Đại học Bắc Kinh là một trong những trường hàng đầu ở Trung Quốc, với vị trí đầu tiên trong lĩnh vực khoa học xã hội và nghệ thuật. Trường được biết đến với kiến trúc độc đáo, khuôn viên truyền thống và thư viện lớn nhất châu Á. Nơi học tập của nhiều nhân vật lịch sử và cựu sinh viên nổi tiếng, Đại học Bắc Kinh là điểm đến hàng đầu cho sinh viên quốc tế với khoảng 2000 du học sinh mỗi năm.
Website: https://www.pku.edu.cn/


2. Đại học Chiết Giang
Hiện nay, Đại học Chiết Giang là trường đại học tổng hợp quy mô lớn nhất và đầy đủ các ngành học nhất tại Trung Quốc. Ban đầu, trường mang tên Học viện Thiểm Tây, là một trong những học viện chính thống hiện đại ra đời sớm nhất ở Trung Quốc. Năm 1998, trường được thành lập trên nền tảng của 4 trường đại học thành viên là đại học Chiết Giang, đại học Hàng Châu, đại học Y khoa Chiết Giang và đại học Nông nghiệp Chiết Giang.
Trường có thành tựu học thuật cao về các ngành kinh tế học, vật lý học, luật học. Hiện nay, đại học Chiết Giang có 36 trường trực thuộc, 7 khoa, đào tạo 11 môn học chính, 108 chuyên ngành hệ chính quy. Tổng diện tích của trường là 450,5 hecta với diện tích phòng học là 1,948,388 mét vuông cùng thư viện rộng 59,000 mét vuông cất trữ 5 triệu 910 cuốn sách.
Đại học Chiết Giang còn được xem là đại học đông dân nhất Trung Quốc, năm 2010 trường có đến 63,779 sinh viên theo học, nhiều nhất cả nước. Các cựu học sinh tiêu biểu của trường: Chính trị gia Hoàng Phu, Cựu chủ tịch tập đoàn Ô tô Đệ nhất (FAW) Chu Nghiêm Phong, Lý Chính Đạo - nhà vật lý giật giải Nobel năm 1957,...
Website: https://www.zju.edu.cn


3. Đại học Thanh Hoa
Cùng với Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa cũng là một trong những ngôi trường đại học danh giá và lâu đời nhất Trung Quốc. Đây là trường đại học tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực. Trước đây trường được thành lập là một trường dự bị cho những người Trung Quốc đã tốt nghiệp trung học chuẩn bị học lên cao hơn ở các trường đại học tại Mỹ, tên gọi ban đầu của Đại học Thanh Hoa là Học đường Thanh Hoa. Trường được Times Higher Education xếp hạng thứ 35/200 trường đại học hàng đầu trên thế giới năm 2015-2016, đứng thứ 5/100 trường đại học hàng đầu châu Á năm 2016.
Đây là trường đứng đầu về khoa học tự nhiên, công nghệ và kĩ thuật tại Trung Quốc. Hiện tại, trường có 14 trường học và 56 phòng ban với các khoa về khoa học, kỹ thuật, nhân văn, luật, y học, lịch sử, triết học, kinh tế, quản lý, giáo dục và nghệ thuật. Có 47 viện, sở nghiên cứu, 29 trung tâm nghiên cứu trong đó có 5 trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc gia. Thư viện trường có tổng diện tích 39,000 mét vuông với 4,1 triệu đầu sách.
Trường được xây dựng trên nền của một khu vườn hoàng gia cũ của một thân vương nên có rất nhiều cảnh đẹp và rộng vì vậy sinh viên hay sử dụng xe đạp làm phương tiện chính để di chuyển trong trường. Kiến trúc trường là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây, đây là sự kết hợp của phong cách hiện đại và truyền thống. Năm 2011, Đại học Thanh Hoa lọt vào top 14 trường đại học đẹp nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn. Các cựu sinh viên tiêu biểu của trường: Cựu chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình, nhà triết học Lương Khải Siêu, Dương Chấn Ninh - nhà vật lý đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1957,...
Website: https://www.tsinghua.edu.cn/


