Lễ hội ở Quảng Nam là cơ hội hấp dẫn để khám phá tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của người dân địa phương. Các hoạt động đặc sắc trong lễ hội hứa hẹn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong chuyến du lịch của bạn.
Lễ hội tại Quảng Nam mang đến những trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá (Ảnh: Sưu tầm)Lễ hội tại Quảng Nam là những sự kiện phản ánh rõ nét văn hóa và tín ngưỡng dân gian. Điều này cũng làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của du lịch Quảng Nam bên cạnh các công trình lịch sử, di tích cổ và cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời. Hãy khám phá 17 lễ hội ở Quảng Nam với những ý nghĩa và hoạt động thú vị.
1. Các lễ hội đặc trưng của làng nghề ở Quảng Nam
1.1. Lễ giỗ tổ làng nghề Mộc Kim Bồng
Đây là một lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm vào ngày mùng 6 tháng Giêng tại làng mộc Kim Bồng, thuộc xã Cẩm Kim, TP. Hội An, Quảng Nam. Lễ giỗ tổ của làng nghề Mộc Kim Bồng được tổ chức để tưởng nhớ công ơn của tổ tiên đã xây dựng làng và cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, kinh doanh phồn thịnh.
Buổi lễ bắt đầu vào buổi sáng với nghi thức cúng trọng và sau đó, các hoạt động sôi nổi diễn ra tại sân đình Tiền Hiền. Điều ấn tượng nhất trong lễ hội ở Quảng Nam này là hoạt động trình diễn các nghề thủ công truyền thống như điêu khắc gỗ, đóng sửa tàu thuyền, dệt chiếu, đan thúng... Người dân và du khách tham dự còn có cơ hội tham gia vào nhiều trò chơi dân gian thú vị như bài chòi, bịt mắt đập niêu, cờ người, nhảy sạp, chơi ô ăn quan...
Hoạt động dệt chiếu trong lễ giỗ tổ làng nghề Mộc Kim Bồng (Ảnh: Sưu tầm)1.2. Lễ giỗ tổ nghề Yến - một lễ hội độc đáo tại Quảng Nam
Lễ giỗ tổ nghề Yến được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm tại hai ngôi miếu tổ nghề ở thôn Bãi Hương, xã Tân Hiệp (Cù Lao Chàm) và thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh, TP. Hội An. Lễ hội tại Quảng Nam này mang ý nghĩa tưởng nhớ và tri ân các tiền bối đã đóng góp cho nghề khai thác Yến sào. Đồng thời, lễ hội cũng cầu mong sự an lành cho cộng đồng và nhấn mạnh ý thức bảo vệ và bảo tồn tài nguyên biển đảo.
Lễ giỗ tổ nghề Yến diễn ra trong không khí trang trọng với lễ nghinh thần, rước vọng bằng kiệu trang hoàng và tiếng chiêng trống rộn ràng. Tiếp theo là phần hội với nhiều hoạt động sôi động như đua thuyền, hội Bài chòi, trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn nghệ...
Nghi thức cúng lễ trang trọng trong lễ giỗ tổ nghề Yến (Ảnh: Sưu tầm)1.3. Lễ hội Cầu Bông
Lễ hội Cầu Bông diễn ra hàng năm vào ngày mùng 7 tháng giêng Âm lịch tại thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, TP. Hội An. Đây là một trong những lễ hội ở Hội An nổi tiếng, có ý nghĩa tri ân các bậc tiền nhân đã khai lập làng rau Trà Quế và cầu cho gió mưa thuận hòa, mùa màng tươi tốt.
