1. Câu hỏi 1
Câu hỏi: Tầm quan trọng của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Bối cảnh lịch sử:
- Năm 1858, Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, đặt nền cho thời kỳ ách thống trị dã man, khiến nhân dân rơi vào cảnh khốn khó. Trong thế kỷ XX, nhiều phong trào yêu nước đã nổi lên, nhưng tất cả đều đối mặt với thất bại. Việt Nam đối diện với khủng hoảng không lối thoát từ đường lối cứu nước.
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc rời bến Nhà Rồng, tìm kiếm giải pháp cứu nước ở phương Tây. Tháng 7/1920, sau khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc hạnh phúc vì tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Tháng 12/1920, Người tham gia Quốc tế cộng sản, tham gia xã hội Đảng Cộng Sản Pháp. Từ một người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ cộng sản, đồng thời đóng góp xuất sắc cho cách mạng cộng sản Quốc tế. Qua đó, cách mạng Việt Nam chính thức tìm thấy con đường đúng để giải phóng.
- Từ khi trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
Chuẩn bị về tư tưởng - chính trị:
- Sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê-nin từ nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc viết và gửi sách báo, tài liệu về Việt Nam như: báo Người cùng khổ, Việt Nam hồn, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh,… để truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin và chỉ rõ con đường cách mạng vô sản mà nhân dân cần theo đuổi.
- Các tác phẩm, bài viết của Người từ năm 1921 đến năm 1927 thể hiện quan điểm:
- Một, giải phóng dân tộc chỉ có con đường cách mạng vô sản.
- Hai, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.
- Ba, cách mạng giải phóng dân tộc là một phần của cách mạng thế giới.
- Bốn, cách mạng ở các nước thuộc địa liên quan chặt chẽ đến cách mạng ở chính quốc, nhưng cần tính chủ động, sáng tạo.
- Năm, đường lối chiến lược ở thuộc địa là giải phóng dân tộc, mở đường cho giải phóng toàn bộ người lao động.
- Sáu, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, đòi hỏi tổ chức đội ngũ, tính thế cách mạng.
- Bảy, lực lượng cách mạng là toàn dân, công nông đóng vai trò chính, công nhân lãnh đạo.
- Tám, cách mạng giải phóng dân tộc phải sử dụng bạo lực, không thương lượng.
- Chín, cách mạng cần Đảng lãnh đạo, Đảng phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin, vững bền về tổ chức và gắn bó chặt chẽ với nhân dân.
- Mười, cách mạng Việt Nam là một phần của cách mạng quốc tế, cần liên kết và tự chủ trong giúp đỡ từ cách mạng thế giới.
- Chuẩn bị về mặt tổ chức:
- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với Cộng sản Đoàn và tờ Tuần báo Thanh niên. Hội đã truyền bá lý luận Mác-Lê-nin vào phong trào công nhân, yêu nước và xây dựng cơ sở cách mạng. Đồng thời, Hội khuyến khích cán bộ tham gia vào sản xuất để nắm vững lập trường, quan điểm của công nhân và dân lao động, đưa họ vào cuộc đấu tranh. Để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin và lý luận giải phóng dân tộc, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên mở các lớp huấn luyện chính trị và gửi thanh niên ưu tú đi học tại nước ngoài, đào tạo cán bộ cách mạng.
- Kết quả của sự chuẩn bị: Với những thành tựu đó, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời, bao gồm: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Tuy nhiên, sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản có thể dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng là cần một Đảng lãnh đạo thống nhất. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, do Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo, đã được triệu tập từ 6/1 đến 7/2/1930, đánh dấu sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Việc thành lập Đảng đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam:
- Kết thúc tình trạng khủng hoảng về đường lối, chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã sẵn sàng lãnh đạo cách mạng
- Cách mạng Việt Nam có một Đảng duy nhất lãnh đạo, với đường lối chính xác và thống nhất trên toàn quốc
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời không chỉ là kết quả của phong trào đấu tranh dân tộc và giai cấp trong thời đại mới, mà còn là thành quả của sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo và tích cực của Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng chính trị và tổ chức
- Là sự kết hợp hài hòa giữa Chủ nghĩa Mác - Lênin, Phong trào công nhân, và Phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Ý nghĩa:
2. Câu hỏi 3
Câu hỏi: Trình bày về bối cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của chiến lược 'Kháng chiến Kiến quốc” ‒ ngày 25/11/1945 của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương.
