1. Chùm ruột chua cay mặn ngọt
Nguyên liệu:
- 1/2 kg chùm ruột.
- 1 thìa canh đường.
- 1/2 thìa canh muối.
- 1/2 thìa canh ớt bột.
- Bước 1: Ngâm chùm ruột 10 phút trong nước muối loãng sôi.
- Bước 2: Vặt từng quả chùm ruột ra.
- Bước 3: Trộn các gia vị đường, muối, ớt bột lại với nhau.
- Bước 4: Đổ hỗ hợp gia vị vào chùm ruột và trộn đều.
2. Ổi lắc xí muội
Nguyên liệu:
- 1 kg ổi.
- 1 muỗng canh đường.
- 1 muỗng canh ớt khô
- 2 muỗng canh nước mắm
- 2 muỗng canh ô mai xay nhuyễn
- 2 muỗng cà phê đường nâu
- 1 muỗng cà phê bột ớt
- Bước 1: Trong 5 phút, cho đường và nước mắm vào tạo hỗn hợp sánh.
- Bước 2: Rửa sạch ổi, cắt miếng dài, loại bỏ hạt.
- Bước 3: Trộn hỗn hợp nấu với ổi và gia vị còn lại.
- Bước 4: Đặt hỗn hợp và ổi vào lọ, đậy kín và lắc từ 2-3 phút.
3. Dứa lắc muối ớt cay
Nguyên liệu:
- 2 quả dứa.
- 2 thìa cà phê muối.
- 5 thìa cà phê ớt bột.
- 5 thìa cà phê đường
- Bước 1: Gọt vỏ dứa, cắt mắt, bổ dọc thành miếng nhỏ.
- Bước 2: Rửa miếng dứa bằng nước muối và đặt vào lọ để tránh ngứa miệng khi ăn.
- Bước 3: Trộn muối, ớt, đường và rắc lên miếng dứa đã chuẩn bị.
- Bước 4: Lắc đều lọ chứa dứa trong 2-3 phút.
4. Khế dầm cay ngọt
Nguyên liệu:
- 3-4 quả khế
- 4-5 thìa đường to
- 2 thìa cà phê bột ớt
- 1 ít muối
- 1 củ gừng vừa vừa
- Bước 1: Cắt diềm khế, rửa sạch, cắt múi và tạo lỗ cho nước thấm vào.
- Bước 2: Gừng cạo vỏ, dập nhuyễn và cắt nhỏ.
- Bước 3: Trộn đường, ớt, muối và đổ lên khế.
- Bước 4: Thêm gừng, trộn đều và đợi khoảng 30-45 phút trước khi ăn.
5. Me ngâm chua ngọt
Nguyên liệu
:
- 1 kg me chín
- 400 gram đường
- 2 thìa cà phê muối bột
- Bước 1: Me đặt trong một âu nhôm hoặc inox, đổ nước nóng vào khoảng 5 phút, sau đó lột vỏ.
- Bước 2: Ngâm me trong nước muối loãng và rửa lại với nước muối pha loãng.
- Bước 3: Đun sôi đường với 1/2 lít nước.
- Bước 4: Đổ nước đường vừa đun sôi và để nguội vào lọ đã chuẩn bị, đậy kín lọ và để trong 5 ngày là có thể ăn được.
6. Xoài lắc
Nguyên liệu:
- Xoài 3-4 quả ương
- 15 gram muối Tây Ninh
- Đường kính 50 gram
- 2 thìa nhỏ nước mắm
- 3 quả ớt
- 3 thìa cà phê nước mắm
- 3-4 quả quất
- 3 thìa cà phê bột ớt
- Bước 1: Xoài rửa sạch, gọt vỏ hoặc không gọt vỏ ngâm qua với nước muối loãng.
- Bước 2: Cắt xoài thành miếng chéo dày khoảng 5-7 cm.
- Bước 3: Đun đường và nước mắm cho đến khi tan ra, sánh lại và để nguội.
