- - 1. Nếu học sinh có nguy cơ bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn, giáo viên cần gặp phụ huynh để thuyết phục họ về lợi ích của việc học, đồng thời huy động sự hỗ trợ từ lớp và cộng đồng. 2. Khi phụ huynh xin cho con lên lớp dù thiếu điểm, giáo viên cần giải thích về tác hại của việc này và giữ quan điểm nhất quán của nhà trường. 3. Nếu học sinh xin chuyển lớp, giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân và chỉ đồng ý nếu lý do hợp lý, đồng thời cải thiện mối quan hệ trong lớp nếu cần. 4. Khi học sinh có dấu hiệu sa sút học tập vì lý do cá nhân, giáo viên cần động viên và hỗ trợ để giúp học sinh vượt qua khó khăn. 5. Nếu học sinh mới không được lớp đón nhận, giáo viên nên khuyến khích học sinh hòa nhập và tham gia tích cực vào các hoạt động lớp. 6. Khi phụ huynh xin nghỉ tập văn nghệ vì lý do học tập, giáo viên cần giải thích lợi ích của hoạt động văn nghệ và sắp xếp lịch hợp lý. 7. Để thực hiện chủ trương bán trú, giáo viên cần phân tích lợi ích và thuyết phục phụ huynh thông qua các mô hình chất lượng. 8. Nếu học sinh vi phạm là con của hiệu trưởng, giáo viên cần xử lý nghiêm khắc, hỗ trợ em khắc phục lỗi và thảo luận thẳng thắn sau kỳ thi. 9. Khi học sinh báo mất tiền, giáo viên cần trấn an và kiểm tra tình hình một cách bình tĩnh.,.
- - Khuyến khích học sinh trả lại tiền và giữ thái độ tế nhị nếu có ai thừa nhận lỗi. Nếu không, hãy yêu cầu học sinh tự thú nhận sau giờ sinh hoạt lớp. Nếu không, nhà trường sẽ tìm cách xác định và xử lý.
- - Nếu học sinh phá hoại tài sản nhà trường và không thừa nhận lỗi, thông báo với lớp rằng tài sản của nhà trường là của cả lớp, khuyến khích thừa nhận lỗi và cam kết sẽ tìm ra thủ phạm nếu không có ai tự thú.
- - Khi học sinh xé bài kiểm tra, hãy xuống gặp riêng để tìm hiểu lý do và khuyến khích học sinh cải thiện. Cũng nên nhắc nhở lớp về việc kiểm soát cảm xúc.
- - Để kích thích sự sôi động trong lớp, tìm hiểu nguyên nhân lớp trầm lắng và tổ chức hoạt động ngoại khóa, khuyến khích học sinh tham gia và thi đua.
- - Nếu phát hiện chữ ký giả mạo, gặp riêng học sinh để giải thích và thông báo với phụ huynh để phối hợp giáo dục.
- - Nếu học sinh sửa điểm, gặp riêng để phân tích lỗi và đưa vấn đề ra lớp để rút kinh nghiệm. Nếu nguyên nhân từ phụ huynh, gặp phụ huynh để giải quyết.
- - Khi học sinh không nghe lời và làm việc không đúng quy định, nên xử lý linh hoạt và yêu cầu học sinh có trách nhiệm trong việc dọn dẹp lớp. Đảm bảo không khí lớp học không bị căng thẳng.
- - Nếu học sinh bỏ học và không về mời phụ huynh, đến nhà để thông báo tình hình, tìm hiểu nguyên nhân và thảo luận với phụ huynh để tìm giải pháp phù hợp.
- - Đối với học sinh bị bệnh tự kỷ, khuyến khích tham gia học tập, hợp tác với phụ huynh và thực hiện các biện pháp hỗ trợ trong lớp.
- - Nếu học sinh tự ý rời lớp trong giờ lao động, gọi họ quay lại, nhắc nhở và tổ chức họp lớp để kiểm điểm và rút kinh nghiệm.
- - Khi phụ huynh yêu cầu sự hỗ trợ từ giáo viên, biểu đạt sự biết ơn và nhắc nhở về vai trò của nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh.
