1. Phân biệt nước mắm Cát Hải qua bao bì
2. Độ mặn cao hơn của Nước mắm Cát Hải so với nước mắm công nghiệp
Độ mặn là một đặc điểm quan trọng phân biệt nước mắm truyền thống và công nghiệp. Trong phương pháp truyền thống, Nước mắm Cát Hải sử dụng muối để chế biến và bảo quản, vì vậy độ mặn phải đạt từ 245 - 290g muối / lít theo quy định của TCVN 5107 - 2003. Trên thực tế, nếu độ mặn giảm xuống thấp hơn, nước mắm sẽ nhanh chóng hư thối trong vòng 7 - 10 ngày. Do đó, các loại nước mắm công nghiệp thường phải thêm nhiều chất bảo quản để giữ lâu.
Phương pháp sản xuất Nước mắm Cát Hải, chượp và phơi nắng đảo lên trên 12 tháng, giúp hơi nước bay lên và mất đi, lượng muối chỉ kết tinh khi đạt ngưỡng như trên, tạo thành hạt. Khi đó, lượng muối trong phần nước đạt đến bão hòa.
3. Đánh giá chất lượng sản phẩm bằng cảm quan
Bằng cảm quan của bạn, bạn có thể đánh giá để chọn chai mắm tốt và ngon nhất. Dốc ngược chai mắm và đặt dưới ánh sáng để quan sát, nếu nước mắm trong có nghĩa là mắm tốt, ngược lại nếu có cặn thì tuyệt đối không nên mua.
Khi rót mắm ra bát, bạn sẽ ngửi được mùi thơm đặc trưng của mắm truyền thống, không có mùi hôi, nồng, khó chịu. Sau khi rót, hãy để yên khoảng 3 -5 phút và thử hương, vị. Nước mắm Cát Hải khi nếm sẽ có vị mặn đậm nhưng không gắt, vị ngọt lưu lại trong cổ. Nếu nếm nước mắm có vị đậm gắt khó chịu đọng lại ở lưỡi, có thể là nước mắm có độ đạm thấp hoặc nhiều chất phụ gia, không đảm bảo chất lượng.
Bạn cũng có thể đổ một chút mắm ra tay, nước mắm Cát Hải 'xịn' sẽ giữ mùi hương lâu, rửa nhiều lần mới sạch. Đây là loại nước mắm bảo quản được lâu, để vài năm không hỏng, không giảm chất lượng, không chuyển mùi.
4. Sử dụng nước mắm một cách khoa học
Nước mắm Cát Hải đặc biệt và nước mắm truyền thống nói chung đều có độ mặn cao do lượng muối bão hòa cao, vì vậy các chuyên gia luôn khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng quá nhiều loại gia vị này để tránh nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp và thận.
Bạn tuyệt đối không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng mắm vì độ mặn cao có thể gây hại cho thận non nớt của trẻ.
Để đảm bảo sức khỏe và phù hợp với khẩu vị, bạn nên mua nước mắm truyền thống và dùng nước đun sôi để nguội pha loãng hoặc sử dụng chanh, quất, đường thường để giảm vị mặn của mắm thay vì các loại đường hóa học hay phụ gia khác. Lưu ý rằng việc pha loãng mắm bằng nước chỉ nên tiến hành theo từng bữa ăn, bởi nước mắm đóng kín trong chai không bị hỏng nhưng khi dính nước sẽ dễ hỏng nhanh chóng.
5. Chú ý đến độ đạm của nước mắm
Độ đạm của nước mắm là một trong những chỉ số mà người tiêu dùng quan tâm khi mua sản phẩm, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Độ đạm của nước mắm được quy đổi dựa trên tổng hàm lượng N (nitơ) có trong 1 lít. Nước mắm lần đầu tiên được rót (mắm nhĩ hoặc mắm nhỉ) thường có từ 25 - 28 độ đạm (25 - 28g Nitơ trong 1 lít), những lần sau độ đạm giảm dần.
Với phương pháp làm nước mắm truyền thống như Cát Hải, nguyên liệu chủ yếu là cá và không bổ sung các nguồn đạm khác. Độ đạm càng cao, thì nước mắm càng ngon. Tuy nhiên, lượng đạm mà bạn tiêu thụ qua nước mắm truyền thống không đáng kể (chưa đến 1g/người/ngày), do đó không thể coi nước mắm là nguồn cung cấp đạm chính. Độ đạm chỉ giúp đánh giá vị ngon của nước mắm.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107-2003), nước mắm truyền thống có:
- Độ đạm > 30No là mắm loại đặc biệt
- Độ đạm > 25No là mắm loại thượng hạng
Độ đạm > 15No là mắm loại hạng 1 - Độ đạm >10No là mắm loại hạng 2
Tiêu chuẩn trên chỉ chính xác với nước mắm sản xuất truyền thống, trong đó có mắm Cát Hải. Lưu ý, đối với nước mắm công nghiệp trên thị trường, vị ngon có thể không phản ánh độ đạm và ngược lại, vì nhiều nhà sản xuất có thể tăng độ đạm bằng cách bổ sung các nguồn đạm khác như u rê, axit amin, melamine....