Tóm tắt Đẽo cày giữa đường Ngữ văn lớp 7 hay nhất và ngắn gọn nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh hiểu rõ kiến thức chính của bài Đẽo cày giữa đường lớp 7.
Tóm tắt Đẽo cày giữa đường - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức
Tóm tắt Đẽo cày giữa đường - Mẫu 1
Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường kể về một người thợ mộc đẽo cày bên đường, luôn nghe theo lời người qua đường mà đẽo cày theo ý người khác, mỗi người một ý nên anh ta vừa không bán được cày, vừa hỏng gỗ, mất cả cơ nghiệp.
Tóm tắt Đẽo cày giữa đường - Mẫu 2
Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kỹ nhưng yêu cần cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười.
Tóm tắt Đẽo cày giữa đường - Mẫu 3
Truyện ngụ ngôn kể về một thợ mộc thiếu chính kiến, đẽo cày giữa đường và lắng nghe mọi ý kiến từ những người xa lạ, dẫn đến việc sản xuất ra những sản phẩm thất bại, cũng như kinh doanh thất bại.
Tóm tắt Đẽo cày giữa đường - Mẫu 4
Câu chuyện kể về một người nông dân, ban đầu anh ta có khả năng hoàn thiện một cái cày theo ý mình nhưng vì thiếu chủ kiến, đẽo cày giữa đường và lắng nghe mọi ý kiến từ mọi người đi qua, cuối cùng, cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ không bán được, mất thời gian và công sức mà không có kết quả.
Tóm tắt Đẽo cày giữa đường - Mẫu 5
Một thợ mộc đẽo cày giữa đường, lắng nghe mọi ý kiến từ mọi người đi qua và đẽo cày theo ý kiến của họ. Cuối cùng, anh ta không chỉ không có chiếc cày như ý, mà còn hỏng hết gỗ, mất thời gian và cơ nghiệp.
Tóm tắt Đẽo cày giữa đường - Mẫu 6
Chuyện kể về một ông nông dân nghèo, sống bằng nghề cày cấy, ông muốn làm một cái cày tốt để làm việc nhanh chóng và dễ dàng hơn. Một ngày, ông vui mừng khi có một khúc gỗ tốt nhưng ông chưa bao giờ làm cái cày trước đây, ông mang khúc gỗ ra ngoài đường và hỏi ý kiến mọi người. Nhưng ông luôn làm theo ý người khác, và mỗi chiếc cày ông làm ra đều khác nhau và không ai mua.
Tóm tắt Đẽo cày giữa đường - Mẫu 7
Câu chuyện kể về một thợ mộc dùng hết tiền để mua gỗ để làm cày. Nhưng mọi người bảo anh làm to thì anh đẽo to, bảo làm nhỏ thì anh đẽo nhỏ. Kết quả là anh làm hết gỗ mà không bán được cái nào.
Tóm tắt Đẽo cày giữa đường - Mẫu 8
Chuyện kể về một ông nông dân nghèo, sống bằng nghề cày cấy, ông muốn làm một cái cày tốt để làm việc nhanh chóng và dễ dàng hơn. Một ngày, ông vui mừng khi có một khúc gỗ tốt nhưng ông chưa bao giờ làm cái cày trước đây, ông mang khúc gỗ ra ngoài đường và hỏi ý kiến mọi người. Mỗi người một ý, ông luôn làm theo ý người khác. Cuối cùng, ông chỉ còn một khúc gỗ nhỏ và không còn cơ hội để làm cái cày theo ý của mình, cây gỗ đã thành một đống củi vụn. Ông buồn nhưng đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với con đường đã chọn.”
Tóm tắt Đẽo cày giữa đường - Mẫu 9
Một nông dân làm nghề thợ mộc đã dùng hết tiền để mua gỗ về đẽo cày. Nhưng mọi người bảo anh làm to thì anh đẽo to, bảo làm nhỏ thì anh đẽo nhỏ. Kết quả là anh làm hết gỗ mà không bán được cái nào.