- - Nếu phụ huynh trừng phạt con ngay trước mặt giáo viên, cần xử lý tình huống một cách nhạy cảm, bảo vệ quyền lợi của học sinh và hợp tác với gia đình để giải quyết vấn đề., Là giáo viên chủ nhiệm, bạn cần can thiệp ngay khi phụ huynh dùng bạo lực với học sinh, giải thích cho phụ huynh hiểu tác hại của phương pháp này và khuyến khích phối hợp với nhà trường để giáo dục đúng cách. Khi học sinh nghỉ học không phép, bạn nên gặp riêng học sinh và thông báo cho phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân và hỗ trợ phù hợp. Nếu học sinh yêu cầu bạn hát và bạn không có khả năng, hãy vui vẻ đề nghị cùng lớp hát để tạo không khí vui vẻ. Khi học sinh thắc mắc về điểm kiểm tra, kiểm tra lại bài và giải thích lỗi sai hoặc xin lỗi nếu có nhầm lẫn. Nếu học sinh hẹn hò làm ảnh hưởng đến học tập, nhắc nhở riêng từng học sinh về việc không để chuyện riêng làm xao lạc việc học. Khi học sinh có phong cách thời trang không phù hợp, khuyên nhủ nhẹ nhàng để các em hiểu về sự phù hợp với môi trường học đường. Nếu học sinh có sức học yếu, động viên và hỗ trợ để cải thiện. Khi học sinh chống đối, bình tĩnh yêu cầu sự tôn trọng thay vì sợ hãi. Với học sinh có gia đình ly hôn, khuyến khích em xem xét lại hành động và hỗ trợ từ thầy cô, gia đình. Đối với học sinh mới bị cô lập, tạo điều kiện để hòa nhập và khuyến khích sự hòa đồng. Khi học sinh có bài kiểm tra xuất sắc, khen ngợi và kiểm tra sự hiểu biết để đảm bảo bài làm là công sức của em.
1. Tình huống 1: GVCN và gia đình học sinh
Tình huống: Bạn là giáo viên chủ nhiệm của một lớp học và trong lớp có một học sinh học kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong các giờ học liên tục nói chuyện riêng, lại không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài và thường ngủ gật. Khi bạn đến gặp phụ huynh của học sinh đó để trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình của em nhằm đề ra phương án tốt nhất để cái thiện tình trạng học tập của em thì mẹ của em lại xin cho em thôi học với lý do vì bố em mất sớm, nhà lại còn có em nhỏ. Nên mẹ của em muốn xin cho em thôi học để giúp đỡ mẹ trong nom em nhỏ, để mẹ em đi kiếm tiền nuôi các con.
Câu hỏi được đặt ra: Trong tình huống này thì bạn cần làm gì để giúp đỡ học sinh đó vẫn có thể đi học và vẫn có thể giúp đỡ gia đình được phần nào?
Hướng giải quyết:
Đầu tiên, bạn cần đến gặp phụ huynh học sinh và trao đổi rõ ràng cụ thể về vấn đề này, nhẹ nhàng động viên mẹ của học sinh hết sức tạo điều kiện cho em để em có thể học tiếp vì chính tương lai của em.
Trao đổi với lớp thông qua phong trào vòng tay bè bạn phát động trong lớp để giúp đỡ, hỗ trợ cho em học sinh này.
Cần phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn và quan trọng là để tạo điều kiện cho em có thế tiếp tục đi học vì tương lai của em.
Về phía học sinh: Cần giải thích khuyên răng em vì gia đình khó khăn nên cần phải nghiêm túc học thật tốt, xứng đáng với những gì mà mẹ, thầy cô đã mong đợi, học được cái chữ thì tương lai của em mới được mở rộng, đỡ đần cho mẹ được nhiều hơn về thời gian sau này, hỏi về ước mơ của em rồi giúp em định hướng.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)
2. Tình huống 3: GVCN và phụ huynh học sinh
Tình huống: Một phụ huynh đến nhờ giáo viên chủ nhiệm để xin cho con được lên lớp (do thiếu điểm).
Câu hỏi đặt ra: Nếu bạn là giáo viên chủ nhiệm của lớp đó, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Hướng giải quyết:
- Phân tích cho phụ huynh hiểu về tác hại của việc ngồi nhầm lớp.
- Chỉ ra những nhược điểm trong học tập của em học sinh so với các bạn trong lớp và các bạn thi lại nhưng đủ điều kiện lên lớp.
- Đề nghị phụ huynh không đến xin nhà trường về vấn đề nói trên, vì quan điểm của nhà trường được thống nhất như vậy để đảm bảo chất lượng bền vững.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)
3. Tình huống 2: Học sinh xin được chuyển lớp
Tình huống: Bạn là giáo viên chủ nhiệm của một lớp. Ngay đầu học kỳ 2 thì có một học sinh xin chuyển lớp.
Câu hỏi đặt ra: Bạn cần làm gì trong tình huống này?
Hướng giải quyết:
Điều đầu tiên cần được thực hiện khi gặp phải tình huống này đó chính là tìm hiểu nguyên do vì sao học sinh đó lại có ý định chuyển lớp và không nên đồng ý vội, có 2 trường hợp sẽ xả ra.
TH1: Nếu lý do là do mối quan hệ của học sinh đó với các bạn trong lớp là không được tốt, học sinh đó bị cô lập trong tập thể lớp, thì giáo viên cần phân tích cho học sinh đó rõ nguyên nhân vì sao lại xảy ra mối quan hệ xâu thế. Và nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ xấu đó là do từ cá nhân học sinh đó hay là từ tập thể lớp để từ đó tìm cách cải thiện mối quan hệ theo hướng tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết trong học tập cũng như trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần họp với ban các sự lớp để giúp các bạn khác trong lớp từ bỏ các thói quen xấu trong ứng xử. Từ đó, cái thiện phong trào học tập và hoạt động của lớp.