Gợi ý trả lời:
Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau Cách mạng tháng 8-1945:
- Thuận lợi:
- Chính quyền giành được trong toàn quốc, nhân dân phấn khởi xây dựng cuộc sống mới
- Uy tín của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh được khẳng định với nhân dân Việt Nam
- Toàn Đảng, toàn dân quyết tâm xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Khó khăn:
- Miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng vào Việt Nam với danh nghĩa đồng minh tước vũ khí của Nhật thực chất muốn lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ.
- Miền Nam: Quân Anh vào tước vũ khí của Nhật nhưng thực chất giúp Pháp xâm lược Nam bộ 23/9/1945: Pháp xâm lược Nam Bộ.
- Tàn quân Nhật còn chiếm đóng ở nhiều nơi chờ quân đồng minh vào tước vũ khí
- Nhiều tổ chức đảng phái phản động ra sức chống phá Cách mạng.
- Nạn đói làm hơn 2 triệu người chết, thiên tai khắc nghiệt dẫn đến nguy cơ một nạn đói mới đến gần. Tài chính kiệt quệ, ngân sách trống rỗng.
- Văn hóa: Hơn 90% người dân mù chữ
- Quân sự: Lực lượng mỏng, trang thiết bị, vũ khí còn thô sơ
- Ngoại giao: Chưa có nước nào công nhận sự độc lập và thiết đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Nội dung chủ trương “kháng chiến Kiến quốc”:
- Tính chất của cách mạng Đông Dương: là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, tiếp tục ‒ sự nghiệp cách mạng Tháng 8/1945
- Về chỉ đạo chiến lược: Xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng, nhưng không phải là giảnh độc lập mà là giữ vững độc lập.
- Về xác định kẻ thù:
- Kẻ thù chính là Pháp cần tập trung mũi nhọn vào chúng vì: Pháp đã thống trị Việt Nam gần 90 năm; Pháp được quân Anh giúp sức; Pháp không từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam.
- Đối với các tổ chức Đảng phái phản động trung ương Đảng đánh giá thái độ và đề ra đối sách phù hợp
- Mở rộng mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân, thống nhất mặt trận
- Việt Miên Lào.
- Về phương hướng, nhiệm vụ: Nêu lên 4 nhiệm vụ cơ bản trước mắt là: Xây dựng, bảo vệ chính quyền; chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.
- Kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, với Tưởng thực hiện khẩu hiệu “Hoa Việt thân ‒ thiện”, với Pháp thực hiên “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”.
- Chỉ thị đề ra các biện pháp cụ thể:
- Chính trị: Củng cố chính quyền cách mạng; xúc tiến cho tổng tuyển cử 6/1/1946 bầu Quốc hội, lập chính phủ tri thức; đề ra hiến pháp năm 1946
- Kinh tế: Diệt giặc đói bằng cách tăng gia sản xuất, nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách; Phát động “tuần lễ vàng”, ủng hộ “quỹ độc lập” -> thu được 370kg vàng 20 triệu cho “quỹ độc lập”
- Văn hóa: Diệt giặc dốt, bài trừ văn hóa ngu dân, xóa nạn mù chữ, xây dựng nền văn hóa mới
- Quân sự: Động viên toàn dân tham gia kháng chiến
- Ngoại giao: Cứng rắn về nguyên tắc nhưng mềm dẻo về chính sách, nhân nhượng bên trên, dồn áp lực của quần chúng bên dưới để chống lại chúng; nhân nhượng với Tưởng và hòa hoãn với Pháp (ký hiệp định sơ bộ, ký tạm ước);...
Ý nghĩa của chủ trương:
- Chỉ đúng kẻ thù chính để tập trung đấu tranh.
- Xác định đúng những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng.
