1. Bún riêu
Nguyên liệu:
- Thịt bò (bắp bò): 500 g; cua đồng: 300 g
- Cà chua: 3 quả; khế chua (hoặc me): 1-2 quả
- Hành khô: 2 củ; ớt hiểm: 1 quả; hành, răm; rau thơm các loại
- Đậu phụ: 2 bìa
- Bún: 500 g
- Gia vị: bột nêm, bột canh, mì chính, dầu ăn
Cách làm:
- Bước 1: Cua đồng rửa sạch, bóc bỏ phần mai, khều lấy gạch. Cho phần thịt cua vào xay hoặc giã nhuyễn. Trước khi giã thêm vài hạt muối để cua có nhiều gạch hơn. Lọc lấy 1 bát nước cua.
- Bước 2: Cà chua, khế, hành, răm rửa sạch. Cà chua bổ múi cau. Hành, dăm thái nhỏ, khế cắt miếng.
- Bước 3: Phi thơm hành khô với dầu ăn, cho cà chua vào xào vừa chín tới.
- Bước 4: Đặt nồi nước cua lên bếp đun nhỏ lửa, thêm 1 thìa bột canh. Đợi cua đóng tảng vớt gạch cua ra bát để riêng. Đổ cà chua, khế vào nồi và đun nhỏ lửa cho nồi canh riêu chín, nêm gia vị vừa miệng.
- Bước 5: Thịt bò thái lát mỏng, đậu phụ cắt miếng rán vàng xếp riêng ra đĩa.
- Bước 6: Sắp bún lên bát tô thêm gạch cua, đậu phụ vào bát, thêm thịt bò chần tái hay chín theo sở thích của bạn rồi từ từ chan nước riêu cua lên ăn kèm với rau hoa chuối cùng các loại rau thơm khác.
Nhìn bát bún riêu cua thịt bò nóng hổi, khói bốc nghi ngút làm ta ấm lòng trong ngày đông giá lạnh. Chúc các bạn thành công!
2. Bún đậu mắm tôm
Nguyên liệu:
- Đậu phụ chiên: 10 miếng
- Thịt ba chỉ: 500gr
- Chả cốm: 300gr
- Bún tươi: 1kg
- Mắm tôm: 1/2 bát
- Ớt băm 1 muỗng cà phê
- Nước cốt chanh 1 muỗng canh
- Đường trắng 1 muỗng canh
- Bột ngọt 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn 6 muỗng canh
- Tía tô 100gr, rau thơm các loại 50gr
- Dưa chuột: 3 quả
Cách làm:
- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Đậu phụ cắt thành từng miếng vuông chiên giòn. Thịt ba chỉ rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào nồi cùng 1 lít nước, luộc chín. Tiếp theo, cắt mỏng thịt ba chỉ và xếp ra đĩa. Thả từng miếng chả cốm vào chảo dầu chiên lên, lật đều 2 mặt cho đến khi chả cốm giòn
- Bước 2: Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng. Tía tô, rau thơm các loại nhặt bỏ cành, lá già, giập úa sau đó rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút rồi vớt ra rổ, vẩy sạch nước. Bún lá cắt miếng vừa ăn
- Bước 3 (bí kíp pha mắm tôm ngon): Trộn 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê ớt băm vào mắm tôm, khuấy đều. Sau đó, bạn cho 2, 3 thìa dầu nóng vừa rán đậu vào, tiếp tục khuấy đều. Chúc các bạn thành công với cách làm món bún đậu mắm tôm này nhé!
3. Bún mắm
Nguyên liệu:
- 200g mắm cá linh
- 200g mắm cá sặc
- 200g tôm tươi
- 200g mực ống
- 200g cá thác lác
- 200g thịt heo quay, chặt miếng vừa ăn
- 1 trái cà tím
- 3 trái ớt sừng to
- 50g sả bằm
- 50gr ngải bún
- 2 muỗng canh hành tím và tỏi băm nhuyễn
- 2 muỗng canh ớt bằm
- 50gr hành lá, ngò gai
- Rau sống các loại: rau đắng, rau muống bào, bông súng, giá, hẹ
- 1 kg bún
- 2 trái dừa khô để lấy nước
Cách làm:
- Mực làm sạch, khứa gai, cắt miếng vừa ăn. Tôm rửa sạch để ráo. Cá thác lác quết với đầu hành lá băm nhuyễn, một ít hạt tiêu và ¼ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê dầu ăn, rồi nhồi vào trái ớt sừng đã cắt đôi bỏ hạt
- Cà tím rửa sạch, khi nào sắp cho vào nấu thì mới cắt miếng vừa ăn
- Cọng súng chẻ làm tư rồi đem ngâm qua nước muối pha loãng, rửa lại cho sạch bùn đất bám vào
- Ngải bún rửa sạch, dùng dao đập dập. Hành lá, ngò gai, rửa sạch thái nhỏ. Rau đắng, rau muống, giá hẹ rửa sạch để ráo
- Cho hai loại mắm vào nồi nhỏ, cho nước lọc ngập gấp đôi phần mắm đem nấu sôi trên lửa vừa, cho đến khi thịt mắm rục ra hết
- Trong nồi lớn đun 2 muỗng canh dầu ăn, cho hành tím tỏi băm vào xào cho thơm, tiếp theo cho ngải bún và sả băm vào xào. Dùng rây lọc phần xương của mắm, đổ hết phần nước mắm đã chín rục trong nồi nhỏ vào nồi lớn. Đập 2 trái dừa khô lấy nước cho vào cùng. Nấu lại cho sôi
- Khi nồi nước lèo đang sôi thì cho từng phần mực, tôm, cá thác lác nhồi ớt vào trụng cho chín rồi vớt ra dĩa
- Cuối cùng, cắt cà tím cho vào nồi nước lèo rồi nêm nếm lại cho vừa ăn (thường thì bạn không cần phải nêm thêm gì them vì đã có sẵn vị mặn của mắm và vị ngọt từ hải sản & nước dừa khô)
Khi ăn thì đơm bún ra tô, cho thêm thịt quay, tôm, mực, cá thác lác nhồi ớt rồi múc từng vá nước lèo đang sôi, đồng thời cho thêm vài lát cà tím đã nấu chín. Dọn kèm dĩa rau ghém và thêm chén nước mắm mặn vắt chanh pha với ớt sả bằm là vừa ngon.