Sau nghi lễ nghinh thần và các lễ tế theo nghi thức truyền thống, dân làng sẽ tiến hành hạ nêu và ra đồng bắt tay vào mùa vụ mới. Lễ hội ở Quảng Nam này thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Mọi người cùng nhau trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như thi gói tôm hữu (món ăn đặc sản của làng rau), hội thi vớt rong, bón gốc, thi nông dân trồng rau giỏi, đua ghe…
Quảng Nam tổ chức những lễ hội nào? Lễ hội Cầu Bông là một trong những sự kiện đặc biệt của tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Sưu tầm)1.4. Lễ hội làng gốm Thanh Hà
Lễ hội làng gốm Thanh Hà
Ngày lễ cũng đánh dấu bằng nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc. Du khách cũng được mời tham gia vào các trò chơi dân gian như: cõng nàng về nhà, thi chuốt gốm, lái buôn xuất sắc, thi đập nồi, bịt mắt đánh trống… Không khí của lễ hội càng thêm sôi động với hội đua thuyền, hát bội, hát bài chòi diễn ra từ đêm trước đến khi kết thúc hội.
Khu vực trưng bày trong lễ hội làng gốm Thanh Hà - một trong những lễ hội ấn tượng ở Quảng Nam (Ảnh: Sưu tầm)2. Các lễ hội truyền thống ở Quảng Nam đặc sắc nhất
2.1. Lễ vía Bà Thiên Hậu
Lễ vía Bà Thiên Hậu là lễ hội được tổ chức bởi cộng đồng người Hoa kiều tại Hội An vào ngày 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm tại Hội quán Phúc Kiến và hội quán Ngũ Bang. Lễ hội nhằm tưởng nhớ và biểu dương Bà Thiên Hậu cùng thể hiện lòng biết ơn về sự che chở của bà trên các hải trình nguy hiểm, giúp cộng đồng này thành lập và ổn định cuộc sống ở vùng đất mới.
Lễ hội này góp phần thúc đẩy tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Hoa và đa dạng hóa văn hóa. Vào ngày lễ, đông đảo người dân và du khách đến tham dự dâng hương, cầu nguyện và tham gia dự tiệc chiêu đãi.
Các lễ vật dâng cúng trong lễ vía Bà Thiên Hậu - lễ hội tổ chức ở tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Sưu tầm)2.2. Lễ rước cộ Bà chợ Được - lễ hội ở Quảng Nam lâu đời
Lễ rước cộ Bà chợ Được diễn ra hàng năm vào ngày 10, 11 tháng Giêng Âm lịch, tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đây là lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của miền di sản nhằm tôn vinh, thể hiện sự biết ơn đến bà Nguyễn Thị Của. Bà được người dân tôn thờ vì có khả năng chữa bệnh, cứu dân độ thế, trị bọn tham ô và linh ứng tạo dựng ngôi chợ Được từ nơi hoang vắng trở nên sầm uất.
Lễ hội bao gồm các hoạt động như: truy niệm đức Bà, lễ cầu an, hội hoa đăng, múa lân, hát dân ca, đua thuyền… Hoạt động ghi nhiều dấu ấn là nghi thức rước cộ Bà chợ Được từ lăng thờ đi quanh chợ để người dân xa gần chiêm bái và cùng tôn vinh vị nữ linh anh kiệt này.
Lễ rước cộ Bà chợ Được là một trong những lễ hội ở Quảng Nam đặc sắc, thu hút lượng lớn du khách tham gia (Ảnh: Sưu tầm)2.3. Lễ hội Dinh Bà làng Chiêm Sơn
Lễ hội Dinh Bà làng Chiêm Sơn diễn ra hàng năm tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vào ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội có sự kết hợp giữa các nghi lễ truyền thống và hội hè sôi nổi như: lễ túc yết, lễ kỵ, lễ tế Bà, múa lân, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, hô chơi xổ số, biểu diễn văn nghệ…
Làng Chiêm Sơn được hình thành từ thế kỷ XV và nổi tiếng về nông nghiệp và dệt lụa tơ tằm. Dân làng tin rằng nữ thần Bà Đá tại Chiêm Sơn đã luôn bảo vệ họ khỏi sự khắc nghiệt của thiên nhiên để có cuộc sống yên bình, thịnh vượng. Do đó, lễ hội ở Quảng Nam này được duy trì tổ chức hàng năm nhằm tri ân, thể hiện lòng thành kính và gửi gắm mong ước về một năm mới an lành, no đủ.