TH2: Nếu lý do mà học sinh đó đưa ra là hợp lý, không phải vì lợi ích cá nhân hay vì các mối quan hệ không được tốt thì giáo viên chủ nhiệm nên tạo điều kiện và giúp đỡ học sinh đó trong việc chuyển lớp.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa: Nguồn internet
4. Tình huống 5: GVCN và học sinh trong lớp
Tình huống: Trong lớp bạn chủ nhiệm, có một em học sinh trước đây rất ngoan và chăm học. Thời gian gần đây, em có biểu hiện bỏ một số tiết học và kết quả học tập đi xuống. Sau khi tìm hiểu, bạn phát hiện em mới phải đối mặt với việc bố mẹ em li hôn, và em đã bỏ tiết để chơi game. Khi gọi em riêng để nhắc nhở, em trả lời: “Bố mẹ không thương em cả, không ai quan tâm, muộn hay sớm em cũng phải bỏ học thôi'.
Câu hỏi đặt ra: Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?
Hướng giải quyết:
Trong trường hợp này, hãy nhẹ nhàng khuyến khích em hãy bình tĩnh và xem xét lại hành động của mình. Ngoài tình cảm gia đình, em cũng có thầy cô và bạn bè luôn quan tâm và hỗ trợ. GVCN nên tìm hiểu thêm về gia đình em, gặp người đại diện nuôi em để có thể hỗ trợ và khuyến khích em. Bạn cũng cần thể hiện sự quan tâm và động viên em sau giờ học, cùng theo dõi biểu hiện của em để có phản ứng phù hợp nếu em không tiến bộ.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)
5. Tình huống 4: GVCN và học sinh mới
Tình huống: Trong lớp bạn đang chủ nhiệm có một học sinh từ trường khác chuyển đến. Mặc dù em ấy rất hiền và hòa đồng, thậm chí học giỏi hơn các bạn khác trong lớp, nhưng các học sinh khác không thích chơi với em. Dù bạn đã tổ chức sinh hoạt lớp và nhắc nhở cách ứng xử để giảm sự ganh tị, nhưng vẫn chưa có hiệu quả.
Câu hỏi đặt ra: Bạn sẽ làm gì để tất cả các em trong lớp hòa đồng với học sinh mới này?
Hướng giải quyết:
- Không nên nóng vội. Nếu học sinh mới thật sự hiền lành và hòa đồng, bạn bè trong lớp sẽ nhanh chóng chấp nhận em ấy. Quan trọng nhất là giáo viên không nên phê phán học sinh không hòa đồng với em, để tránh tạo thêm thành kiến.
- Gặp riêng học sinh mới để hướng dẫn cách tiếp cận với các bạn trong lớp. Khuyến khích em tham gia các hoạt động lớp và luôn giữ thái độ tích cực mà không kiêu ngạo. Điều này sẽ giúp em nhanh chóng hòa nhập vào tập thể lớp.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)
6. Tình huống 7: Phụ huynh xin GVCN cho con được nghỉ tập văn nghệ
Tình huống: Một phụ huynh đến gặp xin cho con mình được nghỉ tập văn nghệ vì lí do tập văn nghệ ảnh hưởng nhiều đến việc học tập các môn văn hóa.
Câu hỏi đặt ra: Nếu bạn là GVCN của em học sinh đó, bạn nên trả lời phụ huynh như thế nào?
Hướng giải quyết:
- Khen ngợi khi phụ huynh có một đứa con ngoan, học giỏi, đặc biệt có năng khiếu văn nghệ rất tốt, có nhiều tố chất hoạt động xã hội rất được thầy cô và ban bè mến mộ. Nếu được bồi dưỡng sớm thì sẽ rất phát triển.
- Phân tích cho phụ huynh biết: Năng khiếu văn nghệ của trẻ em là hết sức quan trọng, nhất là trong xã hội ngày nay, năng khiếu văn nghệ, ca hát rất dễ tạo cơ hội cho con người thành đạt về mọi mặt.
- Tham gia hoạt động văn nghệ trong trường học thực chất là một hoạt động học tập rèn luyện, có tác dụng bổ trợ cho các việc học văn hóa.
- Nhà trường sẽ sắp xếp lịch sinh hoạt hợp lý cho đội văn nghệ nhà trường, trong đó có cả con bác.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)
7. Tình huống số 6: GVCN và phụ huynh học sinh
Tình huống: Trong một cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, có một số người chưa đồng tình chủ trương tổ chức ăn bán trú cho học sinh của nhà trường, bởi lý do phải đóng đậu thêm tiền tốn kém, điều kiện chăm sóc con ở nhà tốt hơn.
Câu hỏi được đặt ra: Là Giáo viên chủ nhiệm, bạn hãy trình bày cách giải quyết của mình để thực hiện được chủ trương bán trú của nhà trường?