4. Bún bò Huế
Nguyên liệu:
- 9 lạng bắp bò
- 9 lạng đuôi bò
- 9 lạng móng giò heo (móng chân trước)
- 4,5 lạng chả lụa hoặc chả bò
- 4,5 lạng tiết heo luộc xắt miếng vừa ăn.
- Nước dùng: Nước luộc từ xương gà
- 10 cây sả, đập dập đầu
- 2 củ hành tây loại to, chẻ đôi
- 45g muối
- 30g đường
- 30g bột tôm
- Nước mắm
- Bột ngọt
- 2 muỗng canh mắm ruốc
- 45g hạt điều đỏ
- 45ml dầu ăn
- 30g hành tím
- 30g tỏi
- Húng quế, giá, bạc hà, chanh, ớt, bắp chuối + 500ml nước + 1 trái chanh
Cách làm:
- Thịt xương cho hết vào nồi, cho nước vào nấu sôi, vớt bọt. Vớt thịt ra xả lại nước lạnh rồi để ráo
- Bắc nồi nhỏ, cho 1 chén nước vào bật lửa làm nóng rồi cho 2 muỗng mắm ruốc vào khuấy đều, đợi sôi. Vớt bọt, chờ cho mùi mắm dịu lại thì tắt bếp, đợi nước lắng trong, chắt phần nước trong ra để dùng tới sau này.
- Cho thịt, nước xương gà, hành tây, sả vào nồi to đầy nước (đủ dùng để ăn bún), nấu sôi rồi vặn nhỏ lửa riu riu, nêm chút muối. Sau khoảng 1 tiếng vớt giò ra. Còn thịt bò ninh 2-3 tiếng cho mềm.
- Thịt và giò chín vớt ra để nguội. Bắp bò cắt lát mỏng. Móng giò chặt khoanh vừa ăn. Nồi nước dùng sau khi vớt thịt ra rồi thì hòa nước mắm ruốc đã lắng trong lúc nãy vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng
- Bắc chảo cho hạt điều vào xào cho ra màu đỏ, rồi vớt bỏ hạt. Thêm vào dầu màu điều hành, tỏi phi thơm. Rưới hỗn hợp này vào nồi nước lèo.
- Chuẩn bị chậu nước nhỏ, vắt 1 trái chanh. Hoa chuối bỏ vỏ, cắt thành sợi mỏng, cắt tới đâu cho vào nước pha chanh ngâm tới đó, cắt xong ngâm tiếp chừng 30p rồi vớt ra để ráo.
- Bún trụng nước sôi cho rời, bỏ vô tô, thêm chả, thịt, móng giò , huyết rồi chan nước lèo.
Chúc quý vị và các bạn ngon miệng !!!
5. Bún mắm nêm thịt luộc Đà Nẵng
Nguyên liệu:
- 1 chén dứa (thơm), đem cắt nhỏ
- 1 chén nước
- 4-8 thìa canh mắm nêm
- 1 thìa canh tỏi băm nhỏ
- 1 thìa canh sả băm nhỏ
- 1 thìa cafe ớt băm
- 4 thìa canh dầu ăn
- 500g thịt heo đã được luộc (Bạn có thể thay bằng thịt quay hoặc tai heo cho hấp dẫn hơn)
- Nem chua, giò lụa
- 500g bún khô
- Rau sống ăn kèm: xà lách, rau thơm,… cắt nhỏ
- 300g giá đỗ
- 300g đu đủ xanh, bào thành sợi nhỏ
- 300g mít luộc, cắt nhỏ
Cách làm:
- Pha nước mắm: Băm một miếng dứa thật nhỏ, nhuyễn rồi cho vào bát. Muốn nhanh bạn có thể dùng máy xay sinh tố. Hòa cùng với một thìa nước sôi để nguội bằng lượng dứa vừa cho vào. Cho thêm mắm nêm (lượng ít nhiều tùy vào khẩu vị mỗi người), có thể thêm đường và chanh nếu muốn
- Phi thơm hành, tỏi, sả, ớt băm với 3 thìa canh dầu ăn ở trong chảo nóng. Khi tỏi chuyển sang màu vàng thì đổ ra bát có chứa sẵn một ít ớt bột để dầu có màu đỏ trông đẹp mắt hơn. Hòa ½ hỗn hợp sa tế trên vào tô mắm.
