1. Gừng và Mật ong
Công dụng:
Gừng với tính ấm và kháng viêm, cùng với mật ong giúp ngắt cơn ho, chữa cảm lạnh, buồn nôn hiệu quả. Uống nhâm nhi từ 40-50 ml mỗi lần sẽ nhanh chóng khắc phục cơn ho.
Cách chế biến:
Chuẩn bị 60g củ gừng tươi và 30g mật ong nguyên chất. Rửa sạch và giã nát củ gừng, đun cùng nước trong 30 phút, thêm mật ong và khuấy đều. Lọc bỏ bã của củ gừng nếu muốn.
Lưu ý: Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
2. Tỏi và Mật ong
Công dụng:
Tỏi là nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp, chứa nhiều chất kháng viêm, kháng khuẩn. Mật ong giúp tăng cường sức đề kháng.
Kết hợp tỏi và mật ong giúp trị ho lâu ngày hiệu quả. Tỏi đập dập, cho vào hũ thủy tinh, thêm mật ong, đậy kín nắp. Bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Sử dụng sau 3 tuần, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cafe.
Lưu ý:
Không sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi, người bệnh tiểu đường, xơ gan, huyết áp thấp, người mới phẫu thuật, bệnh mắt, gan, thận; phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
3. Củ cải trắng và Đường phèn
Công dụng:
Củ cải trắng không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C, Glucose,… mà còn chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả trong việc tiêu đờm, chữa dứt điểm bệnh ho lâu ngày. Củ cải trắng kết hợp với đường phèn sẽ xua tan nỗi lo về bệnh ho kéo dài.
Cách chế biến:
Củ cải trắng rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái thành sợi nhỏ. Đường phèn và củ cải thái sợi trộn đều. Hỗn hợp đường phèn và củ cải để qua đêm, chắt lấy nước cốt uống.
Lưu ý:
Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10ml cho người lớn, 5ml cho trẻ nhỏ.
4. Cây Hoa bách hợp
Công dụng:
Cây hoa bách hợp hay tỏi rừng, có vị ngọt hơi đắng, tính bình, nhuận phế, chỉ khái, thanh tâm, an thần. Nghiên cứu dược lý chứng minh cây này chứa nhiều chất dinh dưỡng, kháng virus HIV, trị ho lao phổi, ho khan, viêm phế quản.
Cách chế biến:
Nguyên liệu: 4 lạng ngân hạnh (tươi), 1 hạt bách hợp, 6 hạt táo đỏ, 1 thìa to đường phèn. Đun nấu các nguyên liệu và ăn ngay lúc nóng hoặc ướp lạnh sẽ tốt hơn.
Lưu ý:
Người ho do phong hàn hoặc tiêu chảy do hư hàn không dùng.
5. Quất hấp đường phèn
Công dụng:
Quất kích thích tiêu hóa, long đờm, trị ho. Quả quất chứa pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, chống viêm, giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và vi rút. Đường phèn dung khi đau đầu, chóng mặt, đau họng, thanh nhiệt cơ thể. Kết hợp hai nguyên liệu này giúp trị nhanh chóng bệnh lo lâu ngày.
Cách chế biến:
Lấy 5-7 quả quất, 3-4 muỗng đường phèn. Quất rửa sạch, bỏ hạt. Trộn đường và quất vào chén sứ. Hấp hoặc chưng cách thủy 30 phút. Dành nước để uống cho trẻ từ 2-3 muỗng/lần, 3 lần/ngày. Người lớn có thể ăn cả vỏ để đạt kết quả cao nhất.
Lưu ý:
Không dùng cách này đối với viêm loét dạ dày, ợ nóng,…
6. Trứng gà chữa ho lâu ngày
Công dụng:
Trứng gà là nguồn dinh dưỡng cao với protein, acid amin, vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, photpho,… Trứng gà có vị mặn, tính lạnh, bồi bổ khí huyết, nhuận phế, nhuận tràng, an thần, an thai,… Dùng trứng gà theo Đông y có tác dụng trị ho lâu ngày, ho hen, ho lao, viêm họng hạt, viêm phế quản, cảm cúm, viêm phổi và nhiều căn bệnh đường tiêu hóa, thần kinh…
Cách chế biến:
- Cách 1: Đun 50g đường phèn với 1 chén nước, sau đó đánh tan 2 quả trứng gà, thêm vài lát gừng tươi và ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn 1 lần.
- Cách 2: Hòa 60g mật ong với chút nước nóng, đập trứng gà vào trộn đều và dùng mỗi ngày 1 lần.
Lưu ý:
Nên duy trì sử dụng cách này đến khi dứt điểm hoàn toàn bệnh ho.