Hướng giải quyết:
- Phân tích tác dụng của việc tổ chức bán trú tại trường (có lợi cả về sức khỏe, tiết kiệm thời gian, kinh phí, an toàn,...)
- Đặc biệt tổ chức bán trú sẽ là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học buổi 2.
- Giới thiệu cho phụ huynh biết một số mô hình bán trú có chất lượng trong và ngoài tỉnh, đồng thời thuyết phụ phụ huynh ủng hộ chủ trương lớn của ngành.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)
8. Tình huống 9: Học sinh vi phạm là con của hiệu trưởng
Tình huống: Ngân, học sinh trong lớp bạn và cũng là con của Hiệu trưởng trường, bị bắt quả tang trong một lần thi kiểm tra định kỳ vì quay cóp bài và có lời lẽ thiếu lễ phép với giáo viên. Bạn đã chứng kiến sự việc này.
Câu hỏi đặt ra: Là GVCN, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Hướng giải quyết:
Kiên quyết để giám thị xử lý theo nguyên tắc và giải thích cho Ngân biết mức độ vi phạm của mình. Đồng thời, hỗ trợ Ngân khiếu nại với Hội đồng kỷ luật và khuyến khích em khắc phục lỗi. Để tránh gây căng thẳng, bạn có thể nói với Ngân rằng sẽ hỗ trợ em nếu em có ý thức sửa chữa lỗi của mình.
Sau kì thi, gặp riêng Ngân để trao đổi thẳng thắn về sự việc.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)
9. Tình huống 8: Học sinh trong lớp bị mất tiền
Tình huống: Sau giờ ra chơi, khi bạn bước vào lớp và tiến hành bài giảng mới, một học sinh đứng lên thất thanh: “Thưa cô, em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp, nhưng sau giờ ra chơi, em vào lớp thì không thấy tiền đâu cả'. Cả lớp nhốn nháo, học sinh không ngừng khóc.
Câu hỏi đặt ra: Là GVCN, bạn sẽ xử lý trường hợp này như thế nào?
Hướng giải quyết:
Đầu tiên, trấn an học sinh để làm dịu tình hình. Sau đó, tiếp tục bài giảng và giải quyết vấn đề vào cuối tiết học:
- Kiểm tra kỹ lại tiền trong túi và xem có thể là do học sinh nhầm lẫn.
- Nếu thực sự mất, giữ thái độ điềm tĩnh, ôn tồn khi nói chuyện với cả lớp. Khuyến khích học sinh trả lại tiền mà không ai biết.
- Nếu có học sinh thừa nhận, giữ thái độ tế nhị, yêu cầu họ gặp riêng để giải quyết.
- Đưa ra lời khuyên cho học sinh làm mất tiền và tất cả học sinh trong lớp.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa: Nguồn internet10. Tình huống 11: Học sinh tham gia phá hoại tài sản nhà trường
Tình huống: Nếu có một học sinh trong lớp bạn chủ nhiệm tham gia phá hoại tài sản của nhà trường và khi được hỏi, không có em nào thừa nhận lỗi. Tuy nhiên, bạn không có bằng chứng chính xác về hành vi của em đó.
Câu hỏi đặt ra: Bạn sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp này?
Hướng giải quyết:
Trong giờ sinh hoạt lớp, GVCN thông báo: “Các em cần hiểu rằng tài sản của nhà trường không chỉ thuộc sở hữu cá nhân mà còn là của cả lớp. Nếu có ai đó trong lớp phá hoại tài sản, hãy dũng cảm thừa nhận lỗi để hạn chế hình phạt. Nếu không, sau giờ sinh hoạt, hãy đến gặp cô để thú nhận về hành vi của mình mà không cần tiết lộ tên. Các em không thừa nhận, nhà trường sẽ tìm cách xác định và đưa ra hình phạt vì vi phạm quy định của nhà trường và không chịu trách nhiệm trước lớp”.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)11. Tình huống 10: Học sinh xé bài kiểm tra
Tình huống: Sau khi phát bài kiểm tra định kỳ, bạn đứng lên bục giảng để chấm bài và chia sẻ kinh nghiệm. Đột nhiên, bạn nghe tiếng xé giấy và nhìn thấy Nam đã xé bài làm một điểm của mình trước sự kinh ngạc của các bạn trong lớp.
Câu hỏi đặt ra: Trong trường hợp này, bạn nên làm gì?
Hướng giải quyết:
Bạn nên dành chút thời gian xuống chỗ của Nam để tìm hiểu về hành động vừa rồi của em. Bạn có thể nói: “Cô hiểu rằng bài kiểm tra khiến em buồn và em đã xé bài của mình. Nhưng em đã xem lại bài của mình chưa? Em nói 'bài của em nói em xé', nhưng đó cũng là bài mà cô đã dành thời gian để xem xét và đánh giá. Em đã nhận được phản hồi từ cô để cải thiện, nhưng thật tiếc bây giờ bài đó đã trở thành những mảnh giấy vụn.”