- Rau sống các loại: xà lách, rau húng, rau thơm, dưa chuột cắt sợi khoảng 1cm. Đặt bún lên trên rau sống, thêm thịt heo luộc. Đổ dầu màu và mắm nêm vừa chuẩn bị lên trên. Xếp nem chua, giò lụa lên trên. Rắc động phộng, hành khô, đu đủ xanh nạo và mít luộc thái nhỏ lên trên cùng (nếu có)
6. Bún hải sản
Nguyên liệu:
- 500g bún tươi
- 300g tôm sú
- 300g mực ống
- 200g chả cá
- 2 miếng đậu hủ
- 2000ml nước hầm xương
- 30g nấm hương
- 1 mớ cải ngọt
- 1 trái cà chua
- Hạt nêm
- Nghệ
- Mắm
- Tiêu
Cách làm:
- Tôm mực mua về làm sạch rồi mang trần qua nước sôi. Nấm ngâm nở, cải nhặt rửa sạch
- Đậu hủ, chả cá cho vào chảo dầu chiên vàng
- Bắc nồi nước hầm xương lên bếp nấu sôi cho tôm, mực vào luộc chín rồi vớt ra tô đá để tâm được giòn.Mực cắt miếng vừa ăn sau đó bắc chảo lên bếp cho chút dầu ăn vào nấu nóng rồi cho tôm mực vào xào thơm với 1 muông canh mắm.
- Cho nấm vào nồi nước lèo nấu chín mềm rồi nêm hạt nêm, bột nghệ vào cho vừa vị.
- Bắc một nồi nước nhỏ lên bếp trần qua rau cải cho chín tái sau đó trần bún qua nước sôi rồi xé tới cho ra bát.
- Cho chả cá, mực, tôm, cà chua cắt lát vào tô bún.
- Cho đậu hủ, cải ngọt vào tô rồi chan nước lèo nấm vào tô.
- Rắc thêm chút tiêu lên trên bày ra bàn và mời mọi người cùng thưởng thức.
7. Bún chả Hà Nội
Nguyên liệu:
- 500 gram thịt ba chỉ
- 500 gram thịt nạc xay
- 2 kg bún
- 1/2 quả đu đủ xanh
- 1 củ cà rốt
- Hành lá, tỏi, ớt, chanh, tiêu, muối, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, giấm ăn
- Rau sống: rau muống, xà lách, húng bạc hà, húng thơm, kinh giới, tía tô
Cách làm:
- Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng mỏng vừa ăn. Thịt nạc rửa sạch, xay nhuyễn
- Ướp thịt ba chỉ với 1 muỗng muối, 2 muỗng đường, 1 muỗng tiêu, 1 muỗng hành tím và tỏi băm nhỏ. Mách bạn một cách ướp thịt nướng làm bún chả ngon hơn chỉ bằng cách cho thêm 1 muỗng dầu ăn vào ướp thịt sẽ làm thịt nướng mềm, không bị khô, thấm hương vị một cách đậm đà, đường sẽ giúp làm màu thịt ngon, cháy cạnh nhìn vô cùng ngon mắtƯớp thịt nạc xay giống như vậy. Ướp thịt ba chỉ và thịt nạc xay trong 1 tiếng cho thịt thấm đều gia vị.
- Đu đủ xanh và cà rốt rửa sạch bằng nước muối, thái miếng mỏng dính. Trước đó, đổ giấm ra một bát nước con, cho 1 muỗng tỏi băm nhỏ vào giấm ngâm 15 phút, sau đó đu đủ xanh và cà rốt đã thái mỏng vào ngâm, thêm 1 muỗng đường ngâm trong 30 phút làm rau góp chua
- Sau khi thịt ba chỉ và thịt nạc xay ướp xong, chuẩn bị dụng cụ để nướng thịt. Có 2 cách nướng, 1 là dùng vỉ nướng, than hoa, thanh tre để nướng, 2 là dùng lò nướng. Để xiên ba chỉ vào thanh tre dễ hơn, bạn có thể đem thịt ba chỉ vào tủ lạnh để trong 30 phút, khi nướng cũng sẽ ngon hơn. Còn nếu nướng bằng vỉ, khi nướng lật đi lật lại 2 mặt cho thịt chín đều, thịt chín vàng màu cánh gián là vừa. Thịt nạc xay cũng thế, trước khi vo tròn viên thành chả, để trong tủ lạnh trước khi nướng sẽ ngon hơn. Khi nướng chả bằng vỉ, nhớ điều chỉnh lửa sao cho cháy vừa, đừng để lửa cháy to quá sẽ làm cháy thịt.Nếu nướng thịt và chả bằng lò nướng, bạn có thể xiên thịt vào thanh tre và viên chả trước khi đặt vào miếng giấy bạc, nướng hai tầng ở nhiệt độ 220 độ C trong 10 phút là được 1 mẻ
- Pha nước chấm bằng cách đổ lượng nước sôi vừa ăn để nguội vào tô, pha 1 muỗng đường, 2 muỗng mắm, khuấy đều. Vắt nước cốt chanh, cho ít ớt tỏi băm nhỏ, rau góp vớt ráo nước, trộn cùng nước chấm, bạn có thể cho thêm hành lá băm nhỏ, rắc tiêu vào nước chấm cho đậm đà hương vị
- Rau sống nhặt rồi rửa sạch, ngâm với nước muối và ít nước cốt chanh, để ráo, bày ra đĩa. Thịt và chả nướng bày ra đĩa. Bún chần qua nước sôi, để ráo cho ra đĩa. Ăn bún chả Hà Nội đúng cách bằng cho thịt và chả nướng vừa ăn vào nước chấm, trộn đều, cho bún vào chấm nước chấm, ăn cùng với rau sống cho ngon. Với món bún chả Hà Nội, quan trọng nhất không nằm ở thịt nướng mà chính ở nước chấm, với cách pha nước chấm cùng với nước cốt chanh thay cho giấm, bún chả Hà Nội mới có hương vị riêng và ngon như vậy.
