1. Chủ đề: Khám phá nghề bộ đội
I. Mục tiêu và yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ biết về công việc, nhiệm vụ, trang phục và dụng cụ của bộ đội.
- Nhận diện các loại bộ đội (Hải quân, không quân, biên phòng).
- Trẻ nhận biết ngày 22-12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và là ngày tôn vinh bộ đội.
2. Kỹ năng
- Trẻ hiểu đặc điểm của bộ đội.
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ có mục tiêu.
- Phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ cảm nhận sự vất vả của bộ đội và biết quý trọng, kính trọng các chú bộ đội, đồng thời thể hiện ước mơ của mình trong tương lai.
II. Chuẩn bị
- Hình ảnh về hoạt động của bộ đội bộ binh, bộ đội hải quân, bộ đội đặc công.
- Hình ảnh về công việc và dụng cụ của bộ đội.
- Bài hát: Làm chú bộ đội, Cháu thương chú bộ đội.
III. Tiến hành hoạt động
Hoạt động 1: Trò chuyện giới thiệu bài
Cô cho trẻ nghe bài hát “Làm chú bộ đội”.
Ai biết trong bài hát có nhắc đến điều gì? Điều đó liên quan đến ai?
- Có ai trong lớp có người làm việc trong quân đội không?
- Nhờ có các chú bộ đội ngày đêm bảo vệ hòa bình cho đất nước và cho mọi nhà hạnh phúc.
Hôm nay, cô sẽ cùng các con tìm hiểu về chú bộ đội nhé!
Hoạt động 2: Quan sát - Thảo luận
· Quan sát bộ đội biên phòng
Tranh: Bộ đội biên phòng trong trang phục.
- Cả lớp cùng quan sát hình ảnh nhé! (Cô cho trẻ xem các hình ảnh về bộ đội).
- Trên màn hình các con thấy ai? (Bộ đội)
- Bộ đội làm những công việc gì?
- Các con biết đây là bộ đội gì không? (Bộ đội biên phòng)
- Trang phục của bộ đội có màu gì? (Màu xanh)
- Đúng rồi! Trang phục của bộ đội biên phòng đặc trưng với màu xanh lá cây.
- Các con biết vì sao trang phục lại có màu xanh không? (Để ngụy trang)
- Mũ của bộ đội có gì đặc biệt?
- Bộ đội đeo gì trên vai? (Ba lô)
- Bộ đội cầm gì trên tay?
- Ai kể cho cô và các bạn các đồ dùng của bộ đội? (Mũ, giày, quần áo, võng…)
- Bộ đội thường mang theo vũ khí gì khi chiến đấu?
(Cô cho trẻ xem một số vũ khí của bộ đội bộ binh)
- Bộ đội đang làm gì? (Cô cho trẻ xem hình bộ đội đang hoạt động)
- Các bộ đội đang đi đâu? (Đi hành quân)
- Để bảo vệ tổ quốc, các bộ đội thường thực hiện những hoạt động gì?
(Cô cho trẻ xem hình ảnh bộ đội tập duyệt binh, tập thể dục, tập võ, bắn súng…)
- Vì sao gọi là bộ đội bộ binh? (Vì làm nhiệm vụ trên mặt đất, chủ yếu đi bộ và sử dụng vũ khí cá nhân)
- Ngoài giờ làm việc, bộ đội còn làm gì? (Cô cho trẻ xem hình ảnh bộ đội trồng rau, văn nghệ, giúp dân…)
- Các con vừa quan sát và thảo luận về bộ đội bộ binh trong trang phục xanh lá cây, mũ có sao vàng, và vai đeo súng. Còn nhiều loại bộ đội khác nữa nhé.
· Quan sát bộ đội hải quân
- Cô có câu đố, các con đoán nhé!
Mặc áo trắng canh gác ngoài đảo?
(Đó là bộ đội gì?)
- Để biết đó có phải là bộ đội hải quân không, các con cùng xem màn hình nhé!