Nếu nhìn nhận từ góc độ của em, nếu sau này em làm giáo viên và có học sinh làm điều tương tự ngay trước mặt em, em sẽ nghĩ thế nào? Dù sao, đây là lần đầu cô sẽ thông cảm. Cô hy vọng em hiểu những điều cô nói và cố gắng hơn ở những bài sau. Cô tin em sẽ làm được.”
Đồng thời, bạn cũng nên khéo léo nhắc nhở các em trong lớp rút kinh nghiệm để tránh những phản ứng nóng nảy tương tự lần sau.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)12. Tình huống 13: Kích thích sự sôi động trong lớp
Tình huống: Sau khi nhận lớp từ Ban Giám hiệu, bạn cảm thấy không khí học tập và các hoạt động của lớp rất trầm. Học sinh ít khi tham gia và không có sự sôi nổi.
Câu hỏi đặt ra: Trước tình trạng này, bạn sẽ làm gì để kích thích sự sôi động trong lớp mà mình chủ nhiệm?
Hướng giải quyết:
Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân khiến lớp trở nên trầm lắng. Sau đó, đưa ra những giải pháp như:
- Động viên, khuyến khích tinh thần của học sinh khi họ làm việc tốt.
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa và trò chơi để tạo sự giao lưu, năng động trong lớp.
- Khen ngợi và khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động trường.
- Tổ chức thi đua giữa các nhóm, tạo cơ hội khen thưởng cho học sinh xuất sắc.
Các hoạt động này không chỉ làm sôi nổi phong trào mà còn củng cố tình bạn giữa học sinh trong lớp.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa: Nguồn internet13. Tình huống 12: Phát hiện chữ ký giả mạo trong sổ liên lạc của học sinh
Tình huống: Khi cô (thầy) giáo trả sổ liên lạc, yêu cầu học sinh mang về nhà ký tên, cô (thầy) phát hiện một em học sinh có chữ ký giả mạo.
Câu hỏi đặt ra: Nếu bạn là GVCN, bạn sẽ làm gì?
Hướng giải quyết: Gặp riêng em học sinh để yêu cầu giải thích và phân tích cho em hiểu việc làm là hoàn toàn sai. Khuyên nhủ em không tái phạm. Thông báo sự việc với phụ huynh và hợp tác với gia đình để giáo dục học sinh tốt hơn.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)14. Tình huống 15: Học sinh sửa điểm
Tình huống: Trong lúc kiểm tra vở, bạn phát hiện một học sinh đã sử dụng bút xóa để xóa lỗi và điểm; đồng thời sửa điểm từ 6 thành 9.
Câu hỏi đặt ra: Trước tình hình này, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Hướng giải quyết:
Gặp riêng học sinh để trao đổi, tìm hiểu nguyên nhân. Phân tích để em nhận ra lỗi của mình và cam kết không vi phạm nữa.
Trong buổi sinh hoạt lớp, đưa vấn đề ra để trao đổi và giúp các em rút kinh nghiệm (không nêu tên học sinh).
Nếu nguyên nhân xuất phát từ phụ huynh, bạn cần gặp phụ huynh...
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)15. Tình huống 14: Học sinh không nghe lời
Tình huống: Là giáo viên chủ nhiệm khi bước vào lớp, bạn thấy bảng chưa lau và trong phòng học có nhiều mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học, bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùng lên xóa bảng và nhặt những mẩu giấy vụn đó đi. Nhưng vừa dứt lời thì em học sinh đó đứng lên và nói: “Thưa thầy (cô), em không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến phiên em trực nhật ạ”. Nói xong, học sinh đó ngồi xuống.
Câu hỏi đặt ra: Trong tình huống đó, bạn sẽ phản ứng thế nào?
Hướng giải quyết:
Tùy vào tình huống cụ thể mà bạn cần phải nhanh trí tìm cách xử lý. Cũng không nên quá quan trọng vấn đề bằng cách truy xét ai có trách nhiệm với việc “xả rác” này. Bạn cũng có thể tự làm nếu thấy hợp lý và cũng chỉ là mấy mảnh giấy vụn trên sàn hay vài vết phấn chưa lau. Nhưng sau đó bạn cũng nghiêm khắc nói cho học sinh biết rằng sẽ không có lần sau như thế.
Nhưng tốt nhất là bạn nên nhắc nhở học sinh kê lại bàn ghế cho ngay ngắn, “nhờ” một em học sinh lên lau bảng “giúp” cô, sau đó nhanh chóng bắt đầu bài giảng. Và đến cuối buổi chắc chắn bạn phải yêu cầu lớp trưởng có trách nhiệm cắt cử các bạn trực nhật để bước vào tiết học sau.