8. Bún mắm heo quay
Nguyên liệu:
- 200g thịt heo quay
- 1kg bún
- Mắm nêm pha sẵn
- ¼ quả dứa, tỏi, ớt
- Đu đủ xanh, cà rốt, xà lách, rau thơm
- Giấm, chanh, gia vị, đường, lạc
Cách làm:
- Bước 1: Trộn đu đủ với gia vị, chanh, giấm, đường cho vừa ăn, để 30 phút cho ngấm.
- Bước 2: Dùng ¼ quả dứa chín xay với tỏi ớt cho nhuyễn. Trộn dứa xay với ½ bát mắm nêm, khuấy đều. Nếu thấy mặn bạn có thể thêm chút đường nhé, nhưng nên ít thôi vì dứa chín cũng đủ vị thơm và khá ngọt rồi.
- Bước 3: Lạc rang bóc vỏ, đập dập.
- Bước 4: Chần bún rồi để ráo nước, thêm đu đủ, thịt heo quay thái con chì, rau sống và chút lạc rang, cuối cùng chan nước mắm nêm lên. Những lưu ý khi làm bún mắm heo quay: Rau sống bạn nên ngâm với nước muối trước khi ăn để đảm bảo rau được sạch. Chỉ vài phút đơn giản là bạn đã có một món bún mắm heo quay thơm ngon đậm đà cho cả nhà rồi đó nhé.
9. Phở bò
Nguyên liệu:
- 0.5kg đuôi bò
- 0.5kg sườn bò
- 0.5kg bắp bò (hoặc thay bằng thịt nạm, gầu tùy thích) thịt bò tái (tùy thích)
- 1 củ hành tây to, 1 củ gừng (to khoảng gấp rưỡi ngón tay cái), 5-6 củ hành khô (hành hương, có thể thay bằng hành tím)
- 1 thìa café hạt mùi già (không bắt buộc)
- Mùi phụ gia thêm cho 5-6 rễ cây mùi, 1 thảo quả, 2 hoa hồi
- 1 thanh quế nhỏ, 2 lóng mía (mỗi lóng dài khoảng 10cm)
- Bột nêm hoặc muối, tương ớt, chanh và các gia vị khác
- Bánh phở và rau hành, mùi thái nhỏ
Cách làm:
- Bước 1: Đuôi và sườn bò chặt miếng nhỏ. Thịt bắp bò để nguyên miếng. Pha nước muối loãng (mặn vừa như nấu canh là được), ngâm đuôi bò, sườn bò và thịt bò trong khoảng 2h. Thịt bò giờ không được sạch lắm, nhất là phần đuôi có thể còn có mùi hôi, việc ngâm muối sẽ giúp cho thịt “sạch” hơn, khi ăn cũng mềm ngon hơn.
- Bước 2. Trong lúc đợi ngâm thịt thì chuẩn bị các nguyên liệu khác: Hành tây, hành khô (hành hương), gừng, mía để nguyên vỏ, nướng chín thơm. Mình nướng trực tiếp trên bếp điện, để lửa vừa để các thứ hành gừng có thể chín bên trong mà bên vỏ ngoài không bị cháy quá mức. Sau khi nướng xong thì cạo sạch vỏ gừng và hành (mía để nguyên vỏ). Rửa lại tất cả cho sạch. Hành tây có thể bổ đôi hoặc bổ tư. Gừng đập dập hoặc thái lát. Rễ mùi rửa sạch. Hoa hồi, quế, thảo quả, hạt mùi (nếu có) cho lên chảo rang ở lửa vừa đến khi dậy mùi thơm. *Lưu ý: không rang ở lửa quá to hoặc quá kĩ vì các loại gia vị có thể bị cháy. Cho tất cả vào túi vải, buộc chặt miệng.
- Bước 3: Đổ hết nước ngâm, rửa lại đuôi bò, sườn bò và thịt bò bắp. Cho tất cả vào nồi, đổ nước lạnh ngập thịt rồi vặn lửa to đun sôi. Đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ đun thêm khoảng 1-2 phút rồi bỏ nước luộc này đi, rửa lại cho thật sạch vụn thịt và bọt bẩn. Nếu thịt bẩn thì có thể lặp lại bước luộc rửa này 1 lần nữa. Các bạn đừng lo sẽ làm mất chất ngọt của thịt vì thật ra chất ngọt sẽ tiết ra từ xương trong quá trình hầm, việc bỏ nước luộc này đi chỉ giúp nước dùng trong và ngon hơn thôi, nếu có mất ít chất ngọt cũng không đáng kể. Luộc với nước sôi thêm 1-2 lần cho thật sạch.
