
Còn vào dịp Tết ở chùa Ông tổ chức rất nhiều hoạt động thú vị như đấu đèn, phát lộc hay ca kịch Phúc Kiến làm cho cả khu Chợ Lớn trở nên náo nhiệt. Rất nhiều du khách sau khi hành hương và dâng lễ đã đến chỗ ngựa Xích Thố với niềm tin rằng chui qua bụng ngựa 3 vòng sau đó rung chuông leng keng sẽ giúp xua tan những điều không may giúp may mắn tài lộc cả năm được hanh thông.


9. Chùa Duyên Ninh, Ninh Bình
Chùa Duyên Ninh được biết đến như một ngôi chùa cầu duyên, nơi linh thiêng không xa lạ với giới trẻ khắp nơi. Chùa nằm tại làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ngôi chùa này là địa điểm thờ Phật và các vị lớn trong thế kỷ thứ 10 như nhà sư Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh - Lê thường xuyên ghé thăm. Đây cũng là nơi công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề non hẹn biển, kết quả là họ sinh ra Lý Phật Mã vào năm 1000.
Sau này, khi Lý Thái Tông đến đây dẹp loạn, chùa được đổi tên thành chùa Duyên Ninh. Cuối đời, Hoàng hậu Phất Ngân đã về đây tu hành và trông coi mộ phần thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành.
Tại chùa Duyên Ninh, Hoàng hậu Phất Ngân đã làm mai mối cho nhiều đôi tình nhân và từ đó, chùa trở thành nơi cầu duyên nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư. Do đó, nhiều người đến đây không chỉ để cầu duyên mà còn để cầu tự, đặc biệt là những người gặp khó khăn trong việc có con chậm trễ.


10. Chùa Bái Đính, Ninh Bình
Bái Đính không chỉ là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất mỗi đầu năm mà còn là điểm đến không thể bỏ qua cho những tín đồ săn ảnh khi đến Ninh Bình. Là một điểm nhấn tâm linh ở Ninh Bình, Chùa Bái Đính là sự kết hợp hài hòa giữa linh thiêng, trầm mặc của Bái Đính cổ tự và vẻ nguy nga của Bái Đính tân tự.
Chùa Bái Đính hiện nay là công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ nhất Việt Nam với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam đã được thiết lập như: tượng Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, làng 500 vị La Hán dài nhất châu Á, tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Việt Nam, đại hồng chung lớn nhất Việt Nam… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ sáu viên ngọc xá lợi, bảo vật quý của Đức Phật. Với những kỷ lục và vẻ đẹp kỳ vĩ, Bái Đính xứng đáng là điểm đến tiếp theo trong hành trình tâm linh đến Ninh Bình.
Chùa Bái Đính được biết đến như ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc độc đáo, toạ lạc trên đỉnh núi cao chót vót, tạo nên điểm đặc biệt khiến du khách choáng ngợp trước vẻ đẹp và sự hùng vĩ của ngôi chùa.


11. Đền Chử Đồng Tử, Hưng Yên
Đền thờ Chử Đồng Tử tọa lạc ở nhiều vùng trên đất Việt. Ở huyện Khoái Châu - Hưng Yên, cách Hà Nội khoảng 25 km theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Chử Đồng Tử. Ngôi đền đầu tiên nằm ở thôn Đa Hòa, Bình Minh, bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên, là nơi nàng công chúa Tiên Dung gặp chàng Chử nghèo. Ngôi đền thứ hai ở thôn Yên Vĩnh, Dạ Trạch, là nơi chàng Chử và nhị vị phu nhân trở về trời. Hai ngôi đền thờ Chử Đồng Tử này giữ nguyên kiểu dáng truyền thống nhưng có những đặc điểm để phân biệt. Du khách đến đây không chỉ thưởng ngoạn phong cảnh yên bình bên sông Hồng, nhìn ra bãi Tự Nhiên hay chiêm ngưỡng những bãi cát trắng phù sa, ánh nắng lung linh trên hàng cây cau, mà còn để đắm chìm trong không gian linh thiêng của đền Đa Hòa và dâng nén nhang tưởng nhớ đức thánh Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.
Qua từng cây cỏ, đền thờ Chử Đồng Tử lưu giữ câu chuyện về mối tình đẹp giữa nàng công chúa Tiên Dung và chàng Chử nghèo. Cây cỏ được chăm sóc kỹ lưỡng, đặt lên nhấn mạnh sự bất tử của đức thánh Chử Đồng Tử và mối tình tuyệt vời của họ. Những bức hoành phi, câu đối mang thông điệp hay, ý đẹp, và tình yêu bền vững của con người qua mọi thời kỳ. Đây thực sự là một không gian thiêng liêng, như Bồng Lai tiên cảnh giữa thế gian. Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch hàng năm tại cả hai ngôi đền. Truyền thuyết về mối tình giữa công chúa lá ngọc cành vàng với chàng trai nghèo nhưng hiếu thảo đã trở thành một trong những truyền thuyết đẹp nhất trong văn hóa dân gian Việt Nam.
Đền Chử Đồng Tử Hưng Yên ngày nay đã trở thành nơi quan trọng đối với văn hóa và tâm linh của người Việt, là biểu tượng cho triết lý sống: “uống nước nhớ nguồn”, và lòng thủy chung trong tình yêu. Triết lý này luôn luôn sống mãi trong trái tim mỗi người con Việt Nam.