Làm như vậy bạn sẽ không mất thời gian và sẽ không tạo ra bầu không khí căng thẳng cho buổi lên lớp của mình vì những chuyện cỏn con ấy.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa: Nguồn internet16. Tình huống 17: Học sinh bỏ học
Tình huống: Trong lớp bạn chủ nhiệm, một học sinh vi phạm kỷ luật và khi yêu cầu học sinh đó về mời phụ huynh, học sinh tự bỏ học. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Hướng giải quyết: Ngay lập tức, giáo viên chủ nhiệm đến tận nhà để thông báo tình hình, tìm hiểu nguyên nhân và thảo luận với phụ huynh để động viên học sinh tiếp tục học và tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp cho em.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)17. Tình huống 16: Học sinh bị bệnh 'tự kỷ'
Tình huống: Trong lớp chủ nhiệm của bạn, có một học sinh đang phải đối mặt với bệnh “tự kỷ”. Em ấy thường không tham gia hoạt động học tập, chỉ ngồi một mình và thường xuyên bị bạn bè trêu chọc khi ra chơi. Khi phụ huynh của em nộp đơn xin phép để em nghỉ học, bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào?
- Thuyết phục em học sinh tiếp tục tham gia học tập để không bị mất cơ hội sau này.
- Chia sẻ với phụ huynh về khó khăn và đề xuất hợp tác để giúp đỡ em học sinh.
- Thực hiện các biện pháp giáo dục về đạo đức, tinh thần đồng đội trong lớp học.
- Trao đổi với lãnh đạo trường và đồng nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)18. Tình huống 19: Học sinh tự ý rời khỏi lớp trong giờ lao động
Tình huống: Trong buổi lao động, giáo viên chủ nhiệm phát hiện hai học sinh tự ý rời lớp giữa giờ. Bạn sẽ xử lý thế nào?
Hướng giải quyết:
Gửi lớp trưởng gọi hai học sinh quay lại để gặp thầy giáo chủ nhiệm. Khi họ quay lại, thầy giáo sẽ nghiêm túc nhắc nhở và yêu cầu họ tiếp tục tham gia lao động cùng các bạn. Trong quá trình này, giáo viên theo dõi và đánh giá thái độ lao động của họ.
Cuối buổi lao động, tổ chức họp lớp để kiểm điểm và rút kinh nghiệm. Giáo viên chủ nhiệm thông báo về việc phát hiện hai học sinh rời khỏi lớp và đánh giá kết quả lao động. Góp ý được đưa ra kịp thời, và hai học sinh đã sửa chữa khuyết điểm, cố gắng lao động hơn.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa: Nguồn internet19. Tình huống 18: Giáo viên chủ nhiệm và yêu cầu hỗ trợ từ phụ huynh
Tình huống: Khi gặp phụ huynh của một học sinh đặc biệt, họ nhờ bạn với câu 'trăm sự nhờ thầy'. Nếu bạn là giáo viên chủ nhiệm, cách ứng xử của bạn sẽ như thế nào?
Hướng giải quyết: Giáo viên chủ nhiệm biểu đạt lòng biết ơn vì sự tin tưởng của phụ huynh đối với mình. Sau đó, nhẹ nhàng nhắc nhở về vai trò và trách nhiệm của cả nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục con em. Cam kết hợp tác chặt chẽ với gia đình để đồng lòng giúp đỡ học sinh tiến bộ.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)20. Tình huống 21: Phụ huynh trừng phạt con ngay trước mặt giáo viên
Tình huống: Trong trường học có một học sinh đặc biệt, đã nhiều lần vi phạm nội quy của nhà trường. Lần này, ban giám hiệu nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm đưa học sinh về gặp gia đình và trao đổi về vấn đề này. Khi đưa học sinh về nhà, trước khi giáo viên giải thích xong, bố của học sinh đã đứng dậy tát tới tấp vào mặt học sinh và nói vì đã 'làm xấu mặt' gia đình. Với địa vị là một người giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, trong trường hợp này bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Hướng giải quyết:
Việc đầu tiên bạn phải làm là can thiệp vào không cho bố của học sinh tiếp tục đánh học sinh nữa, trong khi đó bạn cũng đồng thời dùng những lời lẽ thích hợp để giải thích cho phụ huynh của em biết rằng trong việc giáo dục con cái bằng bạo lực không bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp thậm chí nó còn phản tác dụng khiến cho mối quan hệ trong gia đình trở nên xấu đi và điều đó là không ai trong gia đình mong muốn.
Sau khi bạn đã can thiệp vào và vị phụ huynh học sinh có vẻ bình tĩnh hơn, bạn sẽ quay lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, niềm nở và vui vẻ. Bên cạnh đó bạn cần làm cho phụ huynh học sinh hiểu rằng nhà trường luôn luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc giáo dục học sinh đặc biệt là khi các em mắc sai lầm. Dù cho đó là học sinh thế nào thì không bao giờ được giáo dục các em bằng bạo lực hay dùng những lời lẽ nặng nề, xúc phạm thậm chí làm ảnh hưởng đến danh dự của học sinh. Ở độ tuổi của các em, các em đã ý thức được cái tôi cá nhân và các em cần được tôn trọng. Chính vì vậy, việc dùng cách giáo dục bằng bạo lực hay dùng lời lẽ không hay chỉ làm ảnh hưởng đến các em thậm chí nó còn có hậu quả tồi tệ hơn. Cuối cùng thì bạn cần yêu cầu gia đình phối hợp với nhà trường để có hướng giáo dục tốt nhất cho em.
