1. Chí Phèo - Bài 1
1.Tóm tắt:
Chí Phèo vốn không cha không mẹ, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Rồi đến làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Bá Kiến ghen tuông nên đã đẩy anh vào tù. Bảy tám năm sau, Chí ra tù và trở về làng với bộ dạng của một tên lưu manh. Hắn chuyên uống rượu, rạch mặt ăn vạ. Cả làng lánh xa hắn, Chí bị Bá Kiến lợi dụng thành công cụ cho hắn.
Chí gặp Thị Nở, hai người ăn nằm với nhau. Chí tỉnh rượu rồi ốm, được Thị Nở chăm sóc. Bát cháo hành và những cử chỉ chân thật của Thị Nở đã làm sống dậy khát vọng sống cuộc đời lương thiện của Chí. Nhưng bà cô Thị Nở ngăn cấm. Chí tuyệt vọng khi bị Thị Nở từ chối. Anh xách dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Anh đâm chết Bá Kiến và tự vẫn.
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu … "mau lên"): Chí Phèo từ lúc sinh ra tới khi biến thành quỷ dữ làng Vũ Đại
- Phần 2 (còn lại): khát vọng hoàn lương của Chí và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
Câu 1 (trang 155 sgk ngữ văn 11 tập 1):
- Tác giả vào chuyện độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc từ tiếng chửi của Chí Phèo:
+ Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi và người nghe hắn chửi
+ Lời chửi của Chí nghe ghê gớm: chửi đời, chửi trời, đất, chửi làng Vũ Đại
- Tiếng chửi là phản ứng của Chí với toàn bộ cuộc đời:
+ Bộc lộ nội tâm của người bất mãn ý thức được con người ít nhiều ý thức được mình bị gạt ra khỏi xã hội lời người
+ Tiếng chửi thảm hại khi mà “đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó cắn xôn xao trong xóm”
⇒ Tình cảnh xót xa của người nông dân bị tha hóa, đơn độc
Câu 2 (trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Cuộc đời Chí có bước ngoặt khi gặp Thị Nở:
+ Ban đầu Chí gặp Thị và bị hấp dẫn đơn giản vì Chí là thằng say “ngứa ngáy” thịt da, hai người ân ái với nhau. Sau đó, Chí đau bụng rồi Thị dìu Chí vào nhà tìm manh chiếu rách đắp cho Chí
+ Chí tỉnh dậy sáng hôm sau và cảm thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn” khi nghe thấy âm thanh quen thuộc của sự sống
- Ý nghĩa trong cuộc gặp Chí Phèo - Thị Nở:
+ Đó là những giây phút Chí được trở lại “làm người”, mong được sống hạnh phúc
+ Sự săn sóc, quan tâm của người đàn bà xấu xí, khốn khổ khơi dậy bản chất lương thiện vốn bị chèn ép từ lâu trong con người Chí
+ Tác giả thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình đối với hình tượng người nông dân bị tha hóa khi sáng tạo ra chi tiết gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở
+ Giúp Chí tỉnh táo nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, hiện tại, tương lai, ước mơ có gia đình nhỏ, với cuộc sống giản dị
+ Chí ý thức được sự cô độc, bất hạnh của đời mình, và khát khao được sống cuộc đời của con người.
Câu 3 (trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Chí mong Thị trở thành chiếc cầu nối cho Chí hòa nhập với mọi người, chấm dứt đoạn đời thú vật để sống đúng với kiếp người.
- Thị Nở từ chối Chí phèo do lời nói của bà cô thị, kiên quyết ngăn cản mối tình này:
+ Thị trút tất cả những lời cay độc lên Chí Phèo đang khát khao lương thiện, chờ được làm hòa với mọi người
- Tâm trạng của Chí diễn biến phức tạp: thức tỉnh- hy vọng- thất vọng, đau xót- phẫn uất- tuyệt vọng
+ Chí rơi vào tuyệt vọng khi thấm thía bi kịch tinh thần sinh ra là người nhưng không được làm người.
+ Chí càng uống rượu càng tỉnh, Chí khóc rưng rức và ý thức được tội ác của kẻ cướp đi của mình cả bộ mặt và hồn người. Tiếng khóc của Chí là khóc thương cho thân phận.
+ Khi lòng sôi sục Chí đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình
⇒ Chí tuyệt vọng trước bi kịch bị cự tuyệt ước muốn làm người, nên đã kết liễu bản thân và kẻ thù. Cái chết của Chí có tác dụng tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân lương thiện vào đường cùng, lưu manh hóa họ, đẩy họ vào chỗ chết.