Tóm tắt Đẽo cày giữa đường - Mẫu 10
Một thợ mộc bỏ ra ba trăm quân tiền để mua gỗ về đẽo cày bán. Cửa hàng của anh ấy nằm bên đường, có nhiều người qua lại. Có người bảo anh phải đẽo cày cao, có người bảo phải đẽo cày nhỏ thấp hơn, có người lại bảo phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba. Anh ta nghe mọi lời khuyên của những người đi đường. Cuối cùng, tất cả số cái cày đều hỏng và phải bỏ hết.
Để học tốt bài học Đẽo cày giữa đường lớp 7 hay khác:
Tác giả - tác phẩm: Đẽo cày giữa đường
I. Tác giả văn bản Đẽo cày giữa đường
- Nguyễn Văn Ngọc (1 tháng 3 năm 1890 - 26 tháng 4 năm 1942) tự Ôn Như là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam.
- Ông là nhà giáo, nhà sưu tầm văn học dân gian, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc. Ông đã từng làm đốc học tỉnh Hà Đông, Hội trưởng Hội Ái hữu các nhà giáo, Phó hội trưởng Hội Phật giáo Hà Nội. Ông có nhiều sách viết về giáo dục, sưu tầm văn học dân gian, luận bàn về Bách gia chư tử, nghiên cứu văn học thánh văn. Ông còn là cây bút chủ lực của nhóm Cổ Kim Thư xã, Dù hoạt động ở lĩnh vực nào, ông cũng đã vượt khỏi những giới hạn hạn hẹp của công việc để vươn tới tầm vóc của một nhà văn hóa.
- Ông đã tạo ra một loạt các sách, bao gồm: Nhi đồng lạc viên, Phô thông độc bản, Giáo khoa văn học Việt Nam, Cổ học tinh hoa, Đông Tây ngụ ngôn, Nam thi hợp tuyển, Tục ngữ phong dao, Truyện cổ nước Nam, Thơ Nôm và hát nói, Đào nương ca,... Các tác phẩm của ông không chỉ có giá trị văn hóa, văn học và giáo dục mà còn là một mô hình trong công tác biên soạn và nghiên cứu sách.
II. Hiểu về tác phẩm Đẽo cày giữa đường
1. Thể loại:
Đẽo cày giữa đường là một truyện ngụ ngôn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Tác phẩm Đẽo cày giữa đường được trích từ Truyện cổ nước Nam, tập I, Thăng Long, 1958 trang 101-102.
3. Phương thức biểu đạt:
Văn bản Đẽo cày giữa đường sử dụng phương thức biểu đạt là tự sự
4. Người kể chuyện:
Văn bản Đẽo cày giữa đường được kể theo ngôi thứ ba
5. Tóm tắt văn bản Đẽo cày giữa đường:
Trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường, một thợ mộc đẽo cày bên đường luôn tuân theo ý kiến của người qua đường, dẫn đến việc anh ta không thể bán được cày và gỗ bị hỏng, khiến mất cơ nghiệp.
6. Bố cục bài Đẽo cày giữa đường:
Văn bản Đẽo cày giữa đường được chia thành 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “bày ra bán”: Thợ mộc nghe lời khuyên của người qua đường.
+ Phần 2: Phần còn lại: Hậu quả của việc “đẽo cày giữa đường” của thợ mộc.
7. Ý nghĩa của câu chuyện:
Câu chuyện kể về một nông dân muốn tạo ra một cái cày từ khúc gỗ lớn để bán và nâng cao hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, việc anh ta ngồi đẽo cày giữa đường đã dẫn đến hậu quả không mong muốn, khiến cho khúc gỗ trở thành vô dụng vì anh ta không giữ chính kiến của mình và nghe theo mọi người.
8. Giá trị nghệ thuật:
– Xây dựng hình tượng gần gũi với cuộc sống.
– Sử dụng ngôn ngữ của ngụ ngôn, phương pháp giáo dục tự nhiên, độc đáo và sáng tạo.
– Sử dụng ẩn dụ và so sánh để truyền đạt ý nghĩa.
– Cách kể ngắn gọn nhưng sâu sắc và đầy ý nghĩa.