Hình minh họa: Nguồn internet
Hình minh họa (Nguồn internet)
21. Tình huống 20: Học sinh nghỉ học không phép
Tình huống: Trong lớp chủ nhiệm của bạn, có học sinh tên Ngọc thường xuyên nghỉ học không phép. Chỉ trong tuần qua, em ấy đã nghỉ 3 buổi mà không thông báo. Làm thế nào để giải quyết tình hình này?
Hướng giải quyết: Bạn cần họp riêng với học sinh để tìm hiểu nguyên nhân, sau đó thăm và thông báo cho phụ huynh biết về tình hình và tìm hiểu nguyên nhân. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, bạn cần thảo luận với phụ huynh về cách hỗ trợ học sinh một cách phù hợp.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
22. Tình huống 21: Học sinh yêu cầu thầy cô giáo hát
Tình huống: Khi bạn đảm nhận lớp mới, có một học sinh đề nghị bạn hát, nhưng bạn không có tài năng hát. Mặc dù bạn đã nói với học sinh rằng bạn có thể kể chuyện, nhưng em vẫn kiên định yêu cầu bạn hát. Làm thế nào để giải quyết tình huống này?
Hướng giải quyết:
Tự tin và vui vẻ đối mặt với học sinh, nói rằng: “Cô (thầy) hát không giỏi đâu, các em đừng chế cười cô (thầy) nhé. Thay vào đó, cô (thầy) sẽ mời các em cùng hát cùng cô được không?”. Hòa mình vào không khí vui vẻ và hát cùng cả lớp.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
23. Tình huống 22: Học sinh thắc mắc về điểm kiểm tra
Tình huống: Trong giờ trả bài kiểm tra, một học sinh đặt câu hỏi với thầy về kết quả bài kiểm tra: “Thưa thầy! Bài của em làm giống hệt bài của bạn Thắng, sao bạn ấy lại được điểm 8 mà em chỉ được có 5?”. Nếu bạn là thầy, cách xử lý như thế nào?
Hướng giải quyết:
Nhẹ nhàng và nói: 'Em đã nhìn kỹ chưa! Mang bài của em và bài của bạn Thắng lên đây cho tôi kiểm tra!”. Sau khi kiểm tra xong, nếu bạn sai thì đơn giản là bạn hãy nói lời xin lỗi với cả lớp đặc biệt là em học sinh bị bạn chấm nhầm. Sau đó, bạn sẽ chấm lại bài kiểm tra. Nếu do em đó không để ý thì bạn hãy giải thích cho em hiểu lỗi sai của mình. Bạn có thể phê bình em đó để lần sau em đó cẩn thận hơn.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
24. Tình huống 20: Học sinh trong lớp bạn chủ nhiệm hẹn hò
Tình huống: Thấy các em học sinh trêu nhau và là một thầy giáo chủ nhiệm lớp đó – bạn phát hiện một đôi đang hẹn hò và có những biểu hiện học tập đi xuống rất tồi. Cả hai đều không chú ý nghe giảng, rất hay chống cằm mơ màng!……. Bạn hiểu rõ, tình trạng này là rất đáng lo, đặc biệt đối với học sinh cuối cấp. Bạn xử lí tình huống này như thế nào.
Hướng giải quyết:
Khéo léo và lặng lẽ tìm gặp riêng từng học sinh một, nhắc nhở nhẹ nhàng, tế nhị để các em không sao nhãng việc học tập. Không ảnh hưởng đến kết quả của bản thân vừa không ảnh hưởng đến thành tích chung của cả lớp.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
25. Tình huống 21: Học sinh có phong cách thời trang không phù hợp với môi trường học đường
Tình huống: Trong lớp bạn chủ nhiệm có một em nhuộm tóc vàng (đỏ, xanh) và cắt kiểu không giống ai. Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì ?
Hướng giải quyết:
Nói chuyện nhẹ nhàng với cả lớp trong giờ sinh hoạt : “Trong xã hội hiện nay , hầu hết ai cũng chạy theo xu hướng và muốn giống thần tượng của mình. Các em hiện đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì không nên nhuộm tóc vàng ( đỏ , xanh ), nên để màu tóc tự nhiên mà khi sinh ra đã có. Như vậy sẽ phù hợp với lứa tuổi của các em mà nhìn lớp ai cũng giống ai không có sự khác biệt ,không phân chia giàu nghèo, tạo nên một tập thể đoàn kết hòa đồng, luôn giúp đỡ lẫn nhau ’’.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
26. Tình huống 22: Học sinh sức học quá yếu
Tình huống:
Trong giờ học, giáo viên đưa ra một câu hỏi và gọi một học sinh trả lời. Tuy nhiên, cả lớp không ai giơ tay. Cô gọi Thiên đứng lên, nhưng em không trả lời, chỉ đứng im, mắt tròn xoe nhìn cô giáo, miệng mím chặt và tay chân không cử động.