- Đây là ai? (Bộ đội hải quân)
- Bộ đội hải quân làm việc ở đâu? (Ngoài hải đảo)
- Bộ đội hải quân mặc áo màu gì?
- Bộ đội hải quân đang làm gì?
- Hình ảnh bộ đội hải quân mặc trang phục trắng có viền xanh, mũ trắng, trên vai có quân hàm. Bộ đội hải quân làm việc ngoài hải đảo và bảo vệ vùng biển tổ quốc.
- Các con biết không, ngoài bộ đội biên phòng và bộ đội hải quân, còn có bộ đội phòng không - không quân, các chú làm nhiệm vụ ở các vùng khác nhau của tổ quốc. Các chú cũng tham gia nhiều hoạt động giúp đỡ nhân dân như thu hoạch lúa, xây nhà, dạy chữ, trồng rừng, cứu trợ lũ lụt, và bảo vệ tổ quốc.
- Các con có muốn trở thành bộ đội không?
- Để trở thành bộ đội, các con cần học giỏi, chăm ngoan, tập thể dục, ăn uống đầy đủ để khỏe mạnh, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Bộ đội làm việc vất vả nơi biên giới và đảo xa, các con phải biết quý trọng các chú bộ đội.
Hoạt động 3:
Làm quà tặng bộ đội.
Làm thiệp gửi bộ đội hải quân
Luật chơi: Ai làm thiệp nhanh và đẹp nhất sẽ chiến thắng
Cách chơi: Làm và trang trí thiệp theo ý thích với hoa và lá
· Trò chơi: Nối đúng
- Luật chơi: Đội nào nối đúng và nhanh là thắng
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, yêu cầu nối quân trang đúng với tên gọi, đội nào nối đúng và nhanh là đội thắng cuộc.
- Khi chơi, cô mở bài hát “Chú bộ đội”
- Cho trẻ chơi 2-3 lần, nhận xét kết quả.
Kết thúc

2. Hướng dẫn bài hát: Em làm công an tí hon (Trần Quân Tiến)
I. Mục tiêu và yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nắm được lời bài hát “Em làm công an tí hon” của tác giả Trần Quân Tiến.
- Trẻ nhận biết tên bài hát “Em đi giữa biển vàng” của tác giả Bùi Đình Thảo.
- Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi trò chơi “khiêu vũ với bóng”.
2. Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát “Em làm công an tí hon”.
- Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi và tình cảm của bài hát, hòa mình cùng cảm xúc với cô.
- Trẻ có thể tham gia trò chơi “Khiêu vũ với bóng”.
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng khi nghe cô hát và chơi trò chơi.
- Trẻ tự tin, mạnh dạn và hợp tác tốt với các bạn trong các hoạt động.
- Trẻ yêu quý và trân trọng các nghề nghiệp trong xã hội.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Máy tính, loa, sắc xô.
- Nhạc các bài hát: Em làm công an tí hon, Em đi giữa biển vàng.
- Video bài hát: Em đi giữa biển vàng.
- Bài giảng PowerPoint.
- Bóng bay.
- Sân khấu “đồ rê mí” trang trí theo chủ đề nghề nghiệp.
2. Đồ dùng của trẻ: Trang phục công an giao thông, bộ đội, bác sĩ.
III. Cách thực hiện:
1. Ổn định tổ chức:
- Chào mừng các bé đến với chương trình “đồ rê mí”.
- Hôm nay cô Dung sẽ đồng hành cùng các con trong vai trò người dẫn chương trình.
- Tham gia chương trình hôm nay có các cô giáo từ trường Mầm non Hoa Hồng. Các con cùng chào các bác, các cô nào.
- Không thể thiếu 3 đội chơi: đội công an nhí, đội bộ đội nhí, và đội bác sĩ nhí.
- Các đội sẽ trải qua 3 phần thi trong chương trình “đồ rê mí” hôm nay:
Phần 1: Tài năng tỏa sáng
Phần 2: Giai điệu vui nhộn
Phần 3: Trò chơi âm nhạc
- Các bạn đã sẵn sàng chưa?
