1. Mark Spitz
- Ngày sinh: 10/02/1950
- Quốc tịch: Mỹ
- Môn thi: Bơi lội
- Thành tích: 9 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ
- Số kỳ Olympic tham dự: 2 kỳ (1968-1972)
Mark Spitz là một trong những kình ngư xuất sắc của đội tuyển bơi lội Mỹ. Ông đã giành tổng cộng 9 HCV tại các kỳ Olympic năm 1968 và 1972.
Thành tích đáng chú ý nhất của Spitz là 7 HCV tại Olympic Munich 1972, một kỷ lục đã bị Michael Phelps vượt qua tại Bắc Kinh 2008. Spitz thiết lập kỷ lục thế giới mới trong tất cả bảy nội dung bơi lội mà ông tham gia vào năm 1972 và đã có nhiều huy chương hơn bất kỳ vận động viên người Do Thái nào trong lịch sử Olympic.
Ông được tạp chí Swimming World vinh danh là Vận động viên bơi lội của năm vào các năm 1969, 1971 và 1972.
2. Carl Lewis
- Ngày sinh: 01/07/1961
- Quốc tịch: Mỹ
- Môn thi: Điền kinh
- Thành tích: 9 HCV, 1 HCB
- Số kỳ Olympic tham dự: 4 kỳ (1984-1996)
Ông từng là đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc và được Ủy ban Olympic Quốc tế vinh danh là VĐV thể thao của thế kỷ vào năm 1999. Lewis cũng được Track & Field News trao danh hiệu VĐV của năm vào các năm 1982, 1983 và 1984. Bên cạnh khả năng chạy nước rút, Lewis còn nổi bật ở môn nhảy xa, với kỷ lục thế giới trong môn này từ năm 1984, và chuỗi thành tích 65 chiến thắng liên tiếp của ông vẫn là kỷ lục không thể phá vỡ trong thể thao.
3. Michael Phelps
- Ngày sinh: 30/06/1985
- Quốc tịch: Mỹ
- Môn thi: Bơi lội
- Thành tích: 23 HCV, 3 HCB, 2 HCĐ
- Số kỳ Olympic tham dự: 5 kỳ (2000-2016)
Michael Phelps là một trong những vận động viên thành công nhất trong lịch sử Olympic với tổng cộng 23 huy chương vàng. Anh còn thiết lập nhiều kỷ lục cá nhân đáng kinh ngạc, bao gồm kỷ lục về số lượng HCV cá nhân (16 chiếc), nhiều HCV nhất trong một kỳ Thế vận hội (8 chiếc) và là VĐV lớn tuổi nhất giành HCV cá nhân ở Olympic.
Vào năm 2000, khi mới 15 tuổi, Phelps đã trở thành VĐV bơi lội trẻ tuổi nhất của đội Mỹ tham dự Thế vận hội trong 68 năm. Dù không giành huy chương ở Sydney 2000, chỉ 5 tháng sau, anh đã phá kỷ lục thế giới ở nội dung 200m bướm, trở thành VĐV bơi lội trẻ nhất phá kỷ lục thế giới.
Tại Thế vận hội Mùa hè 2004 ở Athens, Phelps giành 6 HCV và 2 HCĐ, san bằng kỷ lục số huy chương trong một kỳ Olympic (trước đó do vận động viên thể dục Alexander Dityatin thiết lập năm 1980). Ở Bắc Kinh 2008, Phelps tham dự 8 nội dung và giành cả 8 HCV, lập 7 kỷ lục thế giới và 1 kỷ lục Olympic.
Tại London 2012, anh giành 4 HCV và 2 HCB, tuyên bố giải nghệ sau đó nhưng đã trở lại thi đấu vào năm 2014. Tại Rio 2016, Phelps giành 5 HCV và 1 HCB ở nội dung bơi bướm 100m. Sau khi để tuột mất tấm HCV vào tay kình ngư Singapore Joseph Schooling, Phelps tuyên bố không tham dự Olympic 2020 và chính thức giải nghệ, kết thúc sự nghiệp đỉnh cao của mình.
4. Larisa Latynina
- Ngày sinh: 27/12/1934
- Quốc tịch: Liên Xô
- Môn thi: Thể dục dụng cụ
- Thành tích: 9 HCV, 5 HCB, 4 HCĐ
- Số kỳ Olympic tham dự: 3 kỳ (1956-1964)
Larisa Latynina là một huyền thoại thể dục dụng cụ của Liên Xô, tham dự 3 kỳ Olympic từ 1956 đến 1964. Bà đã giành tổng cộng 14 huy chương cá nhân và 4 huy chương đồng đội, tạo nên kỷ lục về số lượng huy chương tại các kỳ Olympic, kỷ lục này bị Michael Phelps phá vỡ vào năm 2012. Kỷ lục về số huy chương cá nhân của Latynina cũng bị phá vỡ bởi Phelps vào năm 2016.
Larisa Latynina được công nhận vì đã giúp Liên Xô trở thành cường quốc trong thể dục dụng cụ ở các đấu trường quốc tế.
5. Paavo Nurmi
- Ngày sinh: 13/06/1897
- Quốc tịch: Phần Lan
- Môn thi: Điền kinh
- Thành tích: 9 HCV, 3 HCB
- Số kỳ Olympic tham dự: 3 kỳ (1920-1928)
Paavo Nurmi là một trong những huyền thoại điền kinh cự ly dài nhất trong lịch sử Olympic, với thành tích 9 HCV và 3 HCB qua 3 kỳ Thế vận hội vào các năm 1920, 1924 và 1928.
Thành tích của Nurmi có thể còn ấn tượng hơn nếu ông được tham gia Olympic Los Angeles 1932. Tuy nhiên, ông bị cấm tham dự do nhận quá nhiều tiền thưởng cho các cuộc thi đấu, mặc dù nhiều vận động viên khác rất mong muốn ông thi đấu.