4. Đại học Nam Kinh
Đại học Nam Kinh được đánh giá là một trong ba trường đại học hàng đầu về nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc. Ban đầu trường được đặt tên là Tam Giang Sư Phạm Học Đường và đến năm 1949 được đổi tên là Đại học Nam Kinh. Trường có ba địa điểm chính là Cổ Lâu, Phố Khẩu và Tiên Lâm; trong đó, Cổ Lâu là trụ sở chính nằm tại trung tâm thành phố Nam Kinh.
Đại học Nam Kinh là một trong những trường đại học hàng đầu tại Trung Quốc, với quy mô lớn và đa dạng chuyên ngành. Trường cung cấp đến sinh viên của mình 86 chuyên ngành đại học, đồng thời sở hữu các cơ sở vật chất đẳng cấp như 1 phòng thực nghiệm cấp quốc gia, 7 phòng thực nghiệm trọng điểm quốc gia, và 8 phòng thực nghiệm trọng điểm của Bộ Giáo dục Trung Quốc.
Với đài thiên văn hiện đại hàng đầu Trung Quốc, Đại học Nam Kinh đã đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của các chuyên ngành liên quan đến Thiên văn. Điều này không chỉ giúp trường có vị thế vững chắc trong cộng đồng nghiên cứu quốc tế mà còn đem lại những cơ hội học tập và nghiên cứu hàng đầu cho sinh viên. Các cựu sinh viên tiêu biểu của trường: Nữ Chủ tịch đầu tiên của Hội Vật lý Hoa Kỳ Ngô Kiện Hùng, chính trị gia Hoa Xuân Oánh,...
Website:Website: https://www.nju.edu.cn/


5. Đại học Phúc Đán
Đại học Phúc Đán là một trường đại học tổng hợp nổi tiếng tại Trung Quốc. Ban đầu mang tên Trường Công học Phúc Đán, với hai chữ 'Phúc Đán' được lấy từ một điển tích nho giáo, ý nghĩa là 'ánh sáng buổi sớm quay trở lại'. Năm 1949, trường đổi tên thành Đại học Phúc Đán, xếp vào tám mươi trường đại học hàng đầu thế giới.
Đại học Phúc Đán tự hào với hệ thống giáo dục đa dạng, bao gồm 28 học viện và 70 chuyên ngành đào tạo cử nhân. Số lượng sinh viên đã đạt đến 30,000, trong đó có 13,200 sinh viên cử nhân, 13,800 sinh viên thạc sĩ và tiến sĩ, và 3,800 sinh viên quốc tế. Trường là điểm đến hàng đầu của sinh viên quốc tế, phản ánh uy tín và sự quan tâm của nó trong cộng đồng quốc tế.
Cam kết mang đến môi trường học thuật chất lượng, Đại học Phúc Đán hỗ trợ sinh viên phát triển toàn diện về kiến thức và kỹ năng, khuyến khích hoạt động nghiên cứu và sáng tạo. Nỗ lực này giúp trường đóng góp tích cực vào sự phát triển giáo dục ở cấp quốc tế và quốc gia. Thư viện trường, thành lập năm 1922, hiện có hơn 4.4 triệu cuốn sách và bài báo. Cựu sinh viên nổi tiếng: Đường Gia Triền, Lý Nguyên Triều, Chu Dân - Cố vấn đặc biệt cho Tổng giám đốc IMF,...
Website: https://iso.fudan.edu.cn/

6. Đại học Giao thông Thượng Hải
Đại học Giao thông Thượng Hải là một trường đại học trọng điểm thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc và thành phố Thượng Hải. Trường nổi bật ở ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, chủng ngành như hệ thống điện tử, công trình tàu biển, tự động hóa, vật liệu hợp lý, gia công tính chất nhựa kim loại,... với trình độ hàng đầu thế giới.
Hiện nay, trường có 29 học viện và khoa chuyên ngành, 26 đơn vị trực thuộc và 14 bệnh viện, đào tạo 64 ngành cử nhân, 57 ngành thạc sĩ và 36 ngành tiến sĩ. Với 8 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, 5 trung tâm nghiên cứu kỹ thuật quốc gia, 1 phòng thí nghiệm trọng điểm của Bộ Quốc phòng, 1 trung tâm chuyển giao công nghệ cấp quốc gia, 2 trung tâm nghiên cứu văn hóa thuộc Bộ Văn hóa và nhiều phòng thí nghiệm trọng điểm thành phố.
Cựu sinh viên nổi bật: Cựu Thị trưởng thành phố Thượng Hải Wang Daohan, Nhà khoa học Tiền Học Sâm - cha đẻ của chương trình tên lửa hạt nhân và vũ trụ Trung Quốc, Cựu Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân,...
Website: https://isc.sjtu.edu.cn/


7. Đại học Vũ Hán
Đại học Vũ Hán là một trường đại học tổng hợp trọng điểm quốc gia. Hiện nay, trường có 29 trường cao đẳng giảng dạy nhiều ngành khác nhau như khoa học, nông nghiệp, lịch sử, kinh tế, triết học, quản lý giáo dục,... Đây cũng là trường đại học có nhiều sinh viên Việt Nam theo học đông nhất tại miền trung Trung Quốc.
Trường có 4 phòng nghiên cứu trọng điểm quốc gia, 7 khu trọng điểm nghiên cứu Xã hội nhân văn trực thuộc bộ giáo dục,... Trường có thư viện lớn với hơn 5,2 triệu cuốn sách. Đại học Vũ Hán nằm bên sông Đông Hồ, bên đồi Lạc Gia - nơi có phong cảnh tuyệt đẹp. Khuôn viên trường rộng 326 hecta, có nhiều công trình kiến trúc cổ kính và hiện đại, là một trong những trường đại học có khuôn viên đẹp nhất Trung Quốc.
Vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 - thời kỳ hàng nghìn cây anh đào nở hoa, trường có phong cảnh đẹp nhất. Cựu sinh viên nổi bật: Thượng tướng không quân Trung Quốc Lưu Á Châu, Thẩm phán Wan Xiang, Nhà văn Chi Li,...
Website: https://www.whu.edu.cn/


8. Đại học Sun Yat-Sen (Đại học Tôn Trung Sơn)
Đại học Sun Yat-Sen do Tôn Trung Sơn sáng lập, ban đầu có tên là Đại học Quảng Đông. Trường xếp thứ 42 trong bảng xếp hạng 100 trường đại học Châu Á năm 2015 - Asian University Rankings 2015. Là trường đại học tổng hợp với nhiều ngành khoa học nhân văn, xã hội, tự nhiên, y tế, dược học, khoa học và quản lý.
Trường có 45 học viện và 4 cơ sở ở phía Đông, phía Bắc, phía Nam và cơ sở Chu Hải, với cơ sở Chu Hải có diện tích lớn nhất là 3,48 kilômét vuông và nhiều viện nghiên cứu như: Viện Nghiên cứu Phát triển Nguồn nhân lực và Khoa học Hành chính, Viện Nghiên cứu Giáo dục Kinh tế và Hành chính, Viện Nghiên cứu Khoa học Sâu bọ. Trường chú trọng vào nghiên cứu khoa học và công nghệ, y học, kinh doanh và quản lý, nhân văn và xã hội. Duy trì mối liên kết mạnh mẽ với nhiều tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp toàn thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia vào các dự án nghiên cứu và thực tập.
Với cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập tích cực, và cơ hội nghề nghiệp rộng lớn, Đại học Sun Yat-Sen thu hút sinh viên từ nhiều quốc gia khác nhau và góp phần quan trọng vào sự phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục tại Trung Quốc. Cựu sinh viên tiêu biểu: Cựu thống đốc tỉnh Quảng Đông Hoàng Hoa Hoa, Phó thống đốc tỉnh Quảng Đông Từ Thiếu Hoa,...
Website: https://www.sysu.edu.cn/


9. Đại học Sư phạm Bắc Kinh
Đại học Sư phạm Bắc Kinh là trường đại học sư phạm đầu tiên của Trung Quốc, đây cũng là trường sư phạm nổi tiếng nhất nước này và là nơi bồi dưỡng, đào tạo ra đội ngũ giáo viên xuất sắc. Trường có 25 trường trực thuộc với 58 chuyên ngành đại học khác nhau. Các môn giáo dục học, tâm lý học, lịch sử học là điểm mạnh của trường, ngoài ra hiện nay trường cũng bắt đầu giảng dạy một số môn ngoài loại sư phạm.
Đại học Sư phạm Bắc Kinh có 7 cơ sở nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực khoa học nhân văn và khoa học xã hội của Bộ Giáo dục, 4 phòng thí nghiệm trọng điểm nhà nước, 5 trung tâm nghiên cứu kĩ thuật của Bộ, 2 trung tâm nghiên cứu Kỹ thuật và Công nghệ thành phố Bắc Kinh và nhiều trung tâm, phòng nghiên cứu quan trọng khác.
Các thư viện của trường dự trữ hơn 4,1 triệu tài liệu, 17.300 GB tài nguyên kĩ thuật số với 1.400 GB sách điện tử. Các thư viện trung tâm nghiên cứu tại trường đều đạt chuẩn quốc tế. Các cựu sinh viên tiêu biểu của trường: Nhà hoạt động nhân quyền Lưu Hiểu Ba, ông đã đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2010, Nhà văn Mạc Ngôn - người đoạt giải Nobel Văn học 2012, Nhà sử học Huỳnh Hiện Phan,...
Website: https://iso.bnu.edu.cn/