2. Nội dung chính
a. Phần 1: Tài năng tỏa sáng
Hướng dẫn trẻ bài hát “Em làm công an tí hon”.
- Các con nhìn bức tranh này và cho cô biết đây là ai?
- Chú cảnh sát giao thông thường xuất hiện ở đâu?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và kính trọng công việc của các chú công an giao thông, dù nắng mưa vất vả nhưng vẫn làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
- Cô sẽ hát cho các con nghe bài hát về chú công an giao thông. Các con có muốn nghe không? Đây là bài hát “Em làm công an tí hon” của nhạc sĩ Trần Quân Tiến.
- Cô hát lần 1 không nhạc.
- Cô vừa hát bài hát gì và tác giả là ai? (Cho lớp nhắc lại).
- Cô hát lần 2 có nhạc.
- Trong bài hát có nhắc đến ai?
- Bài hát “Em làm công an tí hon” nói về ước mơ của một bạn nhỏ trở thành chú công an cảnh sát để giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông.
* Hướng dẫn trẻ hát.
- Cô và lớp hát cùng nhau 2-3 lần.
- Cho tổ - nhóm - cá nhân hát.
- Cô sửa lỗi cho trẻ.
- Cô và lớp hát lại lần nữa.
b. Phần 2: Giai điệu vui nhộn
Nghe bài hát “Em đi giữa biển vàng” của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo
- Vẻ đẹp của cánh đồng lúa khi mùa lúa chín giống như một biển vàng rộng lớn. Đây là nội dung của bài hát “Em đi giữa biển vàng” của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo mà cô sẽ hát cho các con nghe.
- Cô hát lần 1: không nhạc.
+ Hỏi trẻ tên bài hát và tác giả.
- Cô hát lần 2: có nhạc.
+ Giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát nói về vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín như biển vàng, là kết quả lao động chăm chỉ của các bác nông dân.
- Lần 3: Cô cho trẻ xem video.
- Các con vừa nghe bài hát gì?
- Giáo dục trẻ yêu quý hạt lúa và trân trọng công sức của các bác nông dân.
c. Phần 3: Trò chơi âm nhạc.
- Các con có muốn trở thành những vũ công nhí không?
- Bây giờ cô sẽ mời các con chơi trò chơi “khiêu vũ với bóng” nhé.
- Cô giải thích cách chơi:
+ Cô sẽ chia các con thành cặp, mỗi cặp sẽ nhận một quả bóng và đặt vào bụng. Khi có nhạc, các con sẽ nhún nhảy theo điệu nhạc.
- Luật chơi: Các cặp phải giữ bóng không rơi, nếu bóng rơi sẽ phải nhảy lò cò.
- Cô tổ chức trò chơi 1-2 lần.
- Khen ngợi các con.
3. Kết thúc:
- Chương trình “đồ rê mí” hôm nay kết thúc ở đây. Hẹn gặp lại các con trong các chương trình sau.

3. Chủ đề: Nghề xây dựng
I) Mục tiêu và yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ hiểu rằng các công trình xây dựng được hoàn thành nhờ sự lao động của các công nhân
- Trẻ nhận biết các nhiệm vụ chính của công nhân xây dựng như trộn vữa, xây tường, chát tường, lăn sơn…
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật, công cụ và nguyên vật liệu mà công nhân xây dựng sử dụng
2. Kỹ năng
- Rèn luyện khả năng sử dụng từ ngữ chính xác để mô tả đặc điểm như mềm, mịn, dẻo, cứng, lớn, nhỏ, ráp…
- Phát triển kỹ năng phân nhóm, quan sát và thực hành
3. Giáo dục
- Thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với các công nhân xây dựng
- Nhận thức về việc bảo quản trường lớp, nhà cửa và công trình công cộng
- Học cách phối hợp cùng nhau trong các hoạt động thực hành
II) Chuẩn bị
- Hình ảnh về các công trình xây dựng
- Hình ảnh về dụng cụ và nguyên vật liệu xây dựng
- Máy tính, máy chiếu
- Một số nguyên vật liệu xây dựng thật
Nội dung tích hợp: Âm nhạc, Toán học, Giáo dục lễ phép
III) Phương pháp thực hiện
Hoạt động của cô giáo
HĐ1: Trò chuyện
Để có được ngôi trường mầm non sạch đẹp hôm nay, các con có nhớ công lao của ai không? Khi lớn lên, các con có muốn trở thành công nhân xây dựng không? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá công việc của công nhân xây dựng qua màn hình nhé
HĐ2: Quan sát và trò chuyện
a, Quan sát
- Cô chiếu video và hình ảnh liên quan đến công trình xây dựng
- Đàm thoại về những gì trẻ quan sát được
b, Trò chuyện
- Các con vừa thấy hình ảnh của ai?
