1. Bài tham khảo số 1
Phần ấn tượng nhất, đậm chất cảm động trong bức thư là người bố nói về hình ảnh thương yêu, về đức hi sinh cao cả và tình thương mênh mông của người mẹ hiền.
Bố nhắc lại một kỷ niệm không bao giờ quên là cách đây mấy năm, En-ri-cồ bị ốm nặng, mẹ đã “thức suốt đêm' chăm sóc con, “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con”. Người mẹ lo lắng, đau đớn “quằn quại vì nỗi sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”.
Cổ ngữ có câu: “Mẫu tử tình thâm”. Tình mẹ thương con là mênh mông bao la. Mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ” (tục ngữ). Con mà lại xúc phạm đến mẹ là vô đạo, vì “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. Một năm so với một giờ đã có đứa con nào tính được, nghĩ đến? Người mẹ có quản gì vất vả, chịu khó sở đói rét “đi ăn xin để nuôi con”. To lớn hơn, vĩ đại hơn là người mẹ có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Công cha nghĩa mẹ thật vô cùng sâu nặng:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
hay
“Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
(Ca dao)
Cảm động nhất là khi bố chỉ cho con thấy nỗi bất hạnh “buồn thảm nhất” của một đời người là “ngày mà con mất mẹ”. Mồ côi mẹ là nỗi đau khổ nhất của tuổi thơ. Cho dù khi đã lớn khôn, trưởng thành, dũng cảm,… đứa con vẫn không bao giờ tìm lại được bóng dáng yêu thương của mẹ hiền. Một tiếng nói dịu hiền của mẹ. Một cử chỉ thân thương của mẹ “được mẹ dang tay ra đón vào lòng”. Nỗi cô đơn của đứa con (dù lớn khôn, khỏe mạnh) không thể nào kể xiết, vì thiếu tình thương ấp ủ của mẹ hiền, “con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở the”. Lúc ấy, 'con sẽ cay đắng…”, “con sẽ không thể sống thanh thản”, “con sẽ không một phút nào yên tĩnh”) vì lương tâm cắn rứt, con nhở lại “những lúc đã làm cho mẹ đau lòng”, “đã làm cho mẹ buồn phiền”. Lúc ấy dù có “hối hận”, dù con có 'cầu xin linh hồn mẹ tha thứ” thì cũng chỉ vô ích mà thôi, vì mẹ đã mất từ lâu rồi. Một nỗi đau ghê gớm là thời gian năm tháng sẽ không bao giờ làm nguôi quên những hình ảnh, những kỷ niệm vui, buồn về người mẹ hiền yêu quý, “lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh”. Và lúc ấy, “hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”.
“Mẹ hiền như chuối ba hương – Như xôi nếp mật, như đường mía lau”. Đó là ca dao của nhân dân ta. ở đây, từ hình ảnh người mẹ hiền trong tâm hồn đứa con, người bố đã viết một câu thật hay nói về lòng hiếu thảo, về đạo làm con; lời khuyên con càng trở nên sâu xa, thấm thía: “Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Bởi vì, lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo làm người; những kẻ bất hiếu “thật đáng xấu hổ và nhục nha ’ vì đã “trà đạp lên tình yêu đó”.
Qua bức thư của người bố gửi En-ri-cô, ta thấy lời giáo huấn không hề khô khan mà vô cùng xúc động, chứa chan tình phụ – từ, tình mầu – tử. Bố vừa giận vừa thương con; bố đã dạy con bài học về lòng hiếu thảo, biết kính trọng và biết ơn cha mẹ. Lòng mẹ bao la và mênh mông. Con không được vô lễ, không được vong ân bội nghĩa với mẹ cha. Chúng ta cảm thấy mình “lớn lên” cùng trang nhật ký của En-ri-cô.
Tóm lại bài 'Mẹ tôi” là một bài ca tuyệt vời của “Những tấm lòng cao cả”. Đơ A-mi-xi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục chúng ta bài học hiếu thảo của đạo làm con.

3. Tài liệu tham khảo số 3
Bố nhắc lại một kỷ niệm không bao giờ quên là cách đây mấy năm, En-ri-cô bị ốm nặng, mẹ đã “thức suốt đêm” chăm sóc con, “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con”. Người mẹ lo lắng, đau đớn “quằn quại vì nỗi sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”. Cổ ngữ có câu: “Mẫu tử tình thâm”. Tình mẹ thương con là mênh mông bao la. Mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ” (tục ngữ).
Con mà lại xúc phạm đến mẹ là vô đạo, vì “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. Một năm so với một giờ đã có đứa con nào tính được, nghĩ đến? Người mẹ có quản gì vất vả, chịu khó sở đói rét “đi ăn xin để nuôi con”. To lớn hơn, vĩ đại hơn là người mẹ “có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.