Câu 4 (trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1): Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật của Nam Cao:
+ Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời của tình trạng bị đè nén, áp bức trước CM tháng Tám
+ Người lao động bị lưu manh hóa, từ những nhân vật hiền lành trở nên mất nhân tính
+ Tâm lý nhân vật được miêu tả sắc sảo, tinh tế, đi sâu vào bộc lộ nội tâm diễn tả những chuyển biến phức tạp trong cuộc sống
+ Xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, tác giả muốn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tấm lòng yêu thương, trân trọng con người khốn khổ
+ Chí Phèo là nhân vật hiện lên sắc nét, vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa hết sức sinh động, có trạng thái tâm lí phức tạp.
Câu 5 (trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1): Ngôn ngữ trong tác phẩm sống động, điêu luyện, nghệ thuật, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày:
+ Giọng điệu của nhà văn biến hóa, đan xen lẫn nhau
+ Nhà văn có khả năng hòa nhập nhiều vai, chuyển đổi điểm nhìn của tác giả, trần thuật
+ Sự am hiểu về ngôn ngữ sống một cách chung chung, nắm vững dạng thức sống của từng loại ngôn ngữ
+ Tác giả sử dụng ngôn ngữ có cả khẩu khí, cú pháp lẫn “phong cách học” cả lối tu từ học của nó nữa.
Câu 6 (trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ, sâu sắc:
- Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi họ bị xã hội tàn ác cướp mất bộ mặt, linh hồn người
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, bản chất thiện lương của con người
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao có những nét mới và sâu sắc riêng.
Luyện tập:
Bài 1 (Trang 156 sgk ngữ văn 11 tập 1):
“Văn chương không cần đến người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho… những gì chưa từng có”
- Ý kiến trên khẳng định yêu cầu quan trọng của tác phẩm nghệ thuật và nghệ sĩ đó là sáng tạo, khơi nguồn những cái mới
- Tác giả phản ánh đúng bản chất của nghệ thuật, được nhiều người thừa nhận, diễn đạt theo những cách khác nhau.
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để diễn tả nhiệm vụ, bản chất cơ bản của văn chương. Soi tỏ vào sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
- Những tác phẩm của ông là minh chứng rõ rệt nhất cho triết lý đó.
+ Tác phẩm viết về người nông dân ông đi theo lối riêng, khám phá sự tha hóa của những con người bị dồn tới đường cùng trở thành lưu manh
+ Con đường sáng tác của Nam Cao là con đường của người không bao giờ muốn lặp lại mình.
Bài 2 (trang 156 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Tác phẩm Chí Phèo được coi là kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại:
- Hệ giá trị tư tưởng sâu sắc, độc đáo, mới mẻ
- Nam Cao là bậc thầy về ngôn ngữ, cách xây dựng nhân vật, lối kết cấu, xây dựng cốt truyện
- Gía trị nhân đạo còn tồn tại mãi về sau, làm nên tên tuổi của nhà văn có trái tim nhân hậu, Nam Cao.
3. Chí Phèo - Bài 3
Câu 1. Phát biểu về cách Nam Cao tài tình mở đầu truyện Chí Phèo và ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật.
Trả lời:
Nam Cao mở đầu Chí Phèo bằng tình huống độc đáo tại làng Vũ Đại, khi Chí Phèo đi chửi mà không bị đối phương phản đối. Tiếng chửi của Chí Phèo không chỉ tạo ấn tượng mạnh mẽ mà còn thể hiện bất mãn về cuộc đời và xã hội thời đó.
3. Chí Phèo - Phần 2
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nam Cao (1915 – 1951) tên thật là Trần Hữu Tri, quê ở Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, từng đi làm nhiều nơi khi còn đi học sau đó vì đau ốm ông phải về quê làm ông giáo trường tư, viết văn…
- Sau cách mạng tháng Tám ông vừa viết văn vừa tham gia cách mạng.
- Năm 1951 thì hi sinh trên con đường đi công tác.
- Các sáng tác chủ yếu là truyện ngắn: Trẻ con không được ăn thịt chó, Đời thừa, Trăng sáng…
2. Tác phẩm:
- Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là “Cái lò gạch cũ”.
- Năm 1941 truyện được nhà xuất bản in lần đầu và tự ý đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”, sau đó in lại trong tập Luống cày thì tác giả đặt tên là “Chí Phèo”.