Giáo viên cần nhắc lại câu hỏi và động viên Thiên trả lời. Nếu vẫn không trả lời, học sinh khác sẽ được gọi. Sau đó, khuyến khích Thiên nhắc lại câu trả lời. Nếu thành công, em được ngồi xuống. Cuối giờ, giáo viên tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giúp đỡ, nhấn mạnh hậu quả nếu không thay đổi. Mục tiêu là giúp em nhận ra vấn đề và sửa chữa.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
27. Học sinh tỏ ra chống đối thầy cô giáo
Tình huống:
Giọng trống vang lên, báo hiệu giờ sinh hoạt cuối tuần đã kết thúc.
Thầy Hùng yêu cầu học sinh đánh giá ưu và nhược điểm của lớp trong tuần. Trong khi Vinh đang đùa, nói: “Thầy, Tuấn bảo cóc sợ thầy ạ!” Trước tình huống khó xử, Thầy Hùng phản ứng thế nào?
Hướng giải quyết:
Thầy, sau chốc lặng, nói bình tĩnh: “Thầy cô làm gì để các em phải sợ chứ?
Chúng ta chỉ mong muốn sự tôn trọng, lễ phép, không phải sự sợ hãi!… Tuấn nói đúng! Nhưng cách diễn đạt không đẹp”
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
28. Học sinh trong lớp có bố mẹ ly hôn, ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập
Tình huống:
Trong lớp bạn chủ nhiệm, có một em học sinh trước đây rất ngoan và chăm học. Gần đây, em có biểu hiện bỏ một số tiết học và kết quả học tập giảm sút. Sau khi tìm hiểu, bạn phát hiện ra rằng bố mẹ em mới ly hôn và em đã bỏ học để chơi game. Khi gọi em riêng để nhắc nhở, em trả lời: “Bố mẹ không thương em cả, không ai quan tâm. Muộn rồi cũng phải bỏ học thôi'. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Hướng giải quyết:
Đối diện với tình huống này, bạn nên nhẹ nhàng khuyến khích em hãy bình tĩnh và xem xét lại hành động của mình trong thời gian vừa qua. Bạn cũng cần thông báo rằng ngoài tình cảm gia đình, em còn có sự quan tâm và hỗ trợ từ thầy cô và bạn bè. GVCN cần tiếp xúc với gia đình hoặc người chăm sóc của em để hiểu rõ hơn về tình hình và có kế hoạch hỗ trợ phù hợp. Thái độ quan tâm và khuyến khích từ phía GVCN sẽ giúp em vượt qua khó khăn và tiếp tục học tập có ý thức.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
29. Học sinh mới chuyển đến lớp bạn bị cô lập
Tình huống:
Có một học sinh mới từ trường khác chuyển đến lớp bạn. Tuy em ấy rất hiền và hòa đồng, đặc biệt là học giỏi hơn các học sinh khác trong lớp, nhưng các bạn trong lớp không thích chơi với em này. Các hoạt động sinh hoạt lớp và nhắc nhở về cách ứng xử không giúp giảm sự ganh tị.
Bạn sẽ làm gì để tất cả học sinh trong lớp hòa đồng và chấp nhận học sinh mới?
Hướng giải quyết:
Hãy giữ bình tĩnh. Nếu học sinh mới thực sự hiền lành và hòa đồng, sự chấp nhận từ các bạn sẽ đến nhanh chóng. Không cần áp đặt mà nên tạo điều kiện cho em tham gia hoạt động lớp và tương tác với các bạn khác. Hãy gặp em riêng để hướng dẫn cách tiếp xúc và giới thiệu em cho các bạn trong lớp. Truyền đạt thông điệp tích cực và khích lệ sự hòa đồng trong lớp.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
30. Học sinh có bài kiểm tra đột nhiên xuất sắc
Tình huống:
Trong khi chấm bài kiểm tra viết, bạn phát hiện một bài làm đặc biệt xuất sắc, vượt xa khả năng hiện tại của học sinh. Trong giờ trả bài, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Hướng giải quyết:
Khi trả bài trước lớp, hãy khen ngợi em học sinh đó vì bài làm xuất sắc và độc đáo. Hãy kiểm tra sự hiểu biết của em bằng cách gọi em lên bảng để chia sẻ cách giải của mình. Điều này cũng là cơ hội để em chứng minh sự hiểu biết sâu sắc. Nếu em trình bày một cách trơn tru và thể hiện sự hiểu biết rõ ràng, bạn có thể đánh giá bài làm đó là công sức của em. Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ về sự độc lập của bài làm, hãy giữ điểm tạm thời và yêu cầu em làm một bài kiểm tra khác để kiểm tra hiểu biết của mình. Đồng thời, hãy tư vấn và khuyến khích em tiếp tục nỗ lực và học tập.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)