Cảm động nhất là khi bố chỉ cho con thấy nỗi bất hạnh “buồn thảm nhất” của một đời người là “ngày mà con mất mẹ”. Mồ côi mẹ là nỗi đau khổ nhất của tuổi thơ. Cho dù khi đã lớn khôn, trưởng thành, dũng cảm,... đứa con vẫn không bao giờ tìm lại được bóng dáng yêu thương của mẹ hiền. Một tiếng nói dịu hiền của mẹ. Một cử chỉ thân thương của mẹ “được mẹ dang tay ra đón vào lòng”. Nỗi cô đơn của đứa con (dù lớn khôn, khỏe mạnh) không thể nào kể xiết, vì thiếu tình thương ấp ủ của mẹ hiền, “con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che”. Lúc ấy, 'con sẽ cay đắng...”, “con sẽ không thể sống thanh thản”, “con sẽ không một phút nào yên tĩnh”) vì lương tâm cắn rứt, con nhớ lại “những lúc đã làm cho mẹ đau lòng”, “đã làm cho mẹ buồn phiền”. Lúc ấy dù có “hối hận”, dù con có 'cầu xin linh hồn mẹ tha thứ” thì cũng chỉ vô ích mà thôi, vì mẹ đã mất từ lâu rồi. Một nỗi đau ghê gớm là thời gian năm tháng sẽ không bao giờ làm nguôi quên những hình ảnh, những kỷ niệm vui, buồn về người mẹ hiền yêu quý, “lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh”. Và lúc ấy, “hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”.
Qua bức thư của người bố gửi En-ri-cô, ta thấy lời giáo huấn không hề khô khan mà vô cùng xúc động, chứa chan tình phụ – tử, tình mẫu – tử. Bố vừa giận vừa thương con; bố đã dạy con bài học về lòng hiếu thảo, biết kính trọng và biết ơn cha mẹ. Lòng mẹ bao la và mênh mông. Con không được vô lễ, không được vong ân bội nghĩa với mẹ cha. Chúng ta cảm thấy mình “lớn lên” cùng trang nhật ký của En-ri-cô.

2. Tài liệu tham khảo số 2
Tác phẩm 'Mẹ Tôi' là một đoạn trích đặc sắc từ cuốn truyện thiếu nhi nổi tiếng 'Những tấm lòng cao cả' của Ét-môm-đô đơ A-mi-xi, là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Nó thể hiện tình cảm cao quý của người mẹ đối với đứa con yêu quý.
Bức thư được viết bởi bố En-ri-cô trong tình huống khi En-ri-cô có thái độ vô lễ với mẹ. Bức thư này giúp En-ri-cô tự nhìn nhận, nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.
Để khiến En-ri-cô nhận ra lỗi của mình, người cha đã thể hiện thái độ đau buồn, tức giận và có phần thất vọng. Thái độ này được thể hiện qua những từ ngữ mạnh mẽ: “con đã thiếu lễ độ với mẹ” “bố không thể nén cơn tức giận”. Bức thư bắt đầu mạnh mẽ, cảnh báo: “Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”. Lời lẽ nghiêm túc đã tác động đến nhận thức của En-ri-cô.
Để En-ri-cô nhận ra sự thiếu lễ độ với mẹ là sai trái, bức thư đã vẽ lên hình ảnh dịu dàng, hiền hậu của mẹ, một hình ảnh bình dị mà rất lớn lao.
Mẹ của En-ri-cô không chỉ yêu thương con sâu sắc, cao cả mà còn có tình yêu thương bao la, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”. Bà có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn”. Hình ảnh này càng làm nổi bật sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý.
Mẹ không chỉ là người yêu thương con mà còn là điểm tựa, sự cưu mang, che chở trong cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”. Dù con trưởng thành nhưng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu thiếu mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ tha thiết, xúc động và nghiêm túc, người cha đã vẽ nên vai trò quan trọng của mẹ trong cuộc sống con người.
Trong 'Mẹ Tôi', chúng ta nhìn thấy chân dung một người mẹ với tình yêu thương tha thiết, sâu sắc. Tác phẩm vẽ lên hình ảnh người mẹ với tình yêu thương bao la, cao quý, là người đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi người con. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần yêu quý, kính trọng cha mẹ, đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của họ.

5. Tài liệu tham khảo số 4
Bài văn 'Mẹ Tôi' được viết dưới dạng bức thư của nhà văn Ét-môn-đô dơ A-mi-xi (I-ta-li-a), gửi đến con trai En-ri-cô. En-ri-cô đã ghi lại trong trang nhật kí ngày 'Thứ năm, ngày 10 tháng 11'. Bức thư ngắn ngủi chứa đựng nhiều nỗi niềm và tâm trạng. Từ bài văn, chúng ta rút ra nhiều bài học về tình cảm gia đình, đặc biệt là thái độ của con cái đối với cha mẹ.