- Bước 4: Cho đuôi bò, sườn bò và thịt vào nồi, đổ thêm 4-5 bát to nước lạnh. Vặn lửa to, đợi nước sôi thì hớt bọt (nếu có). Cho các thứ gia vị đã chuẩn bị vào nồi, gồm: Hành tây, hành hương, gừng, mía, rễ mùi, túi đựng hoa hồi, thảo quả, quế, hạt mùi. Nêm bột canh, bột gia vị hoặc muối. Không nên dùng nước mắm vì có thể làm nước phở bị chua.Để lửa nhỏ ninh trong khoảng 1.5-2h nếu dùng nồi thường, nồi áp suất sẽ nhanh hơn. Lưu ý là thịt bò bắp sẽ cần vớt ra trước, tránh để thịt bị quá mềm và nát. Bò bắp sau khi vớt ra có thể ngâm trong bát nước lọc (nước đun sôi để nguội), rồi thái lát mỏng.
- Lưu ý: Trong quá trình nấu nước không được vặn lửa to quá và nếu có bọt nổi lên phải hớt hết để cho nồi nướng được trong, sạch và nhìn đẹp mắt hơn. Nếu anh chị đun lửa lớn sẽ có nhiều bọt và không ngon. Sau khi đuôi và sườn bò đã mềm nhừ thì nêm lại gia vị/ bột canh hoặc muối cho vừa ăn. Có thể nêm hơi nhạt một chút để khi ăn cho thêm nước mắm. Nước dùng đạt sẽ có màu vàng nhẹ, trong và hơi sánh mỡ, có vị ngọt tự nhiên từ xương và mía, hương vị đậm đà.
- Bước 5: Chuẩn bị bánh phở và các loại rau thơm ăn kèm (Hành, mùi rửa sạch, thái hành xanh thành khoanh tròn nhỏ, chẻ phần củ hành trắng, mùi thái nhỏ…).
- Bước 6: Trước khi ăn nên trần lại bát ăn phở và bánh phở qua nước sôi. Hai thứ này nóng sẽ giúp bát phở ngon hơn. Sắp bánh phở vào bát, sắp thịt, các loại rau thơm lên trên. Đun nước dùng cho thật sôi rồi chan vào bát. Dùng nóng với chanh tươi và (tương) ớt.
10. Bún mọc
Nguyên liệu:
- 4 lạng thịt sườn thăn
- 3 lạng xương ống
- 50g giò sống
- 7 lạng bún tươi
- 3 cái mộc nhĩ
- Hành lá thái nhỏ, hành củ, ngò, gia vị thông thườngMắm tôm (nếu thích)
- Rau tía tô, húng quế, rau diếp các thứ để làm rau sống
Cách chế biến:
- Xương ống rửa sạch, chần qua nước sôi, xả lại nước lạnh, bắc nồi nước để làm nước dùng. Cho xương vào ninh, hớt bọt, nêm muối và hạt nêm.
- Sườn thăn rửa sạch, ướp muối và hạt nêm. Để ráo, chặt miếng vừa ăn.
- Mộc nhĩ rửa sạch, ngâm nước ấm cho nở, bắm nhỏ.
- Giò sống đã ướp sẵn, không cần nêm thêm gia vị.
- Chế biến viên mọc: Trộn mộc nhĩ, hành lá và giò sống, tạo thành viên nhỏ. Đặt vào nước dùng, khi chín, mọc sẽ nổi lên mặt nước.
- Bún chần qua nước lạnh, để ráo.
- Xào hành củ thơm, cho sườn ướp vào xào se thịt, trút vào nước dùng đun sôi. Nêm gia vị lại, có thể thêm mắm tôm cho thêm hương vị.
- Xào thêm hành củ thái lát để trang trí bún khi ăn.
- Khi ăn, đặt bún vào bát, xếp sườn lên trên, rót nước dùng và mọc, rắc hành lá, ngò và hành củ thơm lên trên. Ăn kèm rau sống theo sở thích.
11. Bánh canh chả cá
Nguyên liệu:
- 1 gói bột gạo: chọn loại bột gạo thơm ngon để món ăn được ngon hơn
- 350g tôm tươi
- 200g thịt cá quết nhuyễn: vắt thành miếng và cán mỏng
- Ít hành lá thái nhuyễn
- 50g hành tím thái lát mỏng
- Gia vị: ớt tươi, muối, bột ngọt, hạt nêm và dầu hạt điều.Cách làm
Cách làm:
- Bước 1: Nấu ít nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C. Sau đó, cho gói bột gạo vào thố lớn và từ từ đổ nước sôi vào. Trong lúc đổ, bạn liên tục trộn đều để ước chừng lượng nước vừa đủ. Trong lúc thêm nước bạn khéo dùng tay nhồi bột đến khi có được khối bột dẻo mịn. Lưu ý, bạn có thể tạo một vùng lõm giữa thố bột để đổ nước sôi vào. Có như vậy, bạn sẽ tránh bị phỏng.
- Bước 2: Dùng chiếc cán bột, cán mỏng khối bột thành miếng lớn. Sau đó dùng dao cắt thành những sợi nhỏ.
- Bước 3: Cho bột vào nồi nước sôi và luộc đến khi bột chuyển màu hơi trong.