Nghi lễ dâng hương cúng Bà trong lễ hội ở Quảng Nam - lễ hội Dinh Bà làng Chiêm Sơn (Ảnh: Sưu tầm)2.4. Lễ hội Nguyên tiêu - lễ hội tổ chức ở Quảng Nam thu hút khách du lịch
Tết Nguyên tiêu ở Hội An là một lễ hội truyền thống, có ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với cộng đồng người Hoa gốc bang Triều Châu và Quảng Đông. Vào ngày 15/01 Âm lịch, người Hoa thường tụng kinh và cầu an cho người sống, cầu siêu cho người đã khuất và cúng lễ vật như hoa quả, áo giấy, chè, xôi. Ngày chính của lễ hội 16/1 Âm lịch sẽ diễn ra các nghi lễ thiêng liêng với lễ vật trang trọng.
Lễ hội còn bao gồm các hoạt động vui chơi như: múa lân, xổ số, biểu diễn du hồ, đốt pháo và ca hát. Tết Nguyên tiêu cũng là dịp quan trọng trong năm của người theo đạo Phật. Các chùa thường tổ chức các nghi lễ đặc biệt, nhằm cầu mong một năm mới tốt lành, quốc thái dân an.
Khung cảnh lung linh trong đêm Tết Nguyên tiêu ở Hội An (Ảnh: Sưu tầm)2.5. Lễ hội Bà Thu Bồn ở Quảng Nam
Lễ hội Bà Thu Bồn Quảng Nam là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 Âm lịch tại dinh Bà Thu Bồn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Lễ hội có ý nghĩa tưởng nhớ và bày tỏ lòng kính trọng đối với Bà Thu Bồn. Bà là người Chăm đã có công gây dựng nghề nông, ngư nghiệp cho vùng đất phù sa này.
Lễ hội Bà Thu Bồn diễn ra trong không khí tưng bừng và náo nhiệt từ sáng đến tối, bao gồm các hoạt động như: tế lễ, đua thuyền tranh tài, rước cộ, hát bội, cờ người, làm bánh và nhiều trò chơi dân gian khác. Đặc biệt, đêm cuối lễ hội ở Quảng Nam này còn diễn ra lễ rước đuốc, thả hoa đăng, đốt lửa trại, hát tuồng…
Nghi thức rước kiệu trong lễ hội Bà Thu Bồn ở Quảng Nam (Ảnh: Sưu tầm)2.6. Lễ hội đua thuyền ở Quảng Nam
Lễ hội đua thuyền ở Quảng Nam là sự kiện truyền thống được tổ chức đầu tháng Giêng hàng năm, thường là mùng 6 Tết, tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Không chỉ là hoạt động trẩy hội, vui xuân, lễ hội ở Quảng Nam này còn có ý nghĩa cầu an, mong cho mưa thuận gió hòa.
Lễ hội đua thuyền bao gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội. Phần lễ được gọi là cúng sông với tục dựng cây nêu cầu an nơi hành lễ. Sau đó là phần hội với cuộc đua thuyền thú vị diễn ra trong không khí sôi động giữa các xã và thị trấn, tạo nên sân chơi đầy phấn khích. Lễ hội đồng thời còn giúp rèn luyện kỹ năng bơi lội và đi thuyền cho người dân để có thể sẵn sàng ứng cứu khi gặp thiên tai, bão lụt.
Lễ hội đua thuyền ở Quảng Nam là hoạt động đầu xuân được yêu thích (Ảnh: Sưu tầm)2.7. Lễ tế cá Ông ở Quảng Nam
Lễ tế Cá Ông là một trong những lễ hội lớn nhất của ngư dân tỉnh Quảng Nam. Các hoạt động lễ hội diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 Âm lịch tại lăng cá Ông. Lễ hội ở Quảng Nam này bắt nguồn từ tín ngưỡng tôn thờ cá Ông (cá voi) và cầu mong ngư dân ra khơi an toàn, được mùa đánh bắt.