- Soi sáng con đường xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng
- Thể hiện một quy luật của Việt Nam sau cách mạng T8/1945 là xây dựng chế độ mới phải đi đôi với
- Bảo vệ chế độ mới đó cũng chính là quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc.
3. Câu 2
Câu hỏi: Phân tích chiến lược điều chỉnh Cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ?
Gợi ý trả lời:
Bối cảnh lịch sử:
- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1923 đẩy mâu thuẫn chủ nghĩa TB lên cao, phát xít nổi lên thống trị Đức Ý Nhật, gieo rắc chiến tranh thế giới. Chủ nghĩa phát xít là thảm họa, yêu cầu chống phát xít và bảo vệ hòa bình.
- Tháng 7 - 1935, đại hội cộng sản quốc tế tại Matcova phân tích âm mưu chống phát xít, xác định kẻ thù là chủ nghĩa phát xít.
- Nhiệm vụ ngay lúc này là chống phát xít, chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình và dân chủ.
Chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương:
- Tại hội nghị tháng 7 năm 1936 ở Thượng Hải, Trung Quốc, Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược dựa trên tình hình thế giới và trong nước.
- Chống đế quốc, chống phong kiến, giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày vẫn là mục tiêu. Nhưng nhiệm vụ ngay lúc này là đấu tranh chống phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do, dân chủ và hòa bình.
- Thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, đa dạng các giai cấp, lực lượng cách mạng, đảng phái và tôn giáo đấu tranh đòi những điều cơ bản về dân chủ.
- Củng cố Đảng bằng hoạt động bí mật, tăng cường hàng ngũ Đảng viên.
- Thay đổi tổ chức và phương pháp đấu tranh, tận dụng điều kiện hợp pháp và công khai.
- Đảng phát động phong trào cách mạng 1936 - 1939, đạt được nhiều thắng lợi quan trọng.
4. Câu 5
Câu hỏi: Chủ trương và chính sách lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay?
Gợi ý trả lời:
Hoạt động đối ngoại đóng vai trò quan trọng cùng với kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. Đảng khẳng định: cách mạng Việt Nam là phần của cách mạng thế giới, quan hệ quốc tế nhằm sử dụng ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại để phát triển đất nước. Đoàn kết quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, bình đẳng, đoàn kết quốc tế là thành công của cách mạng Việt Nam.
Một số chủ trương và chính sách quan trọng về mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế:
- Đưa quan hệ quốc tế vào chiều sâu, ổn định và bền vững.
- Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế
- Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả của bộ máy nhà nước
- Nâng cao cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế
- Giải quyết vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập
- Giữ vững và tăng cường quốc phòng an ninh trong hội nhập
- Phối hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, chính trị đối ngoại và đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị
5. Câu 4
Câu hỏi: Điều gì làm nổi bật Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Gợi ý trả lời:
Chủ trương Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự khẳng định và thừa nhận Nhà nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử. Nhà nước pháp quyền không phải là một sản phẩm riêng của xã hội tư bản chủ nghĩa mà là tinh hoa sản phẩm trí tuệ của xã hội loài người, của nền văn minh nhân loại mà Việt Nam cần tiếp thu và học tập. Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu hay một chế độ Nhà nước, mà đó là một cách thức tổ chức và phân công quyền lực Nhà nước. Trong hệ thống chính trị thì nhà nước đóng vai trò trụ cột, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững
mạnh mới đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với đất nước và xã hội.
Đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền Việt Nam:
- Một là, Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hộ chủ nghĩa là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- Hai là, trong nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hộ chủ nghĩa, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Ba là, nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hộ chủ nghĩa được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và đảm bảo các hiến pháp, các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Bốn là, nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hộ chủ nghĩa luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lí giữa nhà nước với công dân, tiến hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
- Năm là, nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hộ chủ nghĩa là nhà nước do Đảng cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân và sự phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận.
Biện pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật, xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của quốc hội, hoàn thiện cơ chế bầu cử, nhằm nâng cao chất lượng đại biểu quốc hội, đổi mới quá trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt hiện đại.
- Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo vệ công lí, quyền con người, tăng cường cơ chế giám sát, đảm bảo sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp, đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp