1. Trò chơi giữ yên lặng: Tập trung
Khi trò không tập trung, tạo sự yên bình, giáo viên có thể sử dụng câu lệnh như sau:
Giáo viên: Mọi người nhìn vào đây.
Học sinh (chỉ vào mắt): Đây là đôi mắt của chúng em.
Giáo viên: Mắt hướng lên bảng, tay đâu tay đâu.
Học sinh: Tay đây tay đây (giơ tay cao và vẫy vùng).
Giáo viên: Hãy vỗ tay 5 tiếng nào... tay vòng lên bàn nào...
Hoặc khi trò ồn ào:
Giáo viên: Miệng đâu miệng đâu.
Học sinh: Miệng đây miệng đây.
Giáo viên: Im lặng nào.
Khi mọi người tập trung, giáo viên có thể bắt đầu giảng bài một cách sinh động, sử dụng hình ảnh và các trò chơi học thuật.
2. Trò chơi Học sinh im lặng
Cách chơi:
Thầy cô bảo: Hãy quay đầu về bên trái
Học sinh quay đầu về bên trái
Thầy cô bảo: Vẫy tay ở bên trái
Học sinh vẫy tay ở bên trái
Thầy cô bảo: Hãy nhìn về bên phải
Học sinh nhìn về bên phải
Thầy cô bảo: Vẫy tay ở bên phải
Học sinh vẫy tay ở bên phải
Thầy cô bảo: Hãy quay đầu về phía sau
Học sinh quay đầu về phía sau
Thầy cô bảo: Cười thật to nào
Học sinh cười thật to
Thầy cô bảo: Quay lại nhìn phía trước
Học sinh quay lại nhìn phía trước
Thầy cô bảo: Bây giờ thì sao?
Học sinh trả lời: Im lặng, nghe thầy cô giảng bài
3. Trò chơi cô giáo đặt câu hỏi - học sinh trả lời
Cách chơi:
Thầy cô hỏi: Đồng hồ dùng để làm gì?
Trò trả lời: Để xem giờ
Thầy cô hỏi: Ô dù được sử dụng để làm gì?
Trò trả lời: Che mưa
Thầy cô hỏi: Bát dùng để làm gì?
Trò trả lời: Đựng thức ăn
Thầy cô hỏi: Ghế có công dụng gì?
Trò trả lời: Dùng để ngồi
Thầy cô hỏi: Bàn có tác dụng gì?
Trò trả lời: Để đặt sách vở
Thầy cô hỏi: Học sinh đến trường để làm gì?
Trò trả lời: Để học tập
Thầy cô hỏi: Vậy trong giờ học, học sinh cần phải làm gì?
Trò trả lời: Nghe thầy cô giảng bài
4. Trò chơi Cô gọi - trò trả lời
Thầy cô gọi tên các con vật, học sinh phải phản ứng nhanh bằng cách hô to tiếng kêu của con vật. Khi thầy cô gọi tên một loài hoa, học sinh sẽ hô to 'Thơm quá, thơm quá' hoặc 'Đẹp quá, đẹp quá'. Cho đến khi thầy cô gọi 'Học sinh, học sinh', học sinh trả lời: 'Im lặng, Im lặng' và tiếp tục nghe thầy cô giảng bài. Ví dụ:
Thầy cô: Gà trống, gà trống
Học sinh: Ò Ó O
Thầy cô: Gà mái, gà mái
Học sinh: Cục tác cục tác
Thầy cô: Con lơn, con lợn
Học sinh: Ủn ỉn, Ủn Ỉn
Thầy cô: Mai vàng, mai vàng
Học sinh: Đẹp quá, đẹp quá
Thầy cô: Hoa sen, hoa sen
Học sinh: Thơm quá, thơm quá
Thầy cô: Học sinh, học sinh
Học sinh: Im lặng, Im lặng
5. Trò chơi giữ yên lặng: 'Cô bảo'
Cách chơi:
Thầy cô: Cô bảo, cô bảo.
Trò: Bảo gì? Bảo gì?
Thầy cô: Cô bảo cả lớp hãy yên lặng....
Cô bảo cả lớp khoanh tay lên bàn....
Cô bảo cả lớp hãy lắng nghe thầy cô giảng bài...
6. Trò chơi nhìn theo tay cô
Cách chơi:
Thầy cô chỉ vào lọ hoa trên bàn
Cả lớp: ồ đẹp quá
Thầy cô chỉ ra sân trường
Cả lớp: Ồ rộng quá
Thầy cô chỉ về một em trong lớp
Cả lớp: Ồ (gọi tên em đó)
Thầy cô chỉ về phía bảng đen
Cả lớp: Im lặng
7. Trò chơi làm theo cô giáo
Cách chơi:
Thầy cô lắc đầu về bên trái, học sinh lắc đầu về bên trái
Thầy cô lắc đầu về bên phải, học sinh lắc đầu về bên phải
Thầy cô đưa 2 tay ra trước, học sinh đưa 2 tay ra trước
Thầy cô đưa 2 tay ra sau, học sinh đưa 2 tay ra sau
Thầy cô nín thở, học sinh nín thở
Thầy cô im lặng, học sinh im lặng
8. Trò chơi tay đâu
Cách chơi:
Thầy cô hô: tay đâu tay đâu
Trò hô: Tay đây tay đây
Thầy cô hô: Đưa tay lên vai bạn (học sinh làm theo)
Thầy cô hô: Tay đâu tay đâu
Trò hô: tay đây tay đây
Thầy cô hô: Đưa tay lên trán (học sinh làm theo)
Thầy cô hô: Tay đâu tay đâu
Trò hô: tay đây tay đây
Thầy cô hô: Đưa tay lên bàn (học sinh làm theo)
9. Trò chơi tay cô có gì
Cách chơi: Chỉ làm theo lời cô không làm theo hành động. Chẳng hạn:
Thầy cô hô: tay cô có quyển sách và cầm theo một quyển sách
Học sinh: Nhanh tay sờ ngay vào quyển sách của mình
Thầy cô hô: Tay cô có quyển vở và cầm theo quyển vở
Học sinh: Nhanh tay sờ ngay vào quyển vở của mình
Thầy cô hô: Tay cô có cây bút nhưng lại cầm lên một cây thước
Học sinh phải sờ vào cây bút chứ không phải cây thước
Nếu bạn nào sai: Thầy cô cho hát một bài và bắt đầu lại tiết học như bình thường
10. Trò chơi Ngón tay nhúc nhích
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm:
- “Một ngón tay nhúc nhích này (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
- Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay
- Nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt
11. Trò chơi: Bàn tay diệu kì
Yêu cầu: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp
Cách chơi:
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Bồng con hát ru- tất cả vòng hai cánh tay ra phía trước và đung đưa như đang bế ru con.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Chăm sóc con từng ngày – tất cả úp bàn tay lên má và nghiêng đầu.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Sưởi ấm con ngày đông- tất cả đặt chéo 2 lên ngực và khẽ lắc lư người.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Làm mát con trong đêm hè- tất cả làm động tác như đang quạt.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Là bàn tay kỳ diệu – tất cả giơ 2 cánh tay lên cao và hô to “bàn tay kỳ diệu”
12. Trò chơi Cây sen
Cách chơi: người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái…
Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược động tác).
Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở…
13. Trò chơi: 'Ba - má - tôi'
Cách chơi: quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là “Ba” – chỉ tay lên má nói “Má” – chỉ tay xuống khỏi cổ và nói đây là “Tôi”. Người chơi làm theo các động tác của quản trò. Quản trò có thể nói “Ba má” thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má) …
14. Trò chơi Đứng, ngồi, nằm, ngủ
Nội dung:
Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
- Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
- Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
- Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
- Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.
Cách chơi:
- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
- Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).
- Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.
Phạm luật:
- Những trường hợp sau phải chịu phạt:
- Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
- Không nhìn vào quản trò.
- Làm chậm, làm không rõ động tác.
Chú ý:
- Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
- Quản trò dùng những từ khác để “lừa” người chơi như tiến, lùi, khò… tạo không khí..
15. Trò chơi Phản xạ nhanh
Cách chơi: Người quản trò đưa ra 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vỗ tay, tất cả vỗ tay 1 cái và làm theo động tác vỗ tay… với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng tương tự… Sau khi thử nghiệm, quản trò làm trò chơi phức tạp hơn: hô vỗ tay nhưng làm động tác đứng lên – khi hô đứng lên, tất cả nói đứng lên nhưng làm động tác ngồi xuống – hô ngồi xuống, tất cả ngồi xuống nhưng làm động tác đứng lên… Cuộc chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị loại và chịu hình phạt do người quản trò đưa ra.
16. Trò chơi Con thỏ ăn cỏ
Cách chơi:
Quản trò: Đưa bàn tay chụm lại và hô “Thỏ con”
Người chơi: Lặp lại theo lời quản trò nói “Thỏ con” và cũng chụm tay theo
Quản trò: Đưa tay qua tay kia hô “Nhai cỏ xanh”
Người chơi: Làm theo và nói “Nhai cỏ xanh”
Quản trò: Đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
Người chơi: Làm theo và nói “Uống nước”
Quản trò: Đưa tay lên lỗ tai hô “Chui vào hang”
Người chơi: Làm theo và nói “Chui vào hang”.
Người chơi phải làm theo quản trò, nếu làm sai sẽ bị phạt. Quản trò chú ý làm nhanh hơn dần, khẩu lệnh không theo thứ tự “Thỏ con, nhai cỏ xanh, uống nước, chui vào hang” nữa. (có thể tăng độ khó bằng cách nói và làm khác nhau)