Lễ hội bao gồm nhiều hoạt động như: hát bả trạo, hát bội, hát hò khoan và lễ cầu an. Lễ cầu an thường diễn ra tại lăng Cá Ông và được chủ trì bởi các vị chánh bái, những người có uy tín lớn trong làng chài. Các nghi thức cúng được thực hiện trang trọng và tôn nghiêm.
Lễ hội Cá Ông ở Quảng Nam (Ảnh: Sưu tầm)2.8. Lễ hội Long Chu ở Hội An
Lễ hội Long Chu là lễ hội truyền thống diễn ra vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch hàng năm tại các ngôi làng ven biển ở Quảng Nam. Lễ hội có ý nghĩa tống ôn và đuổi dịch bệnh vào lúc chuyển mùa. Theo tín ngưỡng dân gian, Long Chu là thuyền rồng - biểu tượng oai linh có khả năng trừ ôn, tống dịch.
Điểm nhấn của lễ hội là hoạt động rước Long Chu từ đình làng đến bến nước bằng các thuyền, bè được làm từ cót tre, voi, giấy vải. Thuyền, bè sau đó được đẩy trôi ra sông, biển. Lễ hội ở Quảng Nam này còn bao gồm nhiều hoạt động như: hát bộ, hát hò khoan, xô cô và các trò chơi dân gian. Nhờ đó, lễ hội thu hút đông đảo người dân trong làng và du khách tham gia múa hát, ăn uống.
Lễ hội Long Chu ở Quảng Nam có ý nghĩa tống ôn, đuổi dịch bệnh lúc giao mùa (Ảnh: Sưu tầm)2.9. Lễ hội hoa đăng Hội An
Lễ hội hoa đăng Hội An diễn ra vào ngày 14 và 15 Âm lịch hàng tháng là sự kiện mang lại nhiều kỷ niệm cho du khách. Vào ngày diễn ra lễ hội, phố phường Hội An trở nên lung linh với những chiếc đèn lồng treo cao. Dòng sông Hoài càng thêm thơ mộng, lãng mạn với muôn vàn hoa đăng rực rỡ.
Tham dự lễ hội, du khách có cơ hội tự tay thả những chiếc đèn hoa đăng xuống sông Hoài, kèm theo những lời nguyện ước tốt đẹp. Sông Hoài với khung cảnh yên bình và êm đềm vào ngày thường sẽ trở nên sôi động và náo nhiệt trong những đêm lễ hội.
Lễ hội hoa đăng Hội An được tổ chức hàng tháng vào ngày 14, 15 Âm lịch (Ảnh: Sưu tầm)2.10. Lễ rước Thần Nông - lễ hội ở Quảng Nam dành cho trẻ chăn trâu
Lễ rước Thần Nông còn được gọi là “Hội của trẻ chăn trâu”. Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 01/03 Âm lịch hàng năm tại các địa phương thuộc thành phố Hội An. Lễ hội ở Quảng Nam này nhằm tôn vinh Thần Nông và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Nhiều nghi thức truyền thống được thực hiện trang trọng trong ngày chính hội như: lễ tế, thỉnh thần, lễ rước kiệu Thần Nông, cúng xứ đất Cồn Thần… Ngoài ra, lễ hội còn gây ấn tượng với hoạt động trẻ mục đồng diễu quanh cánh đồng làng vô cùng sôi nổi.
Trẻ em biến thành mục đồng trong Lễ rước Thần Nông (Ảnh: Sưu tầm)3. Một số lễ hội ở Quảng Nam có quy mô lớn khác
3.1. Lễ hội đâm trâu hoa Làng Ông Tía
Lễ hội đâm trâu hoa Làng Ông Tía là sự kiện thường niên được tổ chức vào ngày 13 tháng 3 tại nhà Rông thôn 6, xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Đây là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người dân vùng cao, giúp họ gắn kết và giao lưu. Đồng thời, lễ hội còn là dịp kỷ niệm ngày khởi nghĩa vũ trang của làng vào ngày 13/3/1960.
