Lễ hội Katê là một trong những sự kiện linh thiêng của người Chăm, diễn ra tại các tỉnh Nam Trung Bộ, theo đạo Bà-la-môn. Lễ hội kéo dài ba ngày, bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 theo lịch người Chăm (khoảng 14,15 tháng 9 âm lịch). Du khách có cơ hội trải nghiệm nghi lễ truyền thống như Rước phục y, Lễ mở cửa tháp, Lễ tắm tượng Thần... tại các tháp cổ kính như Pô Klông Garai, tháp Pô Rôme, Pô Naga. Lễ hội còn là dịp để khám phá văn hóa độc đáo qua những màn biểu diễn như múa truyền thống và nhạc dân gian Chăm.

2. Lễ Ramadan
Lễ Ramadan là dịp quan trọng trong đời người Chăm Hồi giáo tại An Giang. Diễn ra trong suốt một tháng, bắt đầu từ ngày 1/9 đến 30/9 theo lịch Hồi giáo, tương đương cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 dương lịch. Trong thời gian này, người Chăm thực hiện các nghi lễ tảo mộ, mời tổ tiên về dự tết và chúc phúc lẫn nhau. Là dịp để tập trung cầu tổ tiên phù hộ, làm ăn phát đạt và kiểm điểm hành vi cá nhân. Trong suốt tháng Ramadan, người Chăm ăn kiêng, nhịn ăn, uống, và không hút thuốc lá từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn.
Tháng Ramadan còn là thời kỳ của lòng nhân ái, nghĩa hiệp và giúp đỡ những người nghèo. Mỗi ngày, các gia đình chuẩn bị hàng trăm suất ăn miễn phí và phân phát tại các điểm công cộng, lan tỏa tình thương đến người nghèo. Vì vậy, nhiều người gọi tháng Ramadan là tháng của lòng nhân ái, của tín nghĩa...
Người Chăm Hồi giáo xem tháng Ramadan như những ngày vui nhất, mỗi gia đình sẵn sàng cơm nước và chuẩn bị các đặc sản để chiêu đãi khách, tạo nên không khí phấn khích như Tết Nguyên Đán của người Việt.

3. Lễ hội cầu mưa
Lễ hội cầu mưa là lễ hội của cộng đồng Chăm ở tỉnh Bình Định, Ninh Thuận. Theo quan niệm của họ, mọi biến động trong vũ trụ đều do Phật trời, thần linh hoặc ma quỷ kiểm soát. Lễ hội được tổ chức để tri ân trời đất đã mang đến mưa thuận gió hòa, làm cho mùa màng thịnh vượng, cả cộng đồng ấm no, khỏe mạnh. Thường diễn ra từ ngày 16 đến 20 tháng 2 âm lịch mỗi năm, những người lãnh đạo là những người lớn tuổi trong làng.
Đây là một nghi lễ quan trọng và độc đáo. Khi khô han kéo dài và không có nước tưới cho lúa, cây trồng, cộng đồng sẽ tổ chức lễ cầu mưa. Mọi người có thể cử hành lễ tại ruộng, theo gia đình hoặc toàn làng, cùng nhau chuẩn bị lễ vật để cúng (trâu hoặc heo, cùng với một đôi gà trống, hai chén rượu, một vòng sáp ong, một chén gạo và trầu cau...)
Lễ cầu mưa thường diễn ra ở trung tâm làng. Mọi người đến đại diện cho từng gia đình chạm và khấn trước đồ cúng, một hành động người Chăm H’roi tin rằng sẽ giúp thần linh biết họ là phần của cộng đồng và kêu gọi sự phù hộ từ thần linh.
Lễ hội Cầu mưa không chỉ là dịp để người Chăm H'roi gặp gỡ, mà còn là lễ hội đậm chất gắn kết cộng đồng.

4. Lễ hội Tháp Bà Pô Nagar
Lễ hội Tháp Bà Pô Nagar hay còn được biết đến với tên gọi Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu, là một trong những lễ hội truyền thống của người Chăm ở Khánh Hòa (từ ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm). Đây là dịp để tôn vinh và nhớ đến Thiên Y A Na Thánh Mẫu - một trong ba vị nữ thần quản lý ba miền của Việt Nam: Miền Bắc với mẫu Liễu Hạnh, miền Trung với Thiên Y A Na Thánh Mẫu và miền Nam là Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen). Lễ hội được tổ chức tại quần thể di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang, Khánh Hòa. Các sự kiện chính trong lễ hội bao gồm:
- Lễ tắm tượng (hay còn gọi là lễ mục dục), lễ thay y (hay còn được biết đến là lễ tế gia quan) diễn ra vào giờ Ngọ ngày 20/3 âm lịch.
- Lễ thả hoa đăng diễn ra vào tối ngày 20 tháng 3 âm lịch, khi mọi người thả những đèn lồng lấp lánh xuống sông để hy vọng những điều ước trở thành hiện thực.
- Lễ cầu Quốc thái dân an: diễn ra sáng ngày 21 tháng 3 âm lịch với sự trang nghiêm và tôn vinh những giá trị nhân văn.
- Lễ tế sanh (Dâng lễ Mẫu) diễn ra vào giờ Tý ngày 22 tháng 3 âm lịch để dâng hương lễ cho Mẫu.
- Cuối cùng là Lễ cổ truyền, lễ Khai Diên và lễ Tôn vương: diễn ra ngày 23 tháng 3 âm lịch, đoàn tế lễ gồm các hào lão và người dân Cù Lao (Xóm Bóng) dâng lễ theo nghi lễ cổ truyền; đồng thời, đoàn tuồng biểu diễn lễ Khai Diên và Tôn vương trên sân khấu.
Ngoài những nghi lễ linh thiêng, các sự kiện văn hóa còn tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của Lễ hội Tháp Bà Pô Nagar. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, du khách có cơ hội thưởng thức những màn biểu diễn đặc sắc như múa bóng, hát văn và diễn xướng nghệ thuật trên sân khấu trước Tháp Bà Ponagar.


5. Lễ Tết Roya Haji
Ngày Tết Roya Haji, còn được biết đến với tên gọi Tết của Sự Yêu Thương và Tha Thứ, là ngày lễ truyền thống của cộng đồng Chăm theo đạo Hồi (từ 10-13/12 theo lịch Hồi). Trong những ngày này, đám đông người Chăm hội tụ tại thánh đường để thực hiện các nghi lễ trang trọng. Lễ hội đánh dấu sự kết thúc một năm và đồng thời mở ra một tuổi mới với những tinh thần lạc quan và hi vọng mới.
Những hoạt động trong Lễ Tết Roja Haji:
- Ngày Tết Roya Haji, trang phục truyền thống của người Chăm được khoác lên với vẻ đẹp tinh tế và quý phái nhất.
- Từ 7 giờ sáng ngày đầu tiên của lễ hội, nam nữ thanh niên từ 15 tuổi trở lên tụ tập tại thánh đường để tham gia thánh lễ. Sau đó, mọi người nắm tay nhau, xin tha thứ và giãi bày lỗi lầm, xóa bỏ những hiềm khích trong năm qua.
- Trong những ngày này, mọi người gặp nhau trên đường phải bắt tay và nói lời chào 'Am má' (xin tha thứ). Mỗi người đều phải đáp lại với lòng trung thành, tạo nên không khí chân thành, đậm chất đạo đức.
- Nhân dịp Tết Roya Haji, đa phần người Chăm đang làm việc xa nhà cũng nhanh chóng trở về quê hương để đoàn tụ. Mỗi gia đình, đặc biệt là những người theo đạo Hồi có khả năng kinh tế tốt, chuẩn bị thực phẩm để làm lễ Kurbal, tức là mua gia súc (bò, dê, cừu) để hiến tế. Thịt từ các con vật này sau đó sẽ được phân phát cho những gia đình nghèo trong làng, làm đầy ắp niềm vui và tình yêu thương trong năm mới.
Lễ hội Roya Haji còn là dịp để chào tạm biệt những người xuất sắc, có đức hạnh và khả năng tài chính, chuẩn bị hành hương đến thánh địa Mecca. Trong cộng đồng, ai cũng ao ước được một lần thực hiện hành trình linh thiêng này. Người nào không có điều kiện đi Mecca thì tổ chức lễ Haji tại thánh đường làm lễ tạ ơn và chia sẻ niềm vui với cộng đồng.