10. Đại học Hạ Môn (Phúc Kiến)
Đại Học Hạ Môn được đánh giá là một trong những trường đại học đẹp nhất Trung Quốc cũng là trường đại học đầu tiên do Hoa Kiều sáng lập trong lịch sử giáo dục cận đại của Trung Quốc, đồng thời cũng là một trong ít trường Đại học trực thuộc bộ giáo dục Trung Quốc. Đại Học Hạ Môn có tổng diện tích khuôn viên trường lên tới 5000 mẫu.
Trường bao gồm 22 học viện ( 58 khoa) và 9 viện nghiên cứu, hiện có hơn 30.000 học sinh đang theo học tại trường, đội ngũ giảng viên hơn 2000 người, trong đó hơn 1300 giảng viên có học vị giáo sư, phó giáo sư và 20 viện sỹ thuộc viện nghiên cứu công trình khoa học Trung Quốc.
Đại học Hạ Môn có một đội ngũ giảng viên cao cấp và nhân viên bao gồm 2475 giảng viên toàn thời gian và các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, trong đó có 1.522 giáo sư và phó giáo sư và 22 viện sĩ của CAS và CAE. Hiện tại, Đại học Hạ Môn có tổng số hơn 38.000 sinh viên, bao gồm 20.575 sinh viên đại học, 15.590 học viên cao học, 2.567 sinh viên tiến sĩ, và hơn 2500 sinh viên quốc tế, hướng tới mục tiêu của xây dựng một trường đại học cao cấp nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
Website: https://www.xmu.edu.cn/


11. Đại học Nhân dân Trung Quốc
Đại học Nhân dân Trung Quốc là trường đại học tổng hợp trọng điểm quốc gia chuyên về khoa học xã hội và nhân văn. Tiền thân của trường là Đại học công lập Thiểm Bắc được thành lập năm 1937, sau chuyển thành Đại học Liên hợp Hoa Bắc, Đại học Hoa Bắc và đến năm 1950, sau khi Cục Chính trị thông qua đề xuất Quyết định thành lập trường Đại học Nhân dân, trường đã được thành lập với nòng cốt là trường Đại học Hoa Bắc. Đây là trường đại học chính quy đầu tiên sau khi chính phủ mới thành lập.
Website: http://iso.ruc.edu.cn/


12. Đại học Tứ Xuyên
Đại học Tứ Xuyên là một trong những trường đại học quốc gia uy tín nhất ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, với kiến trúc lộng lẫy ven hồ. Được biết đến với tòa cung điện nổi tiếng, trường là một trong những trường đại học quốc gia trực thuộc Bộ Giáo dục CHND Trung Hoa (MOE).
Đại học Tứ Xuyên có một thư viện đồ sộ với hơn 6,65 triệu cuốn sách, bảo tàng và trung tâm triển lãm cung cấp nguồn tư liệu quý giá cho sinh viên và cộng đồng học thuật. Bảo tàng Nhân văn chứa hàng chục nghìn vật thể, Bảo tàng Tự nhiên có hơn 870,000 mẫu động vật và thực vật, cùng với Trung tâm Triển lãm và Lưu trữ Lịch sử giữ hơn 280,000 tập lưu trữ lịch sử, trong đó có hơn 9,000 lưu trữ có giá trị.
Trường cũng đầu tư vào cơ sở vật chất cho sinh viên với các phòng tập thể dục hiện đại. Sinh viên được sử dụng các tiện ích như mạng Internet trong khuôn viên trường, Trung tâm Phân tích và Kiểm tra, Trung tâm Công nghệ Giáo dục Hiện đại, Trung tâm Đào tạo Ngôn ngữ Chuyên sâu, Cao đẳng Giáo dục Người lớn và Cao đẳng Học từ xa, tạo nên một môi trường học thuật và năng động.
Website: https://www.scu.edu.cn/


13. Đại học Thâm Quyến
Được thành lập năm 1983 bởi Hội đồng Nhà nước Trung Quốc và chính quyền Thâm Quyến, Đại học Thâm Quyến tọa lạc ở tỉnh Quảng Đông, hòa mình trong kiến trúc núi gần biển, với phong cảnh tươi xanh đẹp mắt. Trường nổi bật với rừng cây mênh mông và hồ nước xanh biếc.
Đại học Thâm Quyến đào tạo đa ngành với 42 chương trình đào tạo đại học, 69 chương trình sau đại học (66 chương trình cao học và 3 chương trình tiến sĩ). Tổng số sinh viên đạt 30,000, trong đó có 5,000 nghiên cứu sinh và 26,000 sinh viên tại chức. Trường còn đón chào 600 sinh viên quốc tế từ 15 quốc gia khác nhau.
Đặt mình bên bờ biển vịnh Thâm Quyến ở Nam Trung Hoa, trường sở hữu khuôn viên chính Houhai rộng 1,44 km vuông. Hồ riêng của trường, hồ Văn Sơn, nằm bên trên đồi xanh mướt, tạo nên không gian thơ mộng với những tác phẩm điêu khắc. Đây là lựa chọn hàng đầu của sinh viên quốc tế muốn trải nghiệm học tập tại Trung Quốc.
Website: https://www.szu.edu.cn/


14. Đại học Sơn Đông
Đại học Sơn Đông tọa lạc tại thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, trực thuộc quản lý của Bộ Giáo dục Trung Quốc, là một trường đại học toàn diện với lịch sử phát triển lâu dài. Là thành viên của dự án 211 và dự án 985, trường nhận được sự hỗ trợ quốc gia để phát triển và nằm trong danh sách các trường đại học chất lượng cao.
Đại học Sơn Đông, qua nhiều thời kỳ phát triển, từ Học viện Hoàng gia Sơn Đông, trở thành Đại học Quốc gia Thanh Đảo, Đại học Quốc gia Sơn Đông và cuối cùng là Đại học Sơn Đông hiện nay. Trường bao gồm 8 khu học xá với diện tích 533 ha, cùng với 4 bệnh viện trực thuộc, 3 bệnh viện không trực thuộc và 11 bệnh viện giảng dạy.
Đại học Sơn Đông hiện có 7.782 giáo viên, phục vụ cho 60.000 sinh viên, trong đó có 41.103 sinh viên đại học, 16.607 sinh viên thạc sĩ, và 907 sinh viên tiến sĩ. Trường nổi tiếng với quần thể kiến trúc độc đáo, hòa quyện với phong cách châu Âu, tạo nên một bức tranh phong cảnh hiện đại và hài hòa.
Website: https://www.sdu.edu.cn


15. Đại học Tô Châu
Đại học Tô Châu là trường có nguồn gốc từ năm 1900, là đơn vị đào tạo nhân tài cho xã hội với hơn 100 năm lịch sử. Nằm tại tỉnh Giang Tô giữa vùng đất phồn hoa Giang Nam, trường thể hiện vẻ đẹp trang nhã, tinh tế của Tô Châu Viên Lâm và phong thái cổ đại.
Là một trong những cao đẳng hiện đại đầu tiên toàn quốc, Đại học Tô Châu tiên phong trong nhiều lĩnh vực như tổ chức hình thức dạy học theo kiểu phương Tây, mở lớp đào tạo nghiên cứu sinh và sau đại học, chuyên ngành luật, và có tờ báo của trường…
Sau sự điều chỉnh trường học vào năm 1952, Đại học Tô Châu hợp nhất học viện nghệ thuật Đại học Đông Ngô, học viện giáo dục văn hóa Đại học Tô Nam và khoa toán Đại học Giang Nam thành Học viện Sư phạm Tô Nam. Năm 1982, trường được quốc vụ viện phê chuẩn và đổi tên thành Đại học Tô Châu.
Hiện nay, Đại học Tô Châu có 12 khoa chuyên ngành đa dạng từ triết học, kinh tế đến y, nông học. Với cơ sở vật chất vững chắc và uy tín, trường đã khẳng định mình là đại học toàn diện có uy tín trong và ngoài nước.
Website: https://www.suda.edu.cn/