- Bước 3: Trộn đều bột ớt với muối ớt, sau đó trộn đều với xoài. Đổ hỗn hợp vừa nấu lên và xóc đều.
- Bước 4: Ớt băm nhỏ, vắt quất, đường vào hỗn hợp xoài, sau đó xóc đều tay. Để thư giãn trong 3-4 giờ là có thể ăn được.
7. Nho lắc
Nguyên liệu:
- 1 kg nho xanh
- 1 thìa canh đường
- 1/2 thìa canh muối
- 1/2 thìa canh bột ớt
- Bước 1: Ngâm nho cả chùm trong nước muối sôi loãng khoảng 10 phút.
- Bước 2: Vặt từng quả nho để ráo nước, sau đó để vào lọ.
- Bước 3: Trộn đường, muối, bột ớt với nhau, sau đó đổ hỗn hợp vào lọ nho và lắc đều.
8. Cà na dầm
Nguyên liệu:
- 1 kg cà na
- 1 kg đường
- 200 gram muối
- Bước 1:Cà na rạch dọc 4-5 đường từ chóp đến đuôi, ngâm với nước muối hơi mặn 1 chút, dùng vật nặng đè lên để qua đêm để cà na hết chát
- Bước 2: Vớt cà na ra bóp nhiều lần rồi xả với nước, đun với nước sôi khoảng 10 phút, bóp thấy thịt chóc ra là được, vớt ra rửa sạch để ráo nước
- Bước 3: Nấu đường, muối với 800 ml nước đến khi tan thì tắt bếp cho cà na vào để đến khi nguội là cho vào lọ
- Bước 4: Để khoảng 1 ngày thấy cà na ngọt vừa như ý thì cho vào tủ lạnh là hoàn thành.
9. Ô mai mơ xào gừng
Nguyên liệu:
- 1/2 kg mơ chín tới
- 15 gram phen chua
- 250 gram đường kính trắng
- 15 gram muối tinh
- 150 gram gừng giã nhỏ
- Bước 1: Mơ rửa sạch ngâm trong nước muối loãng khoảng 25 phút
- Bước 2: Đun 1/2 lít nước với phèn chua đến bao giờ phèn tan hết thì cho mơ vào trần qua khoảng 5 phút thì vớt ra rửa với nước sạch rồi để ráo
- Bước 3: Ướp mơ với đường trước khi nấu khoảng 25 phút
- Bước 4: Xào mơ trên bếp, đun lửa nhỏ, nếu mơ ra ít nước thì ta cho thêm ít nước vào, đảo nhẹ tay tránh mơ bị nát, đun khoảng 1 tiếng thì cho gừng vào đảo đến bao giờ hết nước, sánh đặc, mơ khô dẻo là được.
10. Mận trộn muối ớt
Nguyên liệu
- Mận chín: 1kg, bạn phải chọn những trái mận tươi ngon, mọng, chín cây, nếu trái còn cuống lá xanh càng tốt nhé, có như thế cách làm món mận trộn muối ớt mới ngon đúng chuẩn được, mận nếu không tươi hay còn xanh sẽ rất kém ngon đấy
- Muối hạt: 1 nắm
- Muối tinh: 2 thìa
- Đường: 5 thìa
- Ớt bột: 3 thìa
Cách làm
- Mận: Nhặt hết cuống, loại trừ những quả bị hỏng, ngâm với nước có pha muối hạt trong 15 phút cho đảm bảo, rửa sạch 2 lần với nước lạnh sau đó rửa qua lần cuối với nước lọc, để ráo.
- Dùng dao cắt đôi quả mận theo chiều ngang, rồi xoay nhẹ 2 phần cứt theo hai hướng khác nhau là bạn có thể dễ dàng tách đôi quả mận rồi, tiếp tục dùng phần nhọn đầu dao, tách hạt mận ra khỏi nữa kia nhé.