- Bố cục: 2 phần:
+ Phần 1 (Từ đầu đến “…mau lên”): Chí Phèo từ khi sinh ra đến lúc biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
+ Phần 2 (Còn lại): Khát vọng hoàn lương và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
II. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1: Cách vào truyện độc đáo và ý nghĩa tiếng chửi:
– Mở đầu bằng tình huống độc đáo: Chí vừa đi vừa chửi, không ai chửi lại hắn và cũng không ai nghe hắn chửi: “Hắn vừa đi vừa chửi…. làng Vũ Đại”.
– Tiếng chửi ấy chính là phản ứng của Chí Phèo với cuộc đời:
+ Cách giới thiệu nhân vật một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh.
+ Người ta cứ nghĩ đó là tiếng chửi vu vơ của kẻ say rượu nhưng thực ra lúc đó Chí rất tỉnh táo, chửi rất có thứ tự.
+ Đối tượng Chí chửi được xác định chính là cái xã hội đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo.
+ Lời chửi đồng thời là lời trần thuật độc đáo.
=> Tiếng chửi của Chí Phèo thể hiện sự bi phẫn cùng cực, một bóng ma lạc lõng tồn tại giữa làng Vũ Đại nhưng không gây kinh sợ cho ai cả.
Câu 2: Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở và diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
– Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ:
+ Là những giây phút Chí được trở lại “làm người”, được mơ ước, được suy nghĩ và tỉnh táo thực sự.
+ Nó trở thành bước ngoặt trong cuộc đời hắn.
+ Đây là tình huống độc đáo tạo nên bước ngoặt và sự cao trào phần cuối truyện.
+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả với hình tượng người nông dân bị tha hóa.
– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
+ Chí cảm thấy mình già mà vẫn cô độc
+ Đã lâu lắm rồi nay Chí mới có thể cảm nhận được âm thanh của cuộc sống xung quanh” tiếng chim hót buổi sáng, tiếng anh thuyền chài gõ mái, tiếng cười nói của những người đi chợ về…
+ Chí hồi tưởng lại ước mơ trong quá khứ đó là lấy vợ, chồng thì cày thuê, cuốc mướn, vợ thì đan áo, dệt vải…
+ Hắn hi vọng Thị sẽ là người mở đường, tạo điều kiện cho hắn trở về với xã hội loài người và được làm lại cuộc đời.
Câu 3: Tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống:
– Thị Nở từ chối do lời và sự ngăn cấm của bà cô
– Thị trút tất cả những lời cay độc lên một người đang khát khao được lương thiện, được làm hòa với mọi người…
– Chí rơi vào tuyệt vọng, thấm thía nỗi đau và bi kịch của cuộc đời mình: sinh ra là người nhưng không được làm người.
– Chí uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh, khóc rung rức và ý thức được kẻ gây ra bi kịch cho đời mình.
– Chí đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.
=> Sự tuyệt vọng trước bi kịch của cuộc đời mình, cái chết của Chí đã tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến.
Câu 4: Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật của Nam Cao:
– Chí Phèo là hiện tượng mang tính quy luật lặp đi lặp lại của người nông dân bị đè nén, áp bức trước Cách mạng tháng Tám.
– Người nông dân bị nhà tù thực dân lưu manh hóa.
– Một con người nhưng bị xã hội ruồng bỏ, không chấp nhận.
– Nhân vật thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc và tấm lòng yêu thương, trân trọng những con người khốn khổ.
Câu 5. Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện có gì đặc sắc?Nghệ thuật kể chuyện của tác giả:
– Giọng điệu trần thuật linh hoạt, phong phú và có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời nói gián tiếp và lời nói trực tiếp.
– Cách dẫn dắt tình tiết linh hoạt, không theo trật tự tuyến tính thông thường nhưng vẫn rành mạch sáng sủa, chặt chẽ.
– Ngôn ngữ tác phẩm tự nhiên, sống động, thể hiện rõ tính cách và diễn biến tâm lí nhân vật.
6. Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này?
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ và sâu sắc ở chỗ nhà văn đã phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị cái xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt lẫn linh hồn người (Tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác chủ yếu thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi khổ của người nông dân, lên án cái xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy họ vào đường cùng, ngợi ca phẩm chất của họ);
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
– Truyện ngắn “Chí Phèo” đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật điển hình về người nông dân bị xã hội phong kiến nửa thực dân cướp mất cả nhân hình, nhân tính.
