Top 20 Trò chơi Giữ trật tự học sinh, không tạo ra tiếng ồn trong giờ chuyển tiết xuất sắc

Buzz
Hình minh họa (Nguồn: Internet)

6. Trò chơi: Cô bảo

Cách chơi: Cô: Cô bảo, cô bảo. Trò: Bảo gì? Bảo gì? Cô: Cô bảo cả lớp hãy yên lặng.... Cô bảo cả lớp khoanh tay lên bàn.... Cô bảo cả lớp hãy lắng nghe cô giảng bài...
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

7. Trò chơi Dàn nhạc giao hưởng

Cách chơi: Người điều khiển hát lên 1 bài hát tập thể (tất cả đều thuộc), sau đó đặt tên các đội theo từng nốt nhạc (đồ – rê – mi – fa…). Tất cả hát chung bài hát tập thể – khi người điều khiển chỉ tay vào đội nào thì đội đó không được hát bằng lời mà chỉ được hát bằng vần nốt nhạc của đội mình (còn tất cả im lặng).

Yêu cầu: âm điệu bài hát phải được liên tục, đội nào khi có tay người điều khiển chỉ vào mà hát sai – hát trật lỗi nhạc thì phải chịu phạt. Tương tự có thể chuyển thành hòa âm trống, kèn, đàn…

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

8. Trò chơi Con muỗi

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

9. Trò chơi Mưa rơi

Cách chơi: Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi” – quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn – quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục – trò chơi không có phạt

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

10. Trò chơi Nói và làm ngược

Địa điểm: Trong phòng học

Thời gian: 5 phút

Cách chơi: Người chơi xếp thành vòng tròn
Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

11. Trò chơi Con thỏ ăn cỏ

Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, phản xạ nhanh, vận động tay.

Số lượng: Toàn bộ học sinh trong lớp

Địa điểm: Đứng tại chỗ trong phòng.Thời gian: 2 -> 4 phút

Cách chơi:

Quản trò: Đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
Người chơi : Lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ” và cũng chụm tay theo- Quản trò : Đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ”
Người chơi : Làm theo và nói “ăn cỏ”
Quản trò : Đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
Người chơi : Làm theo và nói “Uống nước”
Quản trò : Đưa tay lên lỗ tai hô “chui vào hang”
Người chơi : Làm theo và nói “chui vào hang”.
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh, khẩu lệnh không theo thứ tự “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, chui vào hang” nữa. (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

12. Trò chơi Hát đếm số

Cách chơi: Quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bài hát theo số ngón quản trò đưa ra

Ví dụ:

Quản trò đưa 1 ngón tay thì Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay thì Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

13. Trò chơi Ngón tay nhúc nhích

Địa điểm: Trong lớp học

Thời gian: 5 phút

Cách chơi: Quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay
Nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

14. Trò chơi Này bạn vui

Cách chơi: Quản trò hát bài hát “Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2)” – Người chơi vỗ tay theo nhịp đếm 1, 2 của quản trò. Quản trò có thể thay đổi “vỗ tay” thành “dậm chân” hoặc “gật đầu”.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

15. Trò chơi Thụt – Thò

Thời gian: 2 -> 3 phút

Cách chơi:

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

16. Trò chơi Có – Không?

Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu trúng) và không (nếu sai) mà thôi.

Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh?…

Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

17. Đố về trái cây

Cách chơi: Quản trò chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm phải trả lời liên tiếp từng tên trái cây có mẫu tự đầu giống mẫu tự trọng tài đã cho. Nếu không trả lời kịp thời, nhóm sẽ thua cuộc. Người chơi không được lặp lại tên trái cây đã trả lời. Quản trò có thể thay đổi các mẫu tự.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

18. Trò chơi Đứng, ngồi, nằm, ngủ

Nội dung:

Trò chơi tập thể với các tư thế khác nhau: Đứng, Ngồi, Nằm, Ngủ. Người chơi phải làm theo quản trò hô theo các động tác quy định. Có phạt cho những lỗi như làm sai động tác, không nhìn quản trò, làm chậm hoặc không rõ động tác.

Chú ý: Tùy thuộc vào đối tượng chơi mà tốc độ có thể thay đổi. Quản trò có thể sử dụng các từ khác nhau để tạo không khí lừa người chơi.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

19. Trò chơi Phản xạ nhanh

Cách chơi: Người quản trò hô các động tác như vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Người chơi phải làm theo đúng động tác theo hô của quản trò. Quản trò có thể làm trò phức tạp hơn để thách thức người chơi, và ai làm sai sẽ bị phạt.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

20. Trò chơi Chức năng

Nội dung:

Thách thức kiến thức về chức năng của các bộ phận cơ thể. Người chơi cần chỉ đúng chức năng của mỗi bộ phận khi quản trò hô tên của nó. Có thể tăng độ khó bằng cách thêm các bộ phận khác như chân, tay và yêu cầu nói tác dụng của chúng.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Nội dung từ Mytour nhằm chăm sóc khách hàng và khuyến khích du lịch, chúng tôi không chịu trách nhiệm và không áp dụng cho mục đích khác.

Nếu bài viết sai sót hoặc không phù hợp, vui lòng liên hệ qua email: [email protected]