- Cho mận vào cái âu lớn để dễ dàng cho việc trộn gia vị, tiếp tục cho đường vào, đảo nhẹ vài lần, ngâm trong 15 phút cho đường tan hết, tốt nhất là cho vào ngăn mát tủ lạnh là cách làm món mận trộn muối ớt giòn ngon hơn đấy.
- Sau khi thấy đường tan hết, bạn cho thêm 2 thìa muối vào, đảo đều, tiếp đó cho ớt bột vào, đảo thêm vài lần nữa rồi cho mận trộn muối ớt bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 1 tiếng là bạn đã có thể thưởng thức món ăn vặt hấp dẫn này rồi đấy.
11. Me ngào đường ớt
Nguyên liệu
- ¾ lb me khô đã bóc vỏ (còn hột)
- ½ muỗng cà phê muối
- 1 cup nước
- 1 cup rưỡi đường trắng
- 1 cup đường hạt lớn để ngào bên ngoài (washed raw sugar), trắng hay vàng cũng được
- 1 muỗng canh bột nếp rang (bột làm bánh in, bánh dẻo)
- 2 trái ớt hiểm đỏ băm nhỏ (nếu muốn thật cay) hoặc bột ớt đỏ (ground Red Pepper hay bột ớt Tajin, bán tại chợ Mễ)
Cách làm
- Me mua về gỡ vỏ, bỏ xơ sẽ thấy me có màu hơi đen, khô queo và chua ngắt – Đặt me lên cân được gần 1lb là đủ. Dùng nồi không dính đặt lên bếp, vặn lửa nhỏ, đun tất cả chỗ me trên + 1 cup nước + ½ muỗng cà phê muối
- Khi nồi me sôi, sẽ thấy me trở nên đỏ và thịt me nở to ra và nước sánh lại. Dùng muỗng lớn dầm me ra thành từng hạt. Cho thêm vào nồi me 1 cup rưỡi đường trắng – đảo đều. Cứ sên me trên lửa nhỏ đến khi thấy đường kẹo lại và dính nồi, có mùi hơi thơm thì cho ớt vào, cay nhiều hay ít tùy ý – nếm lại – đảo luôn tay kẻo cháy
- Khi nồi me đặc lại thì đổ ra đĩa, chờ nguội hẳn mới sửa soạn ngào đường
- Đổ đường hạt lớn ra đĩa. Ngắt mỗi viên me chỉ nhỏ bằng móng tay cái, mỗi viên kèm theo một cái hột (nếu me có nhiều hột quá thì phải bỏ bớt) – Lăn me thêm vào chút ớt bột hay ớt Tajin (nếu thích) xong mới lăn vào đường, “ngào” sao cho đường bám đều chung quanh là được.
- Làm hết tất cả chỗ me ngào trước khi me bị cứng lại. Xếp me đã viên và ngào đường trên dĩa thẳng, me sẽ hoàn toàn khô qua một đêm, lúc ấy mới cho vào lọ kín cất trong tủ lạnh.
12. Sấu ngâm mắm ớt
Nguyên liệu
- Sấu
- Ớt
- Nước mắm
- Tỏi
- Muối
Cách làm
- Sấu cạo vỏ để nguyên quả ngâm vào nước muối cho sấu bớt nhựa và bớt chua.
- Ngâm sấu trong nước muối 3h sau đó vớt ra để thật khô nước.
- Làm nước mắm ngâm sấu: pha 1 bát con mắm với 1 bát con nước, tùy theo nếu mắm mặn thì 2 bát con nước, nhạt thì 1 bát sau đó đun sôi để nguội.
- Ớt thái lát hoặc để cả quả, tỏi băm nhỏ cho thơm, cho sấu, ớt, tỏi vào lọ thủy tinh sau đó đổ nước mắm đã nguội vào ngâm ngập sấu và đậy kín. Sau 3 ngày có thể dùng được.
- Sấu nguyên quả có vị giòn, hơi chua, cay, thơm mùi tỏi và ăn rất đưa cơm, nước mắm sấu chấm rau hay thịt rất ngon.