7. Hoa đu đủ và Đường phèn
Công dụng:
Đu đủ có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn chống viêm giúp cải thiện các bệnh đường hô hấp rất hiệu quả, dân gian đã sử dụng hoa đu đủ đực để chữa các chứng ho, viêm họng, viêm phế quản và kể cả các chứng bệnh về thận như sỏi thận, đái buốt, đái rắt…
Cách chế biến:
Chuẩn bị 15g hoa đu đủ đực, vài viên đường phèn. Đem hoa đu đủ đực rửa sạch rồi cho vào chén sứ hấp cách thủy chung với đường phèn. Người lớn uống 1 chén thuốc hoa đu đủ đực hấp đường phèn mỗi ngày để trị ho. Đối với trẻ nhỏ, nên chắt nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Dùng liên tục 3 ngày sẽ giúp thanh nhuận cổ họng và giảm ho nhanh chóng.
Lưu ý:
Nên đem hoa đu đủ đực phơi hoặc sấy khô rồi cho vào lọ bảo quản và sử dụng dần.
8. Mật ong và Chanh đào
Công dụng:
Mật ong cùng với chanh đào từ lâu đã là bài thuốc quý được lưu truyền trong dân gian do tính hiệu quả của nó đối với các bệnh về hô hấp. Chanh đào ngâm mật ong không chỉ trị ho, viêm họng mà còn giúp bạn giữ được làn da chắc khỏe và thanh lọc cơ thể.
Cách chế biến:
Chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô. Thái lát mỏng chanh, nên ngâm cả hạt. Xếp các lát chanh vào lọ rồi đổ ngập mật ong, sau đó đậy vỉ tre lên.
Lưu ý:
Trường hợp muốn ngâm với đường phèn thì đập nhỏ đường phèn, đổ một lớp đường vào lọ, đến một lớp chanh rồi lại đổ một lớp đường (làm lại cho đến đầy lọ). Cuối cùng đổ mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Để khoảng 3 tháng sẽ dùng được. Ngày dùng 2- 3 lần mỗi lần 1 thìa cafe.
9. Cách chữa ho lâu ngày bằng Đậu xanh và dầu thơm
Công dụng:
Đậu xanh có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú. Ngoài 4 nhóm chất thiết yếu là protein, chất bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh còn chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin E, C, K, sắt, canxi… Đậu xanh không chỉ giúp làm mát cơ thể, thanh nhiệt mà còn có khả năng tiêu viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
Cách chế biến:
Đun nóng 1 thìa dầu thơm, chiên 7 hạt đậu xanh cho đến khi vàng, khi còn hơi ấm thêm chút mật ong.
Lưu ý:
Ăn trước khi đi ngủ và tránh khi có biểu hiện: tay chân lạnh, lưng đau, mỏi gối. Không nên ăn khi mắc bệnh dạ dày, bệnh đường ruột. Phụ nữ nên hạn chế ăn quá nhiều để tránh các vấn đề về huyết trắng, bụng trướng, đau bụng kinh. Người đang dùng thuốc Đông y cũng nên hạn chế cháo đậu xanh để tránh mất tác dụng của thuốc.
10. Lá húng chanh
Công dụng:
Theo y học cổ truyền, húng chanh có vị cay, tính ấm mùi thơm, phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, chữa viêm họng, giải cảm, chữa ho, cảm cúm, sốt không ra mồ hôi… Dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Cơ sở sản xuất thuốc Nam cũng chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với thảo dược để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm.
Cách chế biến:
Húng chanh tươi 20g, rửa sạch, thái nhỏ; đường phèn 20g. Cho hai thứ vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước, uống từ từ. Bã ngậm trong miệng nuốt lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần. Dùng 3 - 5 ngày. ( có thể kết hợp với việc lấy lá đun nước xông tắm cho nhanh khỏi).
Lưu ý:
Không dùng xông cho trẻ em.
11. Bột nghệ
Công dụng: Nghệ vàng có vị đắng, cay, tính ôn vào 2 kinh can và tỳ. Nghệ vàng có tác dụng phá u cục, huyết tích, sát khuẩn, cầm máu. Thành phần curcumin trong nghệ vàng giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và trị ho hiệu quả.
Cách chế biến:
Dùng 1 thìa bột nghệ pha cùng nước nóng. Chia ra uống 2 - 3 lần trong ngày, uống trong khoảng 2 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt (cho thêm ít muối uống cùng để đạt hiệu quả tốt hơn)
Lưu ý:
Nên uống liên tục đến khi chứng ho dứt điểm.
12. Lê và Đường phèn
Công dụng:
Lê có nguồn gốc từ Trung Quốc, là loại quả mang đến nhiều chất dinh dưỡng cho con người. Không những thế, lê còn được biết đến với công dụng chữa bệnh an toàn. Theo Đông Y, vị ngọt, tính mát có trong quả lê mang đến tác dụng nhuận phế, giảm ho, thanh nhiệt, sinh tân dịch, tiêu đờm và tiêu độc rất hiệu quả. Đường phèn có vị ngọt thanh, tính mát, tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt và nhuận phế.