- Công nhân xây dựng làm gì để tạo ra công trình?
- Để xây dựng công trình, công nhân cần những nguyên vật liệu nào?
Viên gạch
- Viên gạch có hình dạng gì? Được làm từ đâu?
Cát
- Cát có đặc điểm gì? Dùng để làm gì?
* Sỏi
- Sỏi có đặc điểm như thế nào? Sử dụng ra sao?
- Để gắn kết các viên gạch, công nhân cần trộn những nguyên vật liệu gì?
- Đối với các ngôi nhà có mái bằng, công nhân thực hiện như thế nào?
- Các nguyên vật liệu xây dựng khác là gì? (Gạch hoa, cát vàng, sơn, tôn lợp mái…)
- Công nhân cần những dụng cụ gì?
- Bay
- Bàn xoa
- Cuốc, Xẻng
- Các con đã thấy các dụng cụ này chưa? Chúng dùng để làm gì?
- Cô mở rộng thêm về các dụng cụ khác như máy trộn bê tông, máy đầm, thước…
- Các công nhân trải qua nhiều vất vả để xây dựng các công trình phục vụ xã hội. Khi sử dụng các công trình này, các con cần phải làm gì? (Lồng ghép giáo dục)
*c, Phân nhóm nguyên vật liệu và dụng cụ xây dựng
- Để kiểm tra kiến thức của các công nhân xây dựng nhí, hãy liệt kê các nguyên vật liệu và dụng cụ xây dựng theo yêu cầu của cô giáo
- Kể nhanh tên 2-3 nguyên vật liệu và dụng cụ xây dựng
- Chia lớp thành 2 nhóm trộn vữa và trộn bê tông
- Trình bày các nguyên liệu, cách pha trộn và đặc điểm của sản phẩm nhóm tạo ra
HĐ3: Chuyển góc hoạt động
Góc phân vai: Trở thành kiến trúc sư
Góc xây dựng: Xây dựng trường học
Góc học tập: Đếm đến 7, nhận biết số 7. Tô và viết chữ i, t, c, số 7
Góc nghệ thuật: Cắt dán hình vuông to nhỏ, tô màu dụng cụ xây dựng. Hát và đọc thơ về nghề xây dựng
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh

4. Chủ đề: Nghề chăm sóc sức khỏe
I Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
- Trẻ biết được một số công việc chính của bác sĩ, y tá như: khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân, phát thuốc, tiêm thuốc...
- Trẻ biết đồ dùng của bác sĩ, y tá Ống nghe, kim tiêm, cặp nhiệt độ...
- Trẻ biết trang phục của bác sĩ, y tá áo blu trắng, mũ có chữ thập, áo xanh quần xanh cho bác sĩ mổ, găng tay và nơi làm việc của bác sĩ: Bệnh vện, Trạm y tế
- Biết được trong cuộc sống bác sĩ, y tá rất quan trọng và cần thiết.
- Trẻ biết chơi trò chơi “Phân loại đồ dùng, nhanh tay nhanh mắt”.
2.Kĩ năng
- Trẻ nói dược nơi làm việc, trang phục, đồ dùng, công việc của bác sĩ, y tá
- Trẻ tìm được hình ảnh về bác sĩ, y tá.
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ dàng.
- Trẻ có kĩ năng hoạt động theo nhóm, phối hợp các bạn trong nhóm chơi.
- Trẻ chọn đúng được đồ dùng bác si
- Trẻ khoanh đúng đồ dùng dụng cụ, trang phục của bác sĩ y tá
3.Thái độ
- Hứng thú tham gia chơi trò chơi
- Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý, kính trọng yêu quý bác sĩ, y tá
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô:
- Giáo án, máy tính, bài hát “em làm bác sĩ, ước mơ của bé”
video nói về bác sĩ, y tá
- Hình ảnh về trang phục , dụng cụ, nơi làm việc, công việc của bác sĩ
Đồ dùng của trẻ:
- Một số hình ảnh về những công việc và dụng cụ của bác sĩ
- 1 số đồ dùng của nghề y và 1 số nghề khác
- Đồ dùng của bác sĩ trẻ chơi trò chơi
- Tranh về đồ dùng trang phục của bac sĩ.
- Bút màu.
III. Tiến hành
1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
- Cô và trẻ đọc bài đồng dao về các nghề
Ve vẻ vè ve
Cùng đọc câu vè
Chăm sóc sức khoẻ
Đó là nghề y
Trật tự đường đi,
Là nghề cảnh sát,
Dạy học hát múa,
Là nghề Giáo viên
Liên lạc thường xuyên,
Là nghề bưu điện,
Làm nhiều việc thiện
Tập luyện tăng gia,
Bảo vệ nước nhà,
Là nghề bộ đội
- Các con vừa đọc bài vè nói đến những nghề gì?
- Hôm trước cô và các con đã được tìm hiểu một số nghề trong xã hội cũng như công viếc của bố mẹ các con. Vậy bạn nào hãy kể cho cô và các bạn biết bố mẹ các con làm nghề gi ?
- Các con có biết nghề gì chăm sóc sức khỏe cho mọi người không?
=> À đúng rồi chăm sóc sức khỏe cho mọi người gọi chung là nghề bác sĩ đấy các con.
Hôm nay cô và các con hãy cùng tìm hiểu về nghề bác sĩ, y tá nhé.
2 Phương pháp hình thức tổ chức
- Để biết được nghề bác sĩ, y tá làm công những việc gì và cần những đồ dùng gì thì hôm nay chúng mình cùng nhau tìm hiểu nhé!
- Cô mời các con cùng về 3 nhóm của mình nào.
( Cô cho trẻ đi lấy bảng và rổ ảnh)
- Các con cùng hướng lên màn hình xem đoạn video nói về ai, làm công việc gì?
( cô mở đoạn video cho trẻ xem )
- Các con xem xong đoạn video vừa rồi các con thấy ai?
- T¹i sao con biÕt lµ bác sü?
- Để biết được bác sĩ, y tá có trang phục như thế nào? Các con hãy cùng hướng lên đây xem đoạn video nhé.
- Đoạn video nói về điều gì?
- Trang phục của bác sỹ có đặc điểm gì?
- Các con hãy chọn thật nhanh trang phục của bác sĩ gắn vào bảng nào. (cô mở nhạc nhẹ, đi từng nhóm quan sát)
- Đã hết thời gian rồi, đội các con đã gắn được gì nào?
+ Các con hãy cùng nhìn lên đây quan sat hình ảnh nhé. Đây là những trang phục bộ quần áo blu trắng, mũ của các bac sĩ và cô y tá và đây là áo xanh và mũ, găng tay của bác sĩ phẫu thuật đấy các con.
* Bạn nào cho cô biết các bác sĩ làm việc ở đâu?
- Cac con hãy nhanh tay tìm những hình ảnh có nơi làm việc của bác sĩ và gắn vào bảng.
- Đội các con đã gắn được gì nào?
- Hãy cùng nhìn lên đây và quan sát xem đội mình đã gắn đúng chưa nhé.
Đúng vậy nơi làm việc của bác sỹ là ở các bệnh viện và trạm y tế, phòng khám đấy.
*Các con hãy cùng hướng lên đây và xem tiếp nhé (đoạn video về công việc của bác sĩ)
- Đoạn video nói về điều gì?
- Các con hãy chọn thật nhanh công việc của các bác sĩ nào.?
Đội con dã gắn được công việc của bác sĩ gì nào?
- Hãy cùng kiểm tra kết quả đội mình dã gắn đúng chưa nhé.
- Đúng rồi hàng ngày bác sỹ làm công việc khám bệnh, kê đơn thuốc, chăm sóc người bệnh..)
* Khi khám chữa bệnh bác sĩ cần những dụng cụ gì?
- Các con hãy cùng nhìn lên đây xem bác sĩ có những dụng cụ gì nhé.
- Các con hãy nhanh tay tìm cho mình những dụng cụ của bác sĩ gắn vào bảng nào.
Cô cho trẻ quan sát những hình ảnh dụng cụ của bác sĩ
Đúng rồi khi khám,chữa bệnh bác sỹ cần phải có những dụng cụ như: ống nghe, cặp nhiệt độ,..
-Khi các con nhìn thấy ảnh này các con nghĩ tới điều gì?
- Ngoài bác sĩ ra ở bệnh viện còn có ai nữa?
- Cô y tá làm công việc gì?
- Cô y tá cũng vậy, tiêm thuốc và phát thuốc cho bệnh nhân, an ủi dặn dò bệnh nhân uống thuốc nữa.
- Các con biết không bác sĩ và y tá cùng làm việc ở bênh viện như khám bệnh, kê đơn thuốc, tiêm và phát thuốc giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh.
- Vậy các con có yêu quý kính trọng bác sĩ và y tá nhé.
- Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì? Vì sao?
- Nếu như bệnh nhân đến khám bệnh con sẽ nói với bệnh nhân như thế nào?
- Khi khám bệnh bác sĩ phải như thế nào?
- Các con ơi chúng ta có câu nói rất thân thương nói lên nói về những người bác sĩ, y tá đấy
“Lương y như từ mẫu
Bác sĩ như mẹ hiền”
- Các con rất giỏi cô thưởng cho lớp mình rất nhiều trò chơi các con có muốn tham gia không? Vậy cô mời các con cùng đi nhẹ nhàng lên lấy đồ dùng về chỗ của mình để đến với trò chơi thứ nhất nào!
Trò chơi: “Phân loại đồ dùng bác sĩ”
Các chơi: Cô chia lớp làm 2 đội, cô chuẩn bị rất nhiều đồ dùng của các nghề khác nhau của nhiệm vụ các bạn hãy bật qua các vòng và tìm dụng cụ của bác sĩ, y tá.
Luật chơi: Thời gian chơi là 1 bản nhạc, đội nào tìm đúng và chính xác đội đó dành chiến thắng..
- Các con đã dõ luật chơi và cách chơi chưa?
- Trò chơi bắt đầu.
- Cô cho trẻ kiểm tra chéo các đội lẫn nhau.
Trò chơi: “Nhanh tay nhanh mắt”
Các chơi: Cô chia lớp làm 4 nhóm cô chuẩn bị bài tập đồ dùng khác nhau của bác sĩ, y tá yêu cầu của cô các con hãy nhanh tay tìm và khoanh tròn và nối với hình ảnh bác sĩ những đồ đùng dụng cụ y tế, trang phục của bác sĩ.
Luật chơi: Thời gian chơi là 1 bản nhạc đội khoanh tròn và nối với hình ảnh bác sĩ nhanh và đúng nhất đội đó dành chiến thắng.
Kết thúc: Các con ơi hôm nay các con được tìm hiểu về nghề gì?
Trẻ hát “Em làm bác sĩ” và đi ra ngoài

5. Nghề nghiệp: giáo viên
I. Mục tiêu - Yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận thức nghề dạy học là một nghề cao quý trong xã hội.
- Trẻ hiểu công việc hàng ngày của giáo viên mầm non và giáo viên nói chung. Biết một số đồ dùng của nghề giáo viên.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết quý trọng nghề dạy học, yêu quý cô giáo và vâng lời cô giáo cũng như bố mẹ.
II. Chuẩn bị
* Của cô
- Nhạc bài hát “Cô và mẹ”
- Tranh: Cô đón trẻ vào lớp; Cô dạy học; Cô cho trẻ ăn; Cô cho trẻ ngủ
* Của trẻ
- Ngồi hình chữ U.
III. Cách thực hiện
1. Vào bài
- Cho trẻ hát bài 'Cô và mẹ':
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát truyền tải ý nghĩa gì?
- Các con có yêu quý bố mẹ, cô giáo không?
- Bố mẹ đã chăm sóc các con ra sao?
- Cô giáo đã dạy các con những gì khi đến lớp?
- Các con có biết công việc hàng ngày của cô giáo là gì không? Hôm nay cô và các con sẽ cùng khám phá chi tiết về công việc của cô giáo nhé.
2. Nội dung
* Quan sát, trò chuyện:
+ Tranh cô đón trẻ vào lớp:
- Bức tranh thể hiện điều gì? Cô giáo đang làm gì?
- Bạn nhỏ đang làm gì?
- Cô kết luận: Bức tranh vẽ cô giáo đón các bạn vào lớp, khi mẹ đưa bạn đến lớp, bạn chào mẹ, chào cô rồi vào lớp.
- Các con xem tranh cô đón bạn có giống cách cô giáo đón các con hàng ngày không?
+ Xem tranh cô giáo đang dạy học:
- Bức tranh về ai?
- Cô giáo đang làm gì?
- Các bạn đang làm gì?
- Đồ dùng của cô dùng để dạy học là gì?
- Cô giáo dạy các con những gì?
- Cô tổng kết: Đây là bức tranh về cô giáo dạy học, một trong những công việc hàng ngày của cô.
+ Xem tranh cô giáo cho các bạn ăn:
- Bức tranh vẽ gì?
- Các bạn đang làm gì?
- Có giống khi các con ngồi ăn cơm không?
- Các con thấy các bạn khi ăn như thế nào?
- Các con thấy bạn có ngoan không?
- Khi ăn cơm các con cần ngồi ngay ngắn, ăn hết suất cơm của mình và không làm rơi cơm ra bàn nhé.
+ Tranh: Cô giáo cho các bạn ngủ
- Bức tranh vẽ gì?
- Cô đang làm gì?
- Có giống với các con khi ngủ không?
- Các con thấy bạn ngủ có ngoan không?
- Các bạn có đùa giỡn hay nói chuyện trong giờ ngủ không?
- Giáo dục: Hàng ngày cô chăm sóc các con bằng cách dạy học, cho ăn, cho ngủ, mong các con học giỏi, ngoan ngoãn và mau lớn. Vì vậy, các con cần cố gắng học tập và chú ý lắng nghe khi cô dạy.
- Các con có biết cô chăm sóc các con như vậy thì được gọi là gì không?
- Mở rộng: Ngoài nghề giáo viên mầm non, còn nhiều nghề giáo viên ở các cấp học khác như cấp 1, 2, 3. Khi các con lớn lên, sẽ gặp các thầy cô ở các cấp học đó, ai cũng mong các học sinh của mình học giỏi và vâng lời thầy cô và bố mẹ.
* Trò chơi: “Thi xem đội nào nhanh”
- Luật chơi: Đội nào xếp không đúng theo trình tự sẽ thua và phải nhảy lò cò.
- Cách chơi: Cô chia các con thành hai đội, trong vòng hai phút, hai đội xếp các công việc của cô giáo mầm non theo đúng trình tự hàng ngày. Đội nào xong trước sẽ chiến thắng.
3. Kết thúc
- Cho trẻ ra chơi