13. Cóc ngâm chua ngọt
Nguyên liệu
- Cóc tươi: 1kg, bạn nên chọn loại cóc tươi, không hạt, trái vừa, đều nhau cho ngon nhé
- Đường vàng (có thể thay thế bằng đường thốt nốt nhé): 150g
- Nước mắm nguyên chất: 2 thìa
- Muối: 3 thìa
- Ớt sừng: 10 trái, tùy theo khẩu vị ăn cay của bạn nhé
- Ớt bột: 2 thìa
- Hũ thủy tinh dùng để ngâm cóc.
Cách làm
- Cóc tươi: Gọt vỏ, bạn chỉ nên gọt một lớp vỏ mỏng để giữ được vị chua, mùi thơm đặc trưng của cóc khi ngâm nhé. Vừa gọt bạn vừa cho cóc vào chậu nước có pha 3 thìa muối để cóc có vị đậm nhẹ và sạch nhớt. Vớt cóc ra rổ, để ráo nước, cứa nhẹ hoặc bổ đôi trái cóc cho cóc nhanh ngấm gia vị, bạn cũng có thể tỉa cóc thành những hình dáng khác nhau cho món cóc ngâm thêm hấp dẫn nhé.
- Pha hỗn hợp làm cóc ngâm chua ngọt: Bạn đun sôi 300ml nước với đường, vừa đun vừa khuấy đều, vặn lửa nhỏ để đường tan hết. Để nguội rồi hoàn tan 2 thìa nước mắm, 2 thìa ớt bột, ớt sừng thái lát. Đối với ớt bạn có thể gia giảm tùy theo khẩu vị nhé
- Cho cóc vào hũ thủy tinh, đổ hỗn hợp ngâm cóc đã pha chế ở trên vào sao cho ngập mặt cóc nhé
- Đối với món cóc ngâm chua ngọt này bạn chỉ cần 1 ngày là bạn đã có thể thưởng thức hương vị thơm ngon, hấp dẫn của nó rồi. Tuy nhiên, để có thể bảo quản được lâu và tăng thêm hương vị của món ăn, bạn nên bảo quản hũ thủy tinh ngâm cóc đã đậy kín vào ngăn mát tủ lạnh, dùng dần từ 7-10 ngày nhé;
14. Trái nhàu ngâm đường
Nguyên liệu
- 1kg quả nhàu tươi, quả nhàu bạn có thể lựa chọn quả sắp chín, có vỏ xanh, pha chút màu vàng ươm
- 300g đường trắng, bạn cũng có thể thay thế đường trắng bằng đường phèn
- 1 lọ ngâm quả nhàu. Bạn nên lựa chọn lo thủy tinh thay vì lo nhựa bởi nhàu ngâm đường trong lọ thủy tinh ngon hơn và an toàn cho sức khỏe
Cách làm
- Thái ngang quả nhàu sao cho mỗi miếng quả nhàu có độ dày khoảng 2 – 3 cm để nhàu nhanh ngấm đường hoặc bổ quả nhàu theo chiều dọc cho đẹp mắt. Trường hợp bổ dọc thì bạn cần ngâm lâu hơn.
- Cho một lớp quả nhàu rồi phủ lớp đường lên trên. Cứ một lớp nhàu lại có lớp đường phủ lên trên. Lặp lại cho đến khi đầy bình. Lưu ý là bạn nên phủ một lớp đường hơi dày hơn lên trên cùng của bình.
- Cho lát gừng vào bình ngâm nhàu để hương vị của nhàu ngâm đường hấp dẫn hơn. Đậy nắp kín thật chặt. Có thể đem ra sử dụng sản phẩm sau 4 tuần.
- Pha thìa nhàu ngâm đường trong một cốc nhỏ, thêm đá viên để thưởng thức. Thức uống này sẽ giúp bạn làm mát nhanh, giải cảm nóng, say nắng hiệu quả.