12. Chùa Tây Thiên, Vĩnh Phúc
Chùa Tây Thiên (trước đây còn được gọi là Chùa Thượng) tọa lạc tại Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự, hiện nằm ở xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Mặc dù không ở trực tiếp tại Hà Nội, nhưng du khách có thể ghé qua khi đi du lịch Hà Nội để tham quan và dâng hương. Chùa Tây Thiên chỉ cách Hà Nội khoảng 85km về phía Tây Bắc.
Khu vực xung quanh chùa Tây Thiên kết hợp nhiều địa điểm tôn giáo khác như Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, Đại Tháp Bảo Tây Thiên, Đền Thỏng, đền Cậu, đền Cô, Tịnh thất Tây Thiên… Tất cả tạo nên Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự, vừa hùng vĩ vừa cổ kính, tràn ngập linh thiêng.
Chùa Tây Thiên không chỉ là những công trình kiến trúc cổ kính của Phật giáo mà còn được bao quanh bởi vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tam Đảo. Đến đây, du khách không chỉ trải nghiệm sự thanh bình trong tâm hồn mà còn được thư giãn, thoải mái bên tiếng suối róc rách, tiếng hót líu lo của chim, tạo nên một không gian hài hòa với thiên nhiên.
Nằm gần Khu di tích là Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, một trong ba thiền viện lớn nhất Việt Nam. Đây là nơi quan trọng đào tạo Phật Giáo và là nguồn gốc của Phật giáo Việt Nam.


13. Chùa Yên Tử, Quảng Ninh
Chùa Yên Tử tại Quảng Ninh là một trong những đền thánh ở Việt Nam, nổi tiếng với sự linh thiêng. Trên đỉnh núi Yên Tử, khu di tích lịch sử gồm chùa và tháp cổ, cùng với rừng cây cổ thụ lâu đời. Nơi đây cũng trở thành trung tâm của Phật giáo khi vua Trần Nhân Tông sang lập giáo phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Truyền thống kể rằng vua Trần Nhân Tông, sau khi truyền ngôi, chọn đạo phục để tu hành, tìm sự bình an và quên đi những lo âu của cuộc sống. Ông lập dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam là Thiền Trúc Lâm Yên Tử, trở thành tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308). Ông xây dựng hàng trăm công trình trên núi Yên Tử để tu hành và giảng kinh. Chùa Đồng Yên Tử Quảng Ninh được công nhận là ngôi chùa đồng lớn và nằm ở độ cao nhất cả nước. Ngôi chùa được ví như một 'kỳ quan mới' tại khu danh thắng đỉnh Yên Tử. Dân gian còn tin rằng chùa Đồng linh thiêng là nơi cầu sinh lực của vũ trụ cho cuộc sống.
Chùa Yên Tử còn là nơi mà tín đồ, phật tử tin vào sự linh ứng khó lý giải. Vẻ đẹp linh thiêng và kiến trúc độc đáo đã thu hút đông đảo hành hương. Lễ hội Yên Tử diễn ra vào mồng 9 tháng Giêng hàng năm.