- Bước 4: Đổ bột ra rổ và xả qua nước lạnh để sợi bánh canh không bị dính vào nhau. Sau khâu này, bạn có thể để bánh ra riêng.
Các bước nấu nước lèo bánh canh:
- Bước 1: Lột bỏ vỏ tôm giữ lại đầu và đuôi. Kế đến, dùng dao chẻ lưng tôm và rút chỉ đen. Sau khi tôm làm sạch, bạn ướp với ít muối, hạt nêm và bột ngọt trong khoảng 15 phút.
- Bước 2: Phi ít hành cho thật thơm với ít dầu điều, sau đó cho tôm vào xào chín tới. Tiếp đến, bạn đổ nước vào nồi và nấu nước lèo.
- Bước 3: Trong lúc đợi nước sôi, bạn phi hành tím cho thơm. Dùng dầu phi hành còn lại để tiếp tục chiên chả cá cho vàng đều hai mặt và để nguội trước khi cắt thành miếng.
- Bước 4: Khi nước lèo sôi, bạn nêm gia vị cho vừa miệng, thả sợi bánh canh vào nồi và khuấy đều. Khi ăn, bạn sắp sợi bánh canh vào tô, chan nước lèo kèm thêm tôm, ít miếng chả và rắc thêm hành ngò, hành phi cho thật bắt mắt.
- Vậy là bạn đã có món bánh canh bột gạo với tôm và chả cá. Món ăn thật thanh đạm và có vị ngọt từ chất ngọt tự nhiên của tôm cùng chả cá. Đây chắc chắn sẽ là một lựa chọn vô cùng sáng suốt của bạn trong những ngày trời chuyển lạnh như thế này.
12. Cách nấu miến gà
Nguyên liệu:
- Miến dong: 2 lạng
- Đùi gà ngon: 2 cái
- Nấm đông cô, nấm mèo: 5 tai
- Hành hoa, rau răm: 1 ít
- Măng khô: 100 g
- Rau rút: 1 ít (nếu thích)
- Gia vị thông thường.
Cách làm:
- Bước 1: Nấm mèo, nấm hương, măng khô ngâm nước nóng già, rửa sạch, sau đó cắt bỏ chân nấm rồi thái nhỏ, măng khô cắt phần già, xé nhỏ.
- Bước 2: Miến dong ngâm nước lạnh cho mềm rồi cắt khúc.
- Bước 3: Bắc chảo dầu cho hành khô vào phi thơm, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ vào xào, tiếp đến cho măng khô vào xào cùng, nêm 1 thìa bột canh.
- Bước 4: Đùi gà rửa sạch với nước muỗi loãng cho vào nồi luộc chín sau đó vớt đùi gà để khô. Xé sợi thịt gà rồi cho vào xào cùng với hỗn hợp nấm hương, mộc nhĩ. Còn phần nước dùng gà đun nhỏ lửa thêm ít bột nêm, bột canh cho vừa miệng sau đó thêm mộc nhĩ, nấm hương vào đun khoảng 2-3 phút.
- Bước 5: Miến chần qua nước sôi hoặc có thể thả luôn vào nồi nước dùng rồi vớt ra, xếp thịt gà, hành dăm thái nhỏ, mộc nhĩ, măng chua, rau rút lên. Sau đó từ từ chan nước dùng lên dùng nóng rất ngon.
13. Bún giả cầy
Nguyên liệu:
- 500g móng giò
- 300g thịt bắp chân giò
- Măng khô hoặc măng tươi
- 1 nhánh riềng (chọn riềng nếp có màu vàng tươi)
- 2 cây sả, hành khô.
- Mẻ ngấu, mắm tôm.
- Hành lá, húng thơm, rau ngổ rửa sạch, thái rối.
- Chanh, ớt.
- Xà lách, rau thơm rửa sạch ngâm nước muối loãng, vớt ra để ráo ăn kèm với bún.
- Bún tươi
Cách làm:
- Bước 1: Móng giò và thịt bắp chân giò cuộn vào mảnh bìa carton hoặc giấy báo đem nướng vàng trên than hoa, cạo rửa sạch. Chân giò chặt miếng vừa ăn còn thịt bắp thái miếng vuông quân cờ. Riềng, sả thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ vụn. Trộn móng giò, riềng, sả, mắm tôm, một thìa canh nước mắm, chút hạt nêm, chút muối, mỳ chính và mẻ ngấu đã lọc bỏ bã. Ướp tối thiểu 30 phút cho ngấm gia vị.
- Bước 2: Đun nóng dầu ăn, phi hành cho thơm rồi cho móng giò vào xào.
- Bước 3: Các bạn có thể cho măng khô hoặc măng tươi vào xào rồi nấu cùng, tùy theo sở thích nhé! Món giả cầy nấu với măng ăn bún cũng rất hợp đấy.
- Măng khô ngâm cho mềm, luộc vài ba lần cho ra bớt nước nâu, xé nhỏ. Nếu bạn dùng măng củ chua thì thái con chì, luộc vài lần qua nước có bỏ muối rồi rửa sạch lại bằng nước lã. Cho măng vào xào cùng với thịt cho ngấm.
- Bước 4: Khi thịt bắt đầu chín thì đổ nước vào đun sôi, nêm nếm lại gia vị và độ chua tùy theo khẩu vị, vặn nhỏ lửa ninh cho đến khi thịt chín mềm. Không nên đun thịt và chân giò quá nhũn ăn sẽ không ngon, thịt chín mềm nhưng vẫn giòn giòn là được.