– Qua đó thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả, tố cáo bản chất xấu xa, tàn ác của xã hội đương thời.
2. Nghệ thuật:
– Ngôn ngữ sống động, điêu luyện, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình.
– Tình huống truyện độc đáo.
– Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
4. Chí Phèo - Phần 5
5. Chí Phèo - Bài số 4
I. Tìm hiểu tác phẩm Chí Phèo (phần tiếp theo) trong Ngữ văn lớp 11 tập 1
1. Tác phẩm Chí Phèo:
Nam Cao sáng tác năm 1936, nhưng chỉ qua tác phẩm Chí Phèo, nhà văn mới thực sự khẳng định được tài năng của mình. Tác phẩm được xuất bản lần đầu vào năm 194.
Tác phẩm được coi là một kiệt tác trong văn học việt chữ Việt Nam, là minh chứng cho tài năng vĩ đại của một nhà văn lớn.
2. Trích đoạn từ Chí Phèo:
Đoạn trích nằm trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Kể về Chí Phèo, một đứa con hoang, bị bỏ rơi tại lò gạch cũ, được người dân trong làng nuôi lớn. Hắn trở thành tay sai cho ông Bá Kiến, nhưng số phận đẩy hắn vào tù. Trở về làng, Chí Phèo trở thành 'quỷ dữ' của làng Vũ Đại và tay sai của ông Bá Kiến. Đêm trăng sáng, Chí Phèo gặp Thị Nở bên vườn chuối. Sau đó, hắn mắc bệnh và được Thị chăm sóc tận tình, nhưng muốn hoàn lương nhưng gặp trở ngại từ bà cô Thị. Chí Phèo uất ức, tuyệt vọng và cuối cùng, hắn đâm chết ông Bá Kiến và tự tử.
II. Hướng dẫn hiểu tác phẩm Chí Phèo (phần tiếp theo) trong Ngữ văn lớp 11 tập 1:
1. Câu 1 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1:
Cách Nam Cao mở đầu tác phẩm làm nổi bật độc đáo với hình ảnh và tiếng chửi của Chí Phèo: “Hắn đi vừa chửi. Rượu xong, hắn bắt đầu chửi, đầu tiên là trời, rồi đến đời. Hắn chửi cả làng Vũ Đại…” Tiếng chửi thể hiện sự bất mãn, bi phẫn của Chí Phèo với cuộc sống và là sự phản kháng trước sự bế tắc trong cuộc sống.
2. Câu 2 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1:
Việc gặp Thị Nở ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của Chí Phèo: Là bước ngoặt, lần đầu hắn được chăm sóc, tạo điểm nhấn cho câu chuyện. Diễn biến tâm lý trong hắn khi gặp Thị Nở là sự bất mãn, mong muốn trở thành người lương thiện và nỗi sợ cô độc.
3. Câu 3 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1:
Trạng thái tâm lý của Chí Phèo khi bị từ chối sống cùng Thị Nở: Sự lương thiện trong hắn bị dập tắt, từ ngạc nhiên đến đau đớn và thất vọng, cuối cùng là sự phẫn uất và quyết định tự sát.
4. Câu 4 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1:
Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao qua nhân vật Chí Phèo: Chọn hình tượng nhân vật biểu tượng cho tầng lớp nông dân, kết hợp độc thoại và đối thoại, sử dụng ngôn ngữ trần thuật độc đáo.
5. Câu 5 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1:
Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật độc đáo trong truyện ngắn: Ngôn ngữ lôi cuốn, gần gũi với đời sống văn hóa người nông dân. Giọng văn của nhà văn phong phú, đan xen giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm.
6. Câu 6 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1:
Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này: Phát hiện giá trị tốt đẹp trong tâm hồn người nông dân, thể hiện sự bất công và sự chấp nhận cuộc sống khó khăn.
III. Luyện tập Chí Phèo (phần tiếp theo) Ngữ văn lớp 11 tập 1:
1. Câu 1 trang 156 SGK Ngữ văn 11 tập 1:
Quan điểm về nghệ thuật sáng tạo của Cao Cao: Sự sáng tạo, tìm tòi liên tục là yếu tố quan trọng đối với văn học, nhà văn khẳng định điều này qua tác phẩm, như Chí Phèo.
2. Câu 2 trang 156 SGK Ngữ văn 11 tập 1:
Chí Phèo được coi là kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại: Thể hiện giá trị tư tưởng, nhân văn, đồng thời là tác phẩm đầu tiên nói về người nông dân 'lưu manh hóa'.