1. Cá Voi Xanh – loài cá lớn nhất thế giới
Cá Voi Xanh – hay còn được biết đến với cái tên thân thiện 'cá Ông”, thuộc họ cá Voi Tấm Sừng (Mysticeti). Cá Voi Xanh có cơ thể dài và thon, màu xám xanh đặc trưng. Đây được coi là loài động vật lớn nhất và nặng nhất từng tồn tại trên Trái Đất. Kích thước của Cá Voi Xanh ấn tượng với chiều dài khoảng 25 – 30 m và trọng lượng 180 – 210 tấn. Lưỡi của chúng có trọng lượng lên đến 2,7 tấn, quả tim nặng 600kg. Thức ăn chính của cá Voi Xanh là các loài sinh vật phù du và giáp xác nhỏ như tôm, tép… Chúng ăn nhiều nhất vào mùa hè, với lượng thức ăn lên đến 3,6 tấn. Hiện nay, số lượng cá Voi Xanh giảm mạnh và đã được xếp vào danh sách loài nguy cấp theo sách đỏ IUCN. Các biện pháp bảo tồn và phục hồi quần thể cá voi Xanh đang diễn ra tích cực, với một số kết quả khả quan như phục hồi được 97% số lượng ban đầu tại California vào năm 2014.


2. Hươu Cao Cổ - loài động vật trên cạn cao nhất thế giới
Hươu Cao Cổ là loài động vật nhai lại lớn nhất, được xem là loài động vật cao nhất trên cạn với chiều cao khoảng 5 – 6 m, chúng sở hữu một cái cổ có thể dài hơn 2m, chiếm gần như một nửa chiều cao của cơ thể. Đây được xem là đặc điểm nhận dạng riêng biệt của loài động vật này, ngoài ra chúng còn một đặc điểm ngoại hình cũng khá đặc biệt đó là: toàn thân được bao phủ bởi những đốm không đều nhau màu vàng, vàng nâu, đen, trắng. Trọng lượng của loài Hươu Cao Cổ này trung bình khoảng 1.300 - 1.600 kg đối với con đực, và con cái có thể chỉ nặng bằng nửa con đực: 830 kg. Hươu Cao Cổ có khả năng dự trữ nước khá lâu, vì thế chúng thường sống ở những nơi khô cằn trong thời gian khá dài, thường cư trú ở những vùng xavan, đồng cỏ, rừng thưa… Nguồn thức ăn chính của loài Hươu Cao Cổ này là lá của các loài cây keo. Hươu Cao Cổ chạy khá nhanh: vận tốc cao nhất của nó có đạt mức 55 km/h, tương đương với vận tốc của loài ngựa đua.


3. Voi châu Phi – loài động vật sống trên mặt đất lớn nhất thế giới
Voi châu Phi, hay còn được biết đến với các tên gọi khác như Voi bụi rậm châu Phi, Voi Xavan, là loài động vật lớn nhất trên trái đất hiện nay. Trọng lượng của một con Voi châu Phi đực khoảng 6 tấn, dài 6 – 7,5 m, chiều cao từ vai là 3,3 m; voi cái thì có trọng lượng nhỏ hơn, nặng khoảng 3 tấn, chiều dài khoảng 5,4 – 6,9 m, và chiều cao cũng độ tầm 2,7 m. Voi châu Phi có đặc điểm hình dáng: đây là loài voi có tai to nhất trong các loài voi, ngà Voi châu Phi có thể dài đến 3 m và nặng khoảng 15 – 20 kg, với 4 cái răng lớn, mỗi hàm có 2 cái, mỗi cái răng có đường kính khoảng 10 cm và chiều dài có thể đo được khoảng 30 cm. Để giữ được thân hình dũng mãnh to lớn như thế, mỗi ngày loài voi này phải tiêu thụ một khối lượng lớn thức ăn: khoảng 225 kg cỏ, lá cây… và có thể uống hết 200 lít nước. Một điểm khá thú vị về loài động vật khổng lồ này là: chúng sở hữu trí tuệ vào loại hàng đầu trong số các loài động vật, với khả năng ghi nhớ rất tốt, chúng thường tận dụng khả năng đặc biệt này để dẫn bầy đàn đi tìm nguồn nước và thức ăn, chúng có khả năng giao tiếp với nhau bằng cách phát ra có tín hiệu hạ âm. Vào những mùa sinh sản, voi cái sẽ phát đi những tín hiệu đến voi đực, thời gian mang thai của loài động vật này là 22 tháng (dài nhất trong số các loài động vật có vú). Voi con mới sinh cao khoảng 1 m và nặng khoảng 100kg, và được mẹ cho bú sữa suốt 5 năm đầu đời, và sẽ trưởng thành sau 10 – 15 năm.


4. Gấu Bắc cực, gấu Kodiak – động vật ăn thịt trên cạn lớn nhất
Gấu Bắc cực, gấu Kodiak, được coi là loài động vật ăn thịt lớn nhất trên cạn, với trọng lượng khoảng: 1.003 – 1.135 kg, chiều cao vai có thể khoảng 1.6 m và chiều dài khoảng 3,05 m. Gấu trắng Bắc cực là loài động vật có vú, ăn thịt. Chúng sống ở gần địa cực băng giá, một ví dụ tiêu biểu cho sự thích nghi hoàn toàn với môi trường. Gấu Bắc cực không bao giờ rụng lông, một điểm thú vị ở bộ lông của những chú Bắc cực là chúng sẽ có màu đen khi chụp ảnh với ánh sáng màu tím. Gấu Bắc cực có một lớp mỡ rất dày có thể đến 10 cm có tác dụng giữ ấm cho cơ thể vượt qua những tháng ngày đông lạnh buốt. Thức ăn khoái khẩu của loài động vật ngủ đông này là hải cẩu. Gấu Kodiak có liên quan chặt chẽ với loài gấu nâu trên đảo Alaska và Kamchatka, Nga, ít có con Kodiak nào được cân cụ thể, trọng lượng của loài gấu này chỉ được ước tính, và kích thước, chiều cao gần như tương đương với loài gấu Bắc cực. Chính vì thế mà hai loài gấu này được xem là loài động vật ăn thịt, sống trên cạn lớn nhất thế giới.


5. Hải Cẩu Voi phương Nam – động vật biển ăn thịt lớn nhất hiện nay
Hải Cẩu, còn được biết đến với cái tên loài chó biển, là loài động vật biển ăn thịt lớn nhất hiện nay. Chúng không có tai và thường trườn trên đất liền do không thể nâng đỡ cơ thể. Trọng lượng của hải cẩu đực có thể lên đến 4.000 kg và chiều dài đạt 5,8 m. Ngược lại, hải cẩu cái trung bình chỉ nặng từ 400 – 900 kg và dài 2.6 – 3 m. Một nghiên cứu gần đây sử dụng cảm ứng trên đầu hải cẩu để thu thập dữ liệu quan trọng khi chúng bơi sâu gần đáy đại dương ở Nam Cực.


6. Kỳ Nhông khổng lồ Trung Quốc – loài động vật lưỡng cư lớn nhất thế giới
Kỳ Nhông khổng lồ Trung Quốc được coi là loài động vật lưỡng cư lớn nhất thế giới, chiều dài có thể lên đến 180 cm. Đặc điểm hình dạng của chúng bao gồm một cái đầu lớn, mắt nhỏ, da đen và nhăn nheo. Dù thị lực kém, chúng sử dụng bướu cảm giác từ đầu đến đuôi để cảm nhận rung động từ môi trường xung quanh và săn bắt thức ăn như côn trùng, ếch, nhái, cá. Kỳ Nhông Trung Quốc sống trong các con suối, hồ nước trên vùng đồi núi đá. Loài động vật này trở thành món ăn phổ biến và từng được sử dụng trong y học truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay, chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do ô nhiễm môi trường và săn bắt quá mức.


7. Cá Sấu nước mặn – loài bò sát lớn nhất trên thế giới
Cá Sấu nước mặn, hay còn được biết đến với các tên gọi như cá Sấu cửa sông, cá Sấu hoa cà, là loài bò sát lớn nhất trên thế giới. Cá đực trưởng thành có trọng lượng từ 1.000 – 1.200 kg, chiều dài lên đến 6 – 7 m, trong khi cái nhỏ hơn nhiều với trọng lượng khoảng 409 – 680 kg và chiều dài dưới 3 m. Phân bố rộng từ phía tây như Sri Lanka và đông Ấn Độ, chúng kéo dài dọc theo cửa sông ở Đông Nam Á và miền trung Việt Nam. Cá Sấu nước mặn là vận động viên bơi lội xuất sắc, sở hữu đầu lớn với hai gờ nổi xuất phát từ mắt và kéo dài đến giữa mũi, vảy cá hình trái xoan. Với bộ răng sắc bén, chúng thích nghi với môi trường nước mặn và thường sống ở vùng ven biển và cửa sông.


8. Dơi Cáo bay – loài dơi lớn nhất thế giới
Dơi Cáo bay, một thành viên của chi Dơi Quạ, được biết đến với kích thước lớn nhất trong thế giới dơi. Chúng nặng từ 0.65 – 1.6 kg, chiều dài cơ thể khoảng 55 cm, và sải cánh rộng từ 1.5 – 1.8 m. Dơi Cáo bay có bộ lông mượt mà, lớp lông lót dày, và không có đuôi. Với diện mạo giống loài cáo, chúng được gọi là Dơi Cáo bay. Chúng sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt châu Á như Ấn Độ, Philippines, Úc, Indonesia. Thức ăn chính của chúng bao gồm mật hoa, phấn hoa và hoa quả. Dơi Cáo bay có tầm nhìn và thính giác tốt, có khả năng định vị bằng tiếng vọng khi kiếm ăn. Điều độc đáo là chúng có thể ăn khi treo ngược trên cành cây, sử dụng chân và móng cong hoặc móng tay để kéo thức ăn gần miệng.


9. Thỏ Khổng Lồ Bỉ - loài thỏ lớn nhất thế giới
Thỏ Khổng Lồ Bỉ là loài thỏ khổng lồ trên thế giới, nặng tới 12,7 kg. Chúng có đầu lớn, thân sau rộng, chân cao và mạnh mẽ. Bộ lông bóng dày màu vàng nâu, tạo nên vẻ ngoại hình độc đáo với các phần ức, bụng, bàn chân và xổ sống màu trắng. Mặc dù dễ sợ hãi, thỏ Khổng Lồ Bỉ có khả năng sinh sản mạnh mẽ với từ 7 – 8 con mỗi lứa và có thể có 5 – 6 lứa mỗi năm.


10. Cá Mặt Trăng – loài cá mặt xương lớn nhất thế giới
Cá Mặt Trăng, hay còn gọi là cá Mặt Trời, nổi tiếng với tập tính tắm nắng trên mặt biển. Loài cá biển cỡ lớn, trọng lượng từ 1400 – 1700 kg, chiều dài có thể từ 3,5 – 5,5 m. Với hình thù kỳ dị, da trơn mình dẹt, đuôi ngắn, và miệng nhỏ, cá Mặt Trăng sống chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới. Chúng là loài cá mặt xương lớn nhất thế giới và nổi tiếng với việc đẻ trứng số lượng lớn, khoảng 300 triệu trứng mỗi lần.


11. Chuột Lang Nước – động vật gặm nhấm lớn nhất thế giới
Chuột Lang Nước, loài gặm nhấm lớn nhất thế giới, có trọng lượng tới 60 – 105,4 kg, chiều dài 1,5 m, chiều cao 0,9 m. Sống thành bầy đàn ở Nam Mỹ và dãy núi Andes, chúng thích ứng tốt trên cạn và dưới nước với chân có màng giúp bơi lội và lặn sâu. Thức ăn chủ yếu là cỏ, thực vật thủy sinh, quả cây. Chuột Lang Nước sống khoảng 8 – 10 năm và là mồi chính của báo đốm, mèo rừng, chim ưng và trăn Nam Mỹ.


12. Đà Điểu – Nguồn: Internet
Đà Điểu Đồng bằng Châu Phi và Ả Rập, loài chim lớn nhất thế giới, nặng từ 140 – 170 kg, cao 2,8 m. Trứng của chúng nặng tới 1,4 kg, là quả trứng lớn nhất thế giới. Bộ lông mềm, đen với vài điểm trắng. Chân mạnh mẽ, hai ngón có móng giống như móng ngựa, giúp chúng chạy rất nhanh. Đà Điểu sống thành nhóm, di cư theo các loài thú ăn cỏ. Thức ăn chủ yếu là hạt, cây cỏ, và động vật nhỏ. Chúng có thể đi mà không cần nước, dựa vào độ ẩm của cây cỏ. Tuổi thọ từ 30 – 70 năm, trung bình 50 năm. Đà Điểu Châu Phi được nhân giống và nuôi lấy thịt trên khắp thế giới.


13. Trăn Xanh Trung Mỹ - Thằn lằn/Rắn lớn nhất thế giới
Loài Trăn Xanh ở Trung Mỹ, loài thằn lằn/trăn lớn nhất thế giới, trọng lượng có thể đến 250 kg, chiều dài lên đến 7,5 m. Thân hình mảnh mai, dài, sống trong khu rừng nhiệt đới trên cây, cây bụi và trên mặt đất.


14. Cua Nhện Nhật Bản – Động vật chân đốt lớn nhất thế giới
Cua Nhện Nhật Bản, hay còn được biết đến với tên gọi Cua Nhện khổng lồ, là loài động vật chân đốt lớn nhất trên thế giới, với trọng lượng có thể lên đến 19 kg. Đồng thời, đây cũng là loài động vật có chân lớn nhất trong các loài giáp xác, có thể đạt đến 3,6 – 3,8 m, chiều dài cơ thể có thể đạt 40 cm. Cua Nhện Nhật Bản có màu cam với những đốm trắng trên chân, chân bơi của những con Cua đực xoắn một cách độc đáo. Ấu trùng của loài này có hình dạng giống với thời nguyên thủy. Cua Nhện Nhật Bản sử dụng lớp xương ngoài rất cứng để tránh né đối thủ săn mồi, và lợi dụng bọt biển hoặc các loài sinh vật biển khác để ngụy trang tránh kẻ thù. Thức ăn ưa thích của loài động vật này là vỏ hoặc xác động vật dưới đáy sâu, và tuổi thọ của chúng có thể lên đến 100 năm.


15. Bồ Nông Dalmatia – loài chim biết bay nặng nhất thế giới
Bồ Nông Dalmatia là loài chim biết bay lớn nhất hiện nay thuộc họ Bồ Nông, với trọng lượng cơ thể ghi nhận từ 11 – 15 kg, chiều dài khoảng 160 – 180 cm. Sải cánh có thể dang rộng hơn 290 – 303 cm, lớn nhất trong các loài chim còn sống thời điểm hiện tại. Loài chim biết bay này sống trong những khu vực đầm lầy khô cạn Đông Nam châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc. Đặc điểm của loài động vật này là chúng thường làm tổ trên một đống khô của thảm thực vật.