- Bước 5: Múc giả cầy vào nồi lẩu, trong khi ăn để lửa liu riu cho nóng. Các bạn có thể dùng rây lọc mẻ lọc bỏ hết bã riềng sả nếu không thích nước dùng lợn cợn. Giả cầy để ăn với cơm hoặc ăn với bánh mỳ thì không cho nhiều nước nhé các bạn, còn cho măng thì tùy theo sở thích.
14. Bún sứa Nha Trang
Nguyên liệu
- 200g sứa
- 300g nạc cá thu
- 10g hành lá thái nhỏ
- 1/4 củ hành thái mỏng
- 1 thìa súp dầu điều
- 1 lòng đỏ trứng vịt
- 1,5 lít nước dùng
- Hạt nêm, nước mắm chấm, tiêu, dầu ănSalad, giá sống, rau thơm, mắm ruốc HuếỚt sa tế, đậu phộng rang giã nát1 trái chanh cắt miếng và bún
Cách làm:
- Sứa ngâm xả nước nhiều lần cho sạch, thái sợi, chần sơ để ráo.
- Nạc cá thu quết dẻo với đầu hành trắng, nêm 1/2 thìa cà phê tiêu,1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, hành lá thái nhỏ. Đem chia làm 2 phần, 1 phần viên tròn chiên vàng, phần còn lại cho vào khuôn thoa lòng đỏ trứng vịt hấp chín, để nguội, thái miếng vừa ăn.
- Đun nóng 1 thìa súp dầu, phi thơm hành tỏi, cho màu điều, nước dùng vào nấu sôi, hớt bọt, nêm cho vừa ăn.
- Trụng bún, cho ra tô, xếp chả cá, sứa, hành củ xắt lát vào, chan nước dùng vào vừa ngập bún. Dùng kèm rau giá, mắm ruốc, chanh, ớt sa tế.
- Chú ý: Sứa mới bắt về nếu ăn ngay thịt sẽ mềm, không ngon. Thường thì người ta phải rọng nước trước khi chế biến, mà rọng nước càng lâu thì thịt sứa càng săn, càng giòn.
- Trường hợp không mua được sứa tươi thì mình có thể dùng sứa muối, sứa khô để chế biến món ăn.
15. Bún ốc miền Bắc
Nguyên liệu (cho 5 tô bún):
- Bún sợi nhỏ: 1kg
- Ốc nhồi: 4 lạng, ốc nhỏ: 4 lạng (tùy ăn thế nào)
- Xương ốc heo: 3 lạng
- Cà chua: 2 trái, bổ múi cau
- Dấm bỗng: 5 muỗng cafe
- Hành lá, hành củ (thái nhỏ – xắt lát)
- Rau thơm: tía tô, rau răm, rau diếp, kinh giới, rau ngò —> Một phần thái nhỏ, một phần để nguyên lá.
- Mắm tôm, ớt bột, gia vị thông thường
- Đậu phụ rán (đậu hũ, đậu khuôn chiên)
Cách làm:
- Ốc mua về ngâm qua nước gạo 1 đêm cho sạch, rồi luộc chín, moi ruột ra ngoài (ngắt bỏ không dùng phần gan đen đen ở đuôi)
- Xương ống rửa sạch rồi cho vào nồi nước ninh cho ngọt nước, vớt bọt bẩn. Sau đó vớt bỏ xương ống, nước để lại làm nước dùng.– Bắc nồi lớn lên bếp, cho chút dầu ăn vào rồi phi thơm vài củ hành khô xắt lát mỏng. Cho cà chua vào xào cho chín. Tiếp đến cho dấm bỗng vào.– Trút nước dùng vào, nêm nếm cho vừa miệng rồi nấu cho sôi.
- Chuẩn bị tô để ăn. Cho vào đáy tô 1 muỗng mắm tôm, rồi cho bún lên (bún đã trụng sơ qua nước nóng cho rời ra), tiếp đến rắc các loại rau thơm thái nhỏ lên trên. Cuối cùng rải ốc, đậu phụ rán lên mặt rồi chan nước dùng ngập bún.
16. Bánh canh hẹ Phú Yên
Nguyên liệu:
- Xương heo: 1 kg
- Chả cá: 100 gram
- Trứng cút: 20 quả
- Nấm rơm: 150 gram
- Củ cải trắng: 1 củ (cắt khoanh)
- Cà rốt: 1 củ (cắt khoanh)
- Hẹ: 350 gram
- Hành: 4 - 5 cây
- Hành tím: 3 củ
- Gia vị: Nước nắm, muối, bột ngọt, hạt nêm
Cách làm:
- Hành tím lột bỏ, băm nhuyễn. Cá thu mua về rửa sạch rồi lọc lấy thịt rồi băm hoặc xay nhuyễn. Cho 1/2 hành tím, chút muối, đường, tiêu vào trộn đầu với với cá thu băm rồi vo viên. Cho xương cá, chút muối vào nồi nước hầm lấy nước dùng.