Lễ hội này ở Quảng Nam được chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều tháng trước bằng việc lựa chọn và chăm sóc một con trâu đực khỏe mạnh. Vào ngày hội, cư dân sẽ dựng nêu, tổ chức lễ cúng thần nước, thần đất và cúng đường nơi con trâu đi qua. Sau đó là những tiết mục múa, hát, đánh cồng chiêng và nghi lễ đâm trâu. Thịt trâu sau đó sẽ được phân phát cho tất cả mọi người trong làng tham gia lễ hội để cùng thưởng thức.
Người dân trong bộ trang phục dân tộc Cadong tham gia lễ hội đâm trâu hoa Làng Ông Tía (Ảnh: Sưu tầm)3.2. Lễ cúng tổ Minh Hải - lễ hội ở Quảng Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn
Lễ cúng tổ Minh Hải diễn ra mỗi năm tại chùa Chúc Thánh vào ngày 7/11 Âm lịch. Ngày này cũng là ngày kỷ niệm của thiền sư Minh Hải - người đã đóng góp vào việc xây dựng chùa Chúc Thánh và lan tỏa Phật giáo.
Lễ giỗ tổ của ngài được tổ chức trọng thể, linh đình theo các nghi lễ của Phật giáo. Bên cạnh các nghi thức, phần hội cũng diễn ra với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như: biểu diễn văn nghệ, trưng bày thư pháp, bích báo và các trò chơi dân gian…
Lễ cúng tổ Minh Hải tại chùa Chúc Thánh, Hội An (Ảnh: Sưu tầm)3.3. Lễ hội Quảng Nam - Hành trình Di sản
Quảng Nam – Hành trình Di sản là sự kiện quan trọng được tổ chức tại các điểm du lịch nổi tiếng như: Mỹ Sơn, Hội An, Cù Lao Chàm, hồ Phú Ninh và một số làng nghề truyền thống. Lễ hội bắt đầu từ năm 2003 và diễn ra định kỳ hai năm một lần nhằm tôn vinh, quảng bá giá trị văn hoá và sản phẩm du lịch tiêu biểu.
Không khí lễ hội rất sôi động với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên cũng như du khách từ nhiều quốc gia. Các hoạt động đặc sắc trong lễ hội bao gồm: biểu diễn nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian, thi đấu thể thao…
Chương trình văn nghệ đặc sắc trong lễ hội Quảng Nam - Hành trình Di sản (Ảnh: Sưu tầm)Các lễ hội ở Quảng Nam hứa hẹn mang lại những trải nghiệm đáng nhớ trong chuyến du lịch của bạn. Hãy kết hợp vui chơi và tìm hiểu văn hóa đa dạng cùng VinWonders Nam Hội An và lựa chọn Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An để có kỳ nghỉ dưỡng tuyệt vời.
Nằm bên bờ biển Bình Minh hoang sơ, Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An là lựa chọn lý tưởng để bạn thư giãn và trải nghiệm. Resort có kiến trúc hiện đại với hệ thống phòng khách sạn, villa sang trọng, riêng tư và đầy đủ tiện nghi. Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An còn mang lại cho bạn những dịch vụ và tiện ích cao cấp như: bể bơi ngoài trời, nhà hàng ẩm thực, quầy bar/lounge, spa, phòng tập gym…
Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An nằm bên bờ biển Bình MinhTrải nghiệm kỳ nghỉ đầy đủ dịch vụ, tiện nghi sang trọng tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội AnBài viết trên đã giới thiệu cho bạn 17 lễ hội ấn tượng nhất ở Quảng Nam. Những sự kiện này không chỉ là cơ hội để bạn thưởng thức và giải trí mà còn là dịp tuyệt vời để tìm hiểu văn hóa và truyền thống độc đáo của vùng đất này. Vậy nên, nếu bạn có kế hoạch du lịch đến Quảng Nam, hãy lên lịch tham gia và tận hưởng không khí rộn ràng, sôi động của những lễ hội này.