Chính bởi những công dụng trên, từ lâu, lê và đường phèn đã là một bài thuốc từ thiên nhiên hiệu quả giúp điều trị các bệnh liên quan đến phổi như ho gió, ho khan hoặc ho có đờm.
Cách chế biến:
Rửa sạch 1 quả lê, sau đó cắt bỏ phần chóp đầu cuống. Khoét lõi bỏ phần hạt, rồi cho vào 1 ít đường phèn. Đem quả lê chưng cách thủy đến lúc đường phèn tan khoảng 15 phút để lê tiết ra các tinh chất. Uống nước bên trong và cái, dùng mỗi ngày 1 – 2 quả cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn.
Lưu ý:
Không dùng các bài thuốc trên cho trẻ em dưới 12 tháng
13. Cây hẹ - Bí quyết chữa ho tự nhiên
Công dụng:
Hẹ là thực phẩm phong phú với vitamin A, C, K, cùng nhiều khoáng chất như magie, kali, photpho, canxi, folate và chất chống oxy hóa. Chất allicin trong lá hẹ hoạt động như chất kháng sinh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn mà không gây tác dụng phụ. Trong Đông y, lá hẹ còn được ưa chuộng trong nhiều bài thuốc trị ho, viêm họng với tính ấm, vị cay ngọt, kháng khuẩn, ôn trung và tiêu đờm.
Cách chế biến:
Rửa sạch lá hẹ, cắt thành khúc ngắn khoảng 2cm. Cho lá hẹ vào chén sành, đổ mật ong cho đến khi ngập mặt lá. Hấp mật ong và lá hẹ cách thủy 20 – 30 phút. Chắt lấy nước uống 4 – 5 lần/ngày để giảm cơn ho. Trẻ em uống 3 – 5 ml/lần (tức 1 muỗng canh), người lớn uống khoảng 10 ml mỗi lần.
Lưu ý:
Mật ong có thể làm giảm huyết áp và tăng đường huyết, nên người mắc huyết áp thấp hoặc tiểu đường cần thận trọng. Không dùng mật ong cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
14. Bí quyết chữa ho bằng bạc hà tự nhiên
Công dụng:
Bạc hà với vị cay, nồng và mùi thơm dịu mát. Chứa chất chống oxy hóa, canxi, vitamin B và kali giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Menthol trong bạc hà làm dịu cơn ho và làm tan đờm. Theo đông y, bạc hà tính mát, tán phong nhiệt, chữa nhức đầu, cảm mạo không ra mồ hôi, cũng như chữa ho, hắt hơi, ngạt mũi. Hỗ trợ tiêu hóa và chữa chán ăn, nôn mửa.
Cách chế biến: Có nhiều cách, ví dụ:
- Dùng lá bạc hà tươi: Giã nhuyễn lá bạc hà, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc hãm với trà và uống trong 3 - 4 ngày. Cơn ho sẽ giảm đau rát cổ họng.
- Kết hợp bạc hà và mật ong: Rửa sạch lá bạc hà, thêm mật ong vào xay nhuyễn. Hấp cách thủy và uống mỗi ngày 2 lần đến khi hết ho.
Lưu ý:
Phụ nữ đang cho con bú, người cao tuổi và trẻ nhỏ cần thận trọng khi sử dụng các bài thuốc từ lá bạc hà.
15. Làm dịu cơn ho với rau diếp cá
Công dụng:
Rau diếp cá chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, K, canxi, sắt, kali. Theo Đông y, rau diếp cá có tính vị ngọt, tính hơi ấm, có công dụng kích thích tiêu hóa, làm dịu cơn ho, giảm viêm họng, chống vi khuẩn. Thường được sử dụng trong các bài thuốc trị ho, viêm họng.
Cách chế biến:
Rau diếp cá rửa sạch, để ráo nước. Đem nấu chín với nước, có thể ăn sống hoặc chế biến các món canh. Mỗi ngày ăn một ít để giúp làm dịu cơn ho.
Lưu ý:
Người có dạ dày yếu, dễ nôn nên ăn rau diếp cá cẩn thận. Nếu có dấu hiệu không chịu được, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Ưu điểm:
Lá diếp cá có chứa nhiều chất chống vi khuẩn và vitamin C hỗ trợ hệ miễn dịch.
Cách sử dụng:
Xay nhuyễn lá diếp cá với nước, lọc nước cốt. Uống 1 - 2 cốc mỗi ngày giúp giảm ho hiệu quả. Thêm chút đường nếu cảm thấy khó uống.
Lưu ý:
Rau diếp cá chỉ phù hợp trị ho nhẹ, thông thường. Bệnh nhân nặng hoặc có các vấn đề nặng hơn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Không dùng cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và người có thể hư hàn mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.