Câu chuyện kể về khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô thú nhận đã 'nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ'. Người cha đã tỏ ra tức giận và bày tỏ sự buồn bã: 'Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy'. Ông đau đớn đến nỗi trái tim như rỉ máu. Mặc dù vậy, ông vẫn giữ bình tĩnh, giảng giải cho con những điều đúng đắn.
Mẹ của En-ri-cô cũng được nhấn mạnh với tình yêu thương sâu sắc: 'Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con'. Mẹ sẵn sàng hi sinh hạnh phúc và tính mạng để bảo vệ con. Người cha phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa mẹ và con, khẳng định tình mẫu tử là thiêng liêng và cao quý.
Trong lời thư, người cha cảnh báo En-ri-cô về hậu quả của hành động thiếu lễ độ: 'Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng… Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh…'. Ông thậm chí nói: 'Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ,… nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ…'. Lời thư nhẹ nhàng nhưng đầy ẩn ý, chứng minh sức mạnh của từng từ ngữ.
Bức thư là cách người cha truyền đạt những điều quý báu một cách gián tiếp. Nó là bài học về tình cảm gia đình, nhưng cũng là một cảnh báo về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình, trường học và xã hội.

6. Tài liệu tham khảo số 5
Mỗi người trong chúng ta đều trải qua cuộc sống với vai trò to lớn của người mẹ và tình mẫu tử được coi là tình cảm cao quý nhất, tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng nhận thức được điều đó. Bài văn 'Mẹ tôi' của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi, trích từ cuốn sách 'Những tấm lòng cao cả', được viết dưới dạng bức thư, là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo lý con người.
Truyện kể về En-ri-cô, một chú bé đã mất lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Điều này khiến bố chú viết thư nhắc nhở và dạy bảo con trai. Bức thư không chỉ thể hiện thái độ của người bố trước lỗi lầm của đứa con mà còn là sự trân trọng tình cảm đặc biệt dành cho vợ và tình mẫu tử nói chung. Tác giả khẳng định tình mẫu tử là điều thiêng liêng, luôn tồn tại mãi mãi trong cuộc sống nhân loại, bất kể ở đâu, ở thời đại nào.
Người bố không mô tả chi tiết việc En-ri-cô đã mất lễ độ nhưng chắc chắn là cậu bé đã làm mẹ buồn, điều này khiến người bố phải can thiệp. Ông tỏ thái độ buồn bã vì cảm giác hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì con quên mất công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ.
Bức thư còn nhắc nhở En-ri-cô về những khoảnh khắc mẹ hy sinh vô bờ bến, thức suốt đêm để chăm sóc con khi ốm nặng, và cả những năm tháng bỏ hạnh phúc cá nhân để nuôi dạy con. Tình thương yêu của mẹ được đặt lên tầm cao, và ông khẳng định rằng đây là một công lao không thể đo lường bằng bất kỳ điều gì.
Người bố nhấn mạnh rằng việc xúc phạm mẹ là điều ông không thể chấp nhận được. Ông khuyến khích En-ri-cô nhớ rằng, trong cuộc sống, có thể trải qua nhiều khó khăn, nhưng mất mẹ mới là ngày buồn thảm nhất. Khi trưởng thành, có lúc con sẽ khao khát được nghe tiếng nói và cảm giác tay mẹ dẫn dắt. Dù con có lớn lên nhưng vẫn luôn là đứa trẻ yếu đuối, cảm thấy không bảo vệ được bản thân. Ông cảnh báo En-ri-cô về những hậu quả của những hành động làm đau lòng mẹ, nhắc nhở về lương tâm không bao giờ yên tĩnh và tâm hồn sẽ bị đau đớn.
Bức thư kết thúc với sự quan tâm của người bố, nhấn mạnh tình yêu thương và tôn trọng cha mẹ là điều thiêng liêng nhất. Ông chân thành môi giới giữa sự phê phán và sự khuyến khích, tạo nên một thông điệp dạy đức rất sâu sắc.
Việc người bố sử dụng bức thư để truyền đạt tình cảm và lời dạy bảo là một cách giao tiếp khôn ngoan trong quan hệ gia đình và xã hội. Bài văn đặt ra khía cạnh quan trọng của việc tôn trọng và yêu thương cha mẹ, làm con người trở nên đạo đức và có trách nhiệm. Kí ức về mẹ luôn là nguồn động viên và sức mạnh, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