- Hầm xương cá khoảng 30 phút rồi cho cá thu vo viên vào đun trong vòng 10 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cho dầu ăn vào chảo nóng, phi thơm số hành tím còn lại cùng ớt bột (nhiều hay ít tùy khẩu vị). Sau đó đổ hỗn hợp vào nồi nước hầm xương cá để tạo màu.
- Trứng cút luộc chín rồi lột vỏ. Hẹ rửa sạch, để ráo rồi thái nhuyễn. Giá đỗ rửa sạch, để ráo. Chả cá thái miếng vừa ăn. Khi ăn, trụng bánh canh, giá rồi lần lượt xếp giá đỗ, bánh canh, chả cá, trứng cút, hẹ rồi chan nước dùng vào.
17. Bánh canh giò heo
Nguyên liệu:
- 500g xương đuôi
- 500g chân giò heo
- 1kg bánh canh
- 4 nhánh hành lá
- 2 thìa súp hạt nêm
- 2 thìa súp nước mắm ngon
- 1 thìa súp đường
- 1 thìa cà phê tiêu
- 2 thìa súp dầu ăn
- Hành phi, ngò, ớt.
Cách làm:
- Bước 1: Xương đuôi cạo sạch, trụng nước sôi, xả sạch, chặt khúc. Giò heo cạo, rửa sạch với nước muối, chặt miếng vừa ăn. Hành lá nhặt rửa sạch, cắt riêng gốc hành, phần lá xắt nhuyễn cùng với ngò.
- Bước 2: Cho xương đuôi và giò heo vào nồi, hầm kĩ lấy nước dùng. Nêm dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, đường, tiêu vừa ăn. Chần chín gốc hành. Trụng bánh canh cho vào tô, xếp giò heo và đuôi heo lên, chan nước dùng và hành chần, rắc hành phi, hành ngò và tiêu, ớt lên, dùng nóng. Mách nhỏ về cách nấu bánh canh giò heo: Có thể thui sơ xương đuôi và giò heo qua lửa trực tiếp sẽ sạch lông và thơm hơn Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món Bánh canh giò heo này nhé!
18. Bún dọc mùng
Nguyên liệu nấu bún dọc mùng (cho 4 người ăn):
- Bún: 500gr
- Móng giò: 500gr
- Dọc mùng: 3-4 tàu
- Cà chua: 3 quả
- Hành khô: 2 củ
- Bột nghệ: 2 thìa café
- Hành hoa, thì là
- Dầu ăn, tương ớt, bột canh, mì chính, muối hạt
- Rau sống ăn kèm (tuỳ sở thích).
Cách làm:
- Bước 1: Dọc mùng tước bỏ vỏ, rửa sạch, thái vát và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó xả sạch lại với nước lạnh nhiều lần để mùng hết ngứa, với cách làm này thì mùng không cần phải vắt nước.
- Bước 2: Nấm hương rửa sạch, ngâm nở, rồi thái nhuyễn.
- Bước 3: Thịt bò rửa sạch, thái miếng và ướp với tỏi, gừng, chút gia vị.
- Bước 4: Cà chua rửa sạch, thái miếng, hành hoa nhặt bỏ rễ, rửa sạch và thái nhỏ.
- Bước 5: Trộn nấm hương với mọc cho đều, thêm 1 chút gia vị cho đậm đà.
- Bước 6: Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành, cho cà chua vào xào và dầm nhuyễn để lấy màu, chế nước dùng vừa ăn vào nồi rồi đun sôi, sau đó thả từng viên mọc vào nồi đun chín.
- Bước 7: Thêm dọc mùng, hành lá vào nồi nước dùng, nêm nếm gia vị, độ chua vừa miệng ăn rồi tắt bếp.
19. Bún sườn chua
Nguyên liệu:
- Sườn non: 500gr
- Giò sống: 200gr
- Mộc nhĩ: 20gr
- Dọc mùng: 1 bó
- Cà chua: 2 quả
- Me: 1 quả to
- Hành khô: 2 củ
- Mùi tàu: 1 mớ
- Hành hoa: 50gr
- Bún: 800gr
- Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm, dầu ăn.
Cách làm:
- Bước 1: Sườn non chặt miếng vừa ăn, luộc qua rồi rửa sạch. Cho sườn vào nồi đổ nước vừa ăn đun nhỏ lửa cho sườn mềm. Nếu có nồi áp suất bạn cho sườn vào ninh để sườn mau chín.
- Bước 2: Cà chua, sấu rửa sạch. Cà chua bổ múi cau, sấu cạo vỏ.
- Bước 3: Hành hoa rửa sạch thái nhỏ, hành khô băm nhỏ.
- Bước 5: Phi thơm hành khô với dầu ăn, cho cà chua vào xào sơ qua. Nêm 1 thìa bột nêm.
- Bước 6: Khi nồi sườn sôi, phần nước trong, thêm 1 thìa súp để nồi nước dùng được đậm đà. Sau đó cho cà chua vừa xào cùng sấu vào đun tiếp đến khi sấu chín nổi lên.
- Bước 7: Trong khi chờ nồi canh sườn chín, bạn chuẩn bị bát bún, rồi thêm sườn lên trên. Chan nước dùng lên trên ăn kèm cùng rau thơm. Bún sườn có vị ngọt của nước sườn, vị chua nhẹ và thơm của sấu đầu mùa. Buổi sáng thưởng thức bún sườn nấu sấu chắc chắn bạn sẽ tràn trề năng lực cho một ngày mới.