1. Bài luận 'Tinh thần thể dục' của Nguyễn Công Hoan số 1
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) sinh ra trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế ở Hưng Yên.
- Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và làm giáo viên ở nhiều nơi như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định, ...
- Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ.
- Gia nhập Vệ quốc quân và làm chủ tử báo Quân nhân học.
- Năm 1948, ông trở thành đảng viên Đảng Lao động Việt Nam.
- Năm 1951, làm việc cho ngành giáo dục và viết bài cho báo giáo dục nhân dân.
- Năm 1954, ông trở lại viết văn và làm chủ tịch hội nhà văn Việt Nam.
2. Sự nghiệp văn học
a. Di sản văn học
- Hơn 20 tiểu thuyết và khoảng 200 truyện ngắn. Truyện ngắn: Kép tư bền (1935), Hai thằng khốn nạn (1937), Người vợ lẽ bạn tôi (1937),... Tiểu thuyết: Lá ngọc cành vàng (1935), Ông chủ (1935), Bước đường cùng (1938)....
b. Phong cách nghệ thuật
- Nhà văn hiện thực bậc thầy, sử dụng tiếng cười để đả phá ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
II. Tác phẩm
1. Tóm tắt tác phẩm
“Tinh thần thể dục” phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng tập trung để lên sân vận động để xem bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi, nhưng quan trên đe dọa, bắt bớ, lùng sục nhưng vẫn không đủ số người. Cuộc dẫn người đi xem bóng đá giống như cuộc bắt phu phen. Câu chuyện được chia thành 3 đoạn, thể hiện các nội dung khác nhau, tạo thành cốt truyện chặt chẽ theo trình tự logic.
2. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
Tác phẩm ra đời năm 1939, khi thực dân Pháp cổ động “phong trào thể dục thể thao” nhằm đánh lạc hướng sự tranh đấu đòi độc lập, chủ quyền của thanh niên.
b. Bố cục
- Phần 1: Lệnh của quan trên đến làng
- Phần 2: Những người bị bắt đi xem bóng van xin ông lí
- Phần 3: Cảnh lùng sục, bắt người đi xem thể thao
c. Ý nghĩa phê phán của truyện
- Truyện châm biếm chính quyền thực dân và tay sai, lật tẩy âm mưu của họ khi bày ra “phong trào thể thao”, làm phân tán tinh thần đấu tranh của thanh niên.
- Giới thiệu cảnh đời éo le, số phận đáng thương của con người trong xã hội nực cười.
d. Giá trị nội dung
- Phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của thực dân phong kiến.
- Làm nổi bật tiếng cười hài hước châm biếm của tác giả đối với những âm mưu của chính quyền.
e. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng thủ pháp nói giễu, cường điệu, giọng điệu kể chuyện tự nhiên để tạo nên giá trị châm biếm của tác phẩm.
Câu 1 (trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):
- Bố cục đặc biệt:
+ Phần 1: lệnh của quan trên đến làng
+ Phần 2: Những người bị bắt đi xem bóng van xin ông lí
+ Phần 3: Cảnh lùng sục, bắt người đi xem thể thao
- Cách dựng tình huống và cốt truyện thể hiện mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức của phong trào thể dục thể thao do Pháp đề ra.
+ Sự thúc ép, bắt bớ, hành hạ nhân dân để làm vừa lòng bọn thực dân.
+ Xem bóng không trên tinh thần tự nguyện, nhưng bị bắt như tù binh.
+ Bọn hương lí thừa cơ bòn rút, bóc lột tiền của nhân dân.
+ Tinh thần thể dục diễn ra trong cảnh tượng lộn xộn, nhố nhăng của xã hội thối nát với nhiều bi kịch.
→ Người đọc thấy cảnh đời éo le, số phận đáng thương của con người sống trong xã hội nực cười đó.
Câu 2 (trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Mâu thuẫn trào phúng:
+ Mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo.
+ Sự khuếch trương của quan lại thực dân phong kiến với mong muốn ở nhà lao động của người dân.
+ Sự lùng sự ráo riết của thực dân >< sự trốn tránh đến cực nhục của người dân.
→ Mâu thuẫn tạo ra sự hài hước, bộc lộ bản chất xảo trá, dã man của xã hội thực dân phong kiến.
Mâu thuẫn của các cảnh:
- Anh Mịch lạy xin được ông Lí tha cho để đi làm trừ nợ cho ông Nghị nhưng không được chấp nhận.
Đáp lại là sự dọa dẫm, vô tình của ông Lí.
- Lệnh nghiêm ngặt oái oăm từ quan trên kéo theo sự khốn khổ của dân quê. Tinh thần thể dục vui vẻ tới mức nhiều người khốn khổ vì nó.
- Bác Phô gái xin ông Lí tha cho chồng vì chồng còn đang ốm, nhưng đáp lại ông Lí “ ốm gần chết cũng phải đi… lấy cớ ốm yếu mà không đi thì người ta đá bóng cho chó xem à.”
- Bà cụ Phó Bính hối cho quan ba hào bỏ túi, khiến bọn như ông Lí được dịp “đục nước béo cò.”
- Thằng Cò ốm trốn trong đống rơm cũng bị lôi ra với tình cảnh thảm thương, mai mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đói.
→ Tất cả hoàn cảnh éo le, dở khóc dở cười tạo ra tiếng cười mỉa mai bọn chính quyền thực dân, phong kiến và tay sai. Nhà văn cảm thông với những người dân nghèo- nạn nhân của tinh thần thể dục lố bịch của bọn xâm lược.
Câu 3 (Trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Ý nghĩa phê phán:
Xuất phát từ mâu thuẫn giữa việc phải đi cổ vũ cho “tinh thần thể dục” giả tạo với thái độ chống trả quyết liệt của người dân làm nổi bật tiếng cười hài hước, châm biếm bản chất giả tạo, bịp bợm, lố lăng của chính quyền thực dân phong kiến. Truyện lột trần được bản chất, âm mưu của thực dân khi bày ra “phong trào thể thao”, “sức khỏe nòi giống” thực chất đánh lạc hướng tinh thần cứu nước.

2. Tác phẩm 'Tinh thần thể dục' của Nguyễn Công Hoan số 3
Câu 1: Cấu trúc và cách xây dựng câu chuyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn phê phán này có điểm đặc biệt nào?
Trả lời:
a. Cấu trúc: 3 đoạn
Đoạn 1 (từ đầu đến...“Nay sức, Lê Thăng”): Giới thiệu mệnh lệnh từ quan trên đến làng.
Đoạn 2 (tiếp theo đến... “Vâng”): Những người bị bắt đi xem đá bóng trực tiếp xin ông lí (lí trưởng).
Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh lùng sục bắt người đi xem đá bóng.
b. Cách xây dựng câu chuyện với tính chất hài hước => làm nổi bật mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức của phong trào thể dục thể thao do chính quyền Pháp tạo ra => thể hiện tình cảnh đáng thương của những số phận sống trong giai đoạn đó.
Câu 2: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là gì? Dựa trên mâu thuẫn cơ bản đó, mâu thuẫn trào phúng cụ thể từng cảnh là gì? Phân tích để làm rõ mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn cụ thể đó.
Trả lời:
Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là mâu thuẫn giữa chính quyền Pháp và người dân nghèo.
Mỗi tình huống cụ thể lại mang đặc điểm hài hước riêng.
Anh Mịch: van xin năn nỉ, ỉ ôi >< thái độ dọa dẫm, phủ nhận của ông Lí, ông cũng chỉ là bất đắc dĩ.
Bác Phô gái dâng lễ vật để xin không đi, nhưng ông Lí cũng không chấp nhận. Đến cả người ốm cũng không tha. Thật khốn khổ và nực cười.
Bà cụ Phó đút lót ba hào, mượn người đi thay => là dịp để bọn chức dịch 'đục nước béo cò'.
Thằng Cò ôm con nằm trong đống rơm. Nhưng cuối cùng cũng bị lôi ra.
=> Tạo ra tiếng cười trào phúng tố cáo thực tế xã hội: thể dục thể thao là tốt nhưng cách bọn thực dân làm lại lố lăng, khiến bao nhiêu người đau khổ.
Câu 3: Ý nghĩa phê phán của truyện Tinh thần thể dục là gì?
Trả lời:
Ý nghĩa: châm biếm chính quyền thực dân và bè lũ phong kiến, tay sai, lật tẩy âm mưu khi bày ra cái gọi là 'phong trào thể thao', 'sức khỏe nòi giống' nhưng thực chất là đánh lạc hướng thanh niên, làm phân tán tinh thần đấu tranh và nhiệm vụ cứu nước của họ vào thời điểm đó.

3. Tác phẩm 'Tinh thần thể dục' của Nguyễn Công Hoan số 2
Thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm
I. Tác giả
1. Hành trình đầy nỗ lực
- Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) xuất thân từ huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Sinh ra trong một gia đình quan lại, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương từ năm 1920, nổi tiếng với tập truyện ngắn Kép tư bền (1935).
- Ông là giáo viên và nhà văn, sau cách mạng, tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực báo chí và văn học. Ông đắc cử làm Chủ tịch Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (1957-1958).
2. Sự đóng góp vô song
- Nguyễn Công Hoan để lại hơn 20 tiểu thuyết và khoảng 200 truyện ngắn, tập trung phê phán những tật xấu trong xã hội cũ. Các tác phẩm như Lá ngọc cành vàng, Ông chủ, Bước đường cùng, là những bức tranh sống động về xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Ông là người đóng góp lớn cho sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ.
3. Phong cách nghệ thuật độc đáo
- Phong cách của Nguyễn Công Hoan là sự kết hợp tài năng hiện thực và trào phúng. Ông sử dụng tiếng cười để châm biếm chế độ thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
II. Tác phẩm
1. Ngữ cảnh xuất xứ
- Truyện ngắn 'Tinh thần thể dục' xuất hiện trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy số 251, ngày 25 – 3 – 1939, phản ánh mặt bịp bợm của 'phong trào thể dục thể thao' do thực dân Pháp tạo ra.
2. Nội dung chính
- Truyện tả mâu thuẫn giữa chính quyền thực dân và nhân dân nghèo, thông qua việc ép buộc người dân tham gia sự kiện thể thao. Những tình huống hài hước và bi kịch diễn ra khi người dân phải vượt qua khó khăn để thỏa mãn ý đồ của quan lệch lạc.
3. Bố cục tinh tế
- Truyện được chia thành 3 phần: Lệnh quan trên, Van xin và Nài nỉ; Đút lót; Lùng sục và Lên đường. Bố cục này giúp tạo nên sự hài hước và mỉa mai của truyện.
Phê phán và ý nghĩa
- Truyện Tinh thần thể dục châm ngôn phê phán sự giả dối của 'phong trào thể dục', làm nổi bật sự hỗn độn và thực tế thảm thiết đằng sau những nụ cười nhưng giả tạo đó. Ông Công Hoan thông qua câu chuyện nghệ thuật của mình đã lên án sự lợi dụng và đàn áp của chính quyền thực dân, đồng thời thể hiện lòng đồng cảm và chia sẻ với những nạn nhân của sự giả dối đó.
Tổng kết
Truyện 'Tinh thần thể dục' không chỉ là một tác phẩm hài hước mà còn là một tác phẩm châm biếm sâu sắc về xã hội thực dân đầy bi kịch. Nguyễn Công Hoan đã để lại một tác phẩm nghệ thuật với giọng văn sắc sảo, phê phán sắc tộc và đấu tranh cho công bằng.

4. Tác phẩm 'Tinh thần thể dục' của Nguyễn Công Hoan số 5
Tìm hiểu chung tác phẩm
Tác giả:
Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977)
Xuất thân: gia đình quan lại thất thế.
Quê ở làng Xuân Cầu,huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh.
Sáng tác hơn 20 tiểu thuyết, hơn 200 truyện ngắn.
Nguyễn Công Hoan là nhà văn đặt nền móng cho nền văn xuôi VN hiện đại. Có sở trường về truyện ngắn trào phúng.
Tác phẩm của ông được xem như bách khoa toàn thư sống động về xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.
Một số tác phẩm của ông như:
Tiểu thuyết: Ông chủ (1935),Lá ngọc cành vàng (1935)…
Truyện ngắn :Hai thằng khốn nạn (1937); Đào kép mới (1937);…
Tác phẩm:
Đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy, số 251, ra ngày 25/03/1939.
Tinh thần thể dục vạch rõ bản chất bịp bợm của phong trào thể dục thể thao mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng nhân dân.
Câu 1: Bố cục và cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong...
Bố cục và cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng này có gì đặc biệt?
Trả lời:
a. Có thể chia truyện ngắn làm ba đoạn:
Đoạn 1 (từ đầu đến...“Nay sức, Lê Thăng”): Giới thiệu lệnh của trên qua trát quan về làng.
Đoạn 2 (tiếp đó đến... “Vâng”): Những người bị bắt đi xem đá bóng trực tiếp xin ông lí (lí trướng).
Đoạn 3 (còn lại): Cảnh lùng sục bắt người đi xem đá bóng.
b. Cách dựng truyện với tính chất bi hài với nội dung cốt truyện đã bộc lộ được mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức của phong trào thể dục thể thao do chính quyền Pháp phát động. Sự thúc ép của các cấp chính quyền từ tỉnh xuống xã, việc hành hạ nhân dân tất cả chỉ để làm vừa lòng bọn thực dân kia. Xem đá bóng phải bắt cho đủ số người quy định, tìm người đi xem bóng đá mà như việc đi lùng tội phạm, mọi người ai cũng né tránh tìm cách lẩn trốn, bọn hương lí thừa cơ hội bòn rút tiền của của dân chúng. Đó là một cảnh tượng rất hỗn độn, nhố nhăng của một cái xã hội thối nát, một tấn bi kịch cười ra nước mắt.Đằng sau tiếng cười ấy Nguyễn Công Hoan muốn cho người đọc thấy được những cảnh đời éo le, số phận thật đáng thương của những con người bị sống trong một xã hội nực cười đó.
Câu 2: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện? Trên cơ sở của mâu thuẫn cơ bản đó,...
Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện? Trên cơ sở của mâu thuẫn cơ bản đó, mâu thuẫn trào phúng riêng từng cảnh là gì? Phân tích truyện để làm rõ mâu thuẫn cơ bản và những mâu thuẫn riêng đó.
Trả lời:
Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo, giữa sự khuếch trương của bọn quan lại thực dân phong kiến với ước mong xin được ở nhà của người dân, giữa việc đi cổ vũ với việc tìm mọi cách chạy chọt để được ở nhà thậm trí trốn tránh.
Trên cơ sở những mâu thuẫn đó, mỗi cảnh tình riêng lại có những nét hài hước riêng.
Anh Mịch không chỉ lạy lục van xin, mà lời lẽ của anh tha thiết đến năn nỉ ông lí xin không đi xem bóng đá. Đáp lại sự van xin của anh Mịch là thái độ dọa dẫm, phủ nhận của ông Lí: "kệ mày", ... Cái tinh thần thể dục kia chẳng biết vui vẻ đến mức nào, chỉ thấy bao người khốn khổ vì nó, đến cả ông lí cũng lo sốt vó "tao thương chúng mày thì ai thương tao".
Bác Phô gái "dịu dàng đặt cành cau lên bàn", đây là lễ vật đến xin ông Lí "đừng bắt nhà con đi xem bóng đá vội", nhưng ông Lí cũng không chấp nhận. Đến cả người ốm cũng không tha. Thật khốn khổ và nực cười.
Ở một hoàn cảnh khác, bà cụ Phó biếu ông lí ba hào để đút lót, mượn người đi thay. Đây cũng là dịp để bọn chức dịch "đục nước béo cò".
Người có tiền thì vậy, người không có tiền thì xin, xin không được thì trốn sang làng bên lánh nạn. Thằng Cò phải ôm con nằm trong đống rơm. Nhưng cuối cùng cũng bị lôi ra.
Tất cả những chi tiết trong truyện đã tạo nên một tiếng cười trào phúng châm biếm sâu say vào thực tại xã hội. Tiếng cười đó Nguyễn Công Hoan muốn ném thẳng vảo mặt cái chế đọ thực dân thôi nát.Mâu thuẫn chính là một phong trào nghe có vẻ rất có ích những tại sao người dân lại phản đối và né tránh kịch liệt như vậy? Bởi rằng cách mà bọn thực dân làm như một trò hề, thể hiện sự lố lăng của bọn thực dân mang danh đi khai sáng văn hóa dân tộc Việt Nam. Một hành đồng phi văn minh chứ không giống cái danh của nó.
Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa phê phán của truyện Tinh thần thể dục
Trả lời:
Từ mâu thuẫn giữa việc phải đi cổ vũ cho cái “tinh thần thể dục” và thái độ cự tuyệt, trốn tránh kiên quyết của người dân, truyện làm bật lên tiếng cười hài hước châm biếm hướng đến chính quyền thực dân và bè lũ phong kiến, tay sai. Truyện góp phần làm lật tẩy âm mưu của bọn thực dân khi chúng bày ra cái gọi là "phong trào thể thao", "sức khỏe nòi giống" nhưng thực chất là đánh lạc hướng thanh niên, làm phân tán tinh thần đấu tranh và nhiệm vụ cứu nước của họ lúc đó.

5. Bài viết 'Tinh thần thể dục' của Nguyễn Công Hoan số 4
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: Bố cục và cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng này có điểm đặc biệt.
* Bố cục: chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu => “Nay sức, Lê Thăng” : Giới thiệu lệnh của trên qua trát quan về làng.
Đoạn 2: tiếp => “Vâng” : Những người bị bắt đi xem bóng đá trực tiếp xin ông Lí (Lí trưởng)
Đoạn 3: còn lại : Cảnh lùng sục bắt người đi xem bóng đá.
* Cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng: Sau đoạn mở đầu giới thiệu tờ trát của tri huyện Lê Thăng là cảnh thứ nhất thì truyện bao gồm thêm năm cảnh, trong đó năm cảnh sau liên kết với nhau để thể hiện chủ đề, trào phúng cái tinh thần thể dục trước cách mạng.
Cảnh 1: Tờ trát về làng với giọng cứng nhắc, hách dịch là nguyên nhân cho tất cả các cảnh sau
Ba cảnh sau: là những cảnh đối phó khác nhau của dân làng trước cái lệnh sắt đá của quan huyện
Hai cảnh cuối cùng: là cảnh tróc nã dữ dội, đưa người xem đi đá bóng mà như dẫn giải tù binh.
=> Các cảnh tượng tưởng như rời rạc nhưng lại được móc nối với nhau trong mối quan hệ nhân quả, cùng góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.
Câu 2:
* Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện: đi xem bóng đá là một hoạt động thể thao nhưng trong truyện, xem bóng đá lại trở thành một tai họa với người dân.
* Mâu thuẫn trào phúng riêng từng cảnh:
Cảnh 1: yêu cầu người dân đi xem bóng đá bằng một cái lệnh
Cảnh 2: anh Mịch van xin ông Lí miễn cho việc đi xem đá bóng vì anh còn phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị. Nhưng những lời van xin thống thiết của anh không làm ông Lí động lòng.
Cảnh 3: bác Phô xin cho chồng mình không phải đi xem bóng đá với lí do ốm đau. Bác Phô còn mang theo cả cành cau biếu ông Lí, van xin thống thiết nhưng ông Lí cũng rất kiên quyết “Ốm gần chết cũng phải đi. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?”
Cảnh 4: bà cụ Phó Bính thức thời hơn, cũng bởi bà có nhiều tiền hơn, bà đút lót ông Lí 3 hào. Bà có tiền để thuê người đi thay. Vì vậy, phản ứng của ông Lí nhã nhặn hơn, ông không dọa nạt mà chỉ trách nhẹ “Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất”, sau khi đã bỏ ba hào vào túi.
Cảnh 5: cảnh van xin, người chạy chọt, người trốn tránh khiến các ông lí dịch trong làng vô cùng vất vả với việc bắt người đi xem thể thao. Đánh đập, quát tháo, chửi rủa,… Cảnh tượng thương tâm nhất là cảnh thằng Cò ôm con trốn trong đống rơm mà cũng không thoát.
Cảnh 6: không khí của buổi lên đường cũng không vui vẻ gì. Những người không may mắn, không thể trốn thoát được phải tập trung xếp hàng để lên đường đi xem bóng đá. Họ bị giải đi như đoàn tù binh.
=> Qua đó, tạo nên một tiếng cười trào phúng châm biếm sâu cay vào thực trạng xã hội lúc bấy giờ. Tiếng cười đó, Nguyễn Công Hoan muốn ném thẳng vào mặt cái chế độ thực dân thối nát.
Câu 3:
Ý nghĩa phê phán của truyện Tinh thần thể dục:
Phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp người dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến
Trong khi cuộc sống của dân chúng vô cùng khốn khổ thì chính quyền tay sai thực dân lại bày đặt những trò thể thao xa xỉ
Qua tiếng cười trào phúng đó cũng thể hiện lên được cái nỗi đau, không chỉ nỗi đau của riêng tác giả mà nỗi đau cho toàn thể dân tộc khi phải cúi dưới gầm của bọn thực dân phong kiến, hay nói rộng hơn là nỗi đau mất nước

6. Bài viết 'Tinh thần thể dục' của Nguyễn Công Hoan số 6
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hưng Yên), trong một gia đình quan lại phong kiến xuất thân khoa bảng bắt đầu sa sút. Ông đặc biệt thành công với loại truyện ngắn trào phúng. Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan tập trung phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội cũ. Đối tượng phê phán của ông chủ yếu là bọn nhà giàu, quan lại, tư sản. Nguyễn Công Hoan là người có nhiều đóng góp vào sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ.
Tác phẩm chính: Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết 1935), Cô giáo Minh (tiểu thuyết, 1935), Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938)... Kép Tư Bền (truyện ngắn, 1935), Hai thằng khốn nạn (truyện ngắn, 1937), Đào kép mới (truyện ngắn, 1937)... Đời viết văn của tôi (hồi kí, 1971) và một số tập truyện ngắn...
Tinh thần thể dục là một truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng phải tập trung để lên sân vận động để xem bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Người trốn chạy, người lo lót, người van xin để không phải đi xem bóng đá. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục những cuối cùng vẫn không đủ số người đi xem theo lệnh quan trên.
Cuộc dẫn người đi xem bóng đá diễn ra giống nhưu một cuộc bắt phu phen vậy. Câu chuyện được chia thành 6 đoạn. Mỗi đoạn thể hiện một nội dung. Sáu nội dung ấy tạo thành một cốt truyện chặt chẽ, được phát triển theo trình tự logic trước sau của việc bắt người đi xem đá bóng.
Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan giai đoạn 1936 - 1939 về cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật.
II. RÈN KĨ NĂNG
Câu 1. Truyện ngắn được chia làm sáu đoạn, mỗi đoạn kể một nội dung.
Câu 2. Đoạn 1 có thể gọi tên là lệnh quan trên. Đây là một cái lệnh khá đặc biệt, độc đáo, không giống những cái lệnh thông thường khác. Thường quan trên sức giấy bắt phu phen, thu thuế, bắt tội phạm... Còn ở đây quan trên sức giấy bắt người đi xem đá bóng. Tác giả không dùng ngôn ngữ kể chuyện mà dùng cách để nguyên văn bản lệnh quan trên. Lệnh quan rất đầy đủ, đúng nghi thức một văn bản hành chính quan trọng. Lệnh quy định rõ số lượng người phải có mặt, những việc người đi xem phải làm... Điều đó cho thấy quan trên rất coi trọng việc thể dục này.
Đoạn 2: van xin. Anh Mịch van xin ông Lí cho miễn cho việc đi xem bóng đá vì anh còn phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị. Nhưng lời van xin thống thiết của anh không làm ông Lí động lòng.
Đoạn 3: nài nỉ. Bác Phô gái xin ông Lí cho chồng mình không phải đi xem bóng đá với lí do ốm đau. Bác Phô còn mang theo cả cành cau biếu ông Lí. Lời van xin cũng không kém phần thống thiết những ông Lí cũng rất kiên quyết "Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?".
Đoạn 4: đút lót. Bà cụ Phó Bính thức thời hơn, cũng bởi bà có tiền hơn. Bà có ba hào để đút lót ông Lí. Bà có tiền để thuê người đi thay. Vì vậy phản ứng của ông Lí nhã nhặn hơn. Ông không doạ nạt mà chỉ trách nhẹ "Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất", sau khi đã bỏ ba hào vào túi.
Đoạn 5: Lùng sục. Người van xin, người nài nỉ, người chạy chọt, người trốn tránh khiến các ông lí dịch trong làng vô cùng vất vả với việc bắt người đi xem thể thao. Các nhà chức trách phải tróc nã, bắt bớ vất vả hơn cả bắt lính. Không khí trong làng như có trận càn. Đánh đập, quát tháo, chửi rủa. Cảnh tượng thương tâm nhất là ở nhà thằng Cò. Ôm con trốn ra đống rơm mà cũng không thoát. Kết thúc đoạn kể về chuyện lùng sục người ấy là hình ảnh "Thằng bé con nhắm nghiền mắt, ôm chặt lấy bố. Nó sợ quá, không khóc được nữa. Thằng Cò chưa kịp trả lời, đã bị lôi xềnh xệch đi".
Đoạn 6: Lên đường. Không khí của buổi lên đường cũng không vui vẻ gì. Những người không may mắn, không thể trốn thoát được phải tập trung xếp hàng năm để lên đường đi xem bóng đá. Họ bị giải đi như đoàn tù binh.
Câu 3. Các đoạn nối tiếp nhau thể hiện sự tăng tiến tính chất gay gắt của việc bắt người đi xem bóng đá. Tác giả đã tạo nên một mâu thuẫn trào phúng rất đặc sắc. Đi xem bóng đá là một hoạt để thao nhưng trong câu chuyện này, xem bóng đá lại trở thành một tai hoạ với người dân.
Mỗi đoạn là một mâu thuẫn hỗ trợ làm nổi bật mâu thuẫn chúng của toàn bộ tác phẩm.
Đoạn 1: Yêu cầu người dân đi xem bóng đá, một hoạt động thể thao bằng một cái lệnh.
Đoạn 2: Vận động người đi xem bóng đá bằng vũ lực, như đi bắt phu, Anh Mịch van xin để không phải đi xem.
Đoạn 3: Bác Phô gái đến tận nhà lí trưởng để xin cho chồng không phải đi xem đá bóng. ..
Câu 4. Để làm nổi bật tính chất trào phúng của tác phẩm nhà văn đã dùng các thủ pháp nói giễu, cường điệu, giọng điệu kể chuyện tự nhiên hài hước. Nhà văn đã cường điệu hóa khi kể về phản ứng của người dân xã Ngũ Vọng trước việc phải đi xem đá bóng. Chắc chắn họ không cần phải trốn tránh đến mức đó chỉ vì một buổi đi xem đá bóng.
Giọng kể tự nhiên, pha tính chất hài hước để làm nên giá trị châm biếm của tác phẩm.
Câu 5. Tinh thần thể dục phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Trong khi cuộc sống của dân chúng vô cùng khốn khổ thì chính quyền tay sai thực dân lại bày đặt những trò thể thao